Châu Âu nhất trí 4 giải pháp cấp bách về giá năng lượng
Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, tại cuộc họp bất thường hôm 9/9 ở Brussels, Bộ trưởng Năng lượng 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí về bốn giải pháp cấp bách để giảm giá năng lượng tăng cao.
Các đại biểu dự Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng EU tại Brussels, Bỉ, ngày 9/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Hiện các quốc gia châu Âu đang chờ đợi đề xuất từ Ủy ban châu Âu (EC) trong những ngày tới, với hy vọng sẽ thông qua trước cuối tháng này.
Theo thông báo, giải pháp đầu tiên là việc 27 quốc gia EU nhất trí về mức giới hạn chung đối với giá khí đốt nhập khẩu vào châu Âu, dù là từ Nga hay từ các quốc gia khác.
Video đang HOT
Giải pháp thứ hai là giới hạn doanh thu của các nhà sản xuất điện. Hiện EC có nhiệm vụ đưa ra một đề xuất chính thức để giới hạn thu nhập của các nhà sản xuất điện. Giải pháp thứ ba là sự can thiệp “tạm thời và khẩn cấp” vào thị trường khí đốt, với “mức giá trần” do Bỉ và Italy cùng một số nước khác đề xuất.
Cuối cùng, các bộ trưởng đề nghị EC trình bày các biện pháp để điều phối việc giảm nhu cầu điện trên toàn EU và để giúp giải quyết các vấn đề thanh khoản trên các thị trường năng lượng.
Dự kiến, các Bộ trưởng năng lượng châu Âu sẽ tiếp tục nhóm họp vào cuối tháng này để thông qua các biện pháp cụ thể.
Các sở thú ở Anh đứng trước nguy cơ đóng cửa vì khủng hoảng năng lượng
Theo đài RT (Nga), các sở thú ở Anh có nguy cơ phải đóng cửa vì không thể duy trì chi phí chăm sóc động vật khi giá năng lượng tăng cao.
Sư tử Bhanu tại Sở thú ZSL London ở London, Anh. Ảnh: Reuters
Vào tuần trước, sở thú Bristol 186 năm tuổi - một trong những sở thú lâu đời nhất trên thế giới - đã phải đóng cửa do áp lực tài chính tăng cao. Trong khi một số loài động vật của sở thú này được chuyển đến công viên bảo tồn động vật hoang dã khác ở Anh, nhiều loài sẽ được đưa đến các sở thú trên khắp thế giới.
Sở thú Chester ở tây bắc nước Anh, nơi sinh sống của hơn 20.000 con vật, cũng báo cáo hóa đơn năng lượng hàng năm - thường ở mức khoảng 1,73 triệu USD - dự kiến tăng lên 2,3 triệu USD trong năm nay. Theo ông Jamie Christon, Giám đốc điều hành sở thú, số tiền đó có thể tăng vọt lên tới 3,46 triệu USD vào năm 2023.
"Tôi không thể mặc áo len cho rồng Komodo. Tôi phải duy trì nhiệt độ đủ để giúp những con vật này phát triển mạnh", ông Christon chia sẻ với iNews. Ông lưu ý rằng cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đã ảnh hưởng lớn đến số lượng khách tham quan sở thú. Ông cho hay người dân vẫn có tiền, nhưng họ đã chi tiêu thận trọng hơn. CEO này dự kiến vào năm tới, số lượng khách sẽ giảm mạnh khi nhiều người chắc chắn không chi tiền đến thăm sở thú.
Tấm biển thông báo đóng cửa tại Sở thú Bristol vào ngày cuối cùng mở cửa đón khách. Ảnh: Getty Images
Trong khi đó, ông Philip Miller, chủ sở hữu sở thú Sealife ở Southend-on-Sea, cho biết ông buộc phải "giải thoát" cho một số động vật trong sở thú, vì chi phí điện hàng năm đã tăng gấp 3 lần từ 276.000 USD lên gần 863.000 USD.
"Tất cả những loài động vật này cần giữ ấm, có loài cần sống trong môi trường lạnh giá, hoặc kết hợp cả hai. Do đó, các thiết bị sưởi hay điều hoà phải hoạt động 24/7. Những con vật cũng cần ăn. Chúng tôi cần khoản tiền lớn để duy trì các hoạt động đó. Tôi nghĩ rằng tất cả những con vật này sẽ được chuyển đến một nơi ở khác. Nhưng các sở thú khác đều có cùng cảnh ngộ", chủ sở thú Sealife nói.
Giống như các doanh nghiệp và tổ chức từ thiện khác ở Anh, các sở thú không được hưởng lợi từ biện pháp áp giá trần năng lượng do chính phủ nước này đưa ra. Các chủ sở hữu vườn thú và các nhà điều hành công viên giải trí hy vọng chính phủ mới do tân Thủ tướng Liz Truss điều hành sẽ giải quyết vấn đề này.
Chủ sở hữu Khu vui chơi giải trí Happidrome ở Southend-on-Sea bày tỏ: "Hãy cho chúng tôi một chút niềm tin và trấn an người dân rằng không phải tất cả mọi thứ đều sẽ diệt vong và u ám. Anh sáng cuối đường hầm sẽ không bao giờ tắt". Khu vui chơi giải trí Happidrome cũng đang đối phặt với kịch bản đóng cửa trong mùa đông tới.
Nước Anh đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng chi phí năng lượng nghiêm trọng với áp lực lạm phát cao. Hồi tháng 8, Ngân hàng Trung ương dự báo lạm phát của Anh sẽ vượt mức 13% và một số nhà kinh tế gần đây dự báo lạm phát của nước này có thể lên tới 20% nếu giá khí đốt tiếp tục được đẩy lên do cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Nga đóng vô thời hạn đường ống 'Dòng chảy phương Bắc 1', EU hành động khẩn cấp Giá khí đốt tại châu Âu đã tăng gần 400% trong năm qua, có thể sẽ tiếp tục leo thang khi mới đây, Nga thông báo đóng vô thời hạn đường ống "Dòng chảy phương Bắc 1" (Nord Stream 1) - một trong những đường ống dẫn khí đốt chính của nước này đến châu Âu. Đường ống khí đốt Nord Stream 1....