Châu Âu nguy cơ phụ thuộc vào dầu thô Mỹ khi tìm cách ‘thoát dầu Nga’
Châu Âu sẽ ngày một phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn dầu mỏ nhập khẩu từ Mỹ sau khi lệnh cấm vận dầu mỏ chuyên chở bằng đường biển của Nga có hiệu lực từ ngày 5/12 tới.
Đây là nhận định của Claudio Descalzi – Giám đốc điều hành tập đoàn năng lượng Eni (Italy).
Châu Âu tìm cách giảm phụ thuộc vào dầu mỏ nhập khẩu từ Nga. Ảnh: FT
Trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg ngày 31/10, ông Descalzi cho biết nguồn cung dầu thô cho châu Âu sẽ giảm khoảng 2 triệu thùng/ngày và đây sẽ là một cú sốc lớn đối với cựu lục địa. Mỹ xuất khẩu lượng xăng dầu kỷ lục trong thời gian gần đây và châu Âu là điểm đến lớn đối với các mặt hàng này, nhất là sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Châu Âu vẫn nhập dầu và các sản phẩm từ dầu của Nga. Nhưng lệnh cấm vận sắp tới sẽ làm thay đổi dòng nhập khẩu này. Theo ông Descalzi, thị trường dầu mỏ đang chịu nhiều tác động có thể đẩy giá theo hai chiều hướng khác nhau, với mức giá cân bằng khoảng 90 USD/thùng trong quãng thời gian còn lại của năm 2022.
Một mặt, đó là nỗi lo về suy thoái kinh tế toàn cầu, biện pháp đóng cửa phòng chống COVID-19 tại Trung Quốc, là tác nhân làm giá dầu giảm. Nhưng ở chiều ngược lại, thị trường còn chịu tác động từ nguồn cung hạn hẹp từ Nga, cùng với đó là đầu tư dưới chuẩn đối với các dự án mới trên toàn cầu – ông Descalzi nói.
Thủ tướng Đức tới Hy Lạp thảo luận về xung đột ở Ukraine, khủng hoảng năng lượng tại châu Âu
Ngày 27/10, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã thực hiện chuyến thăm chính thức Hy Lạp. Tại Athens, nhà lãnh đạo Đức đã có cuộc thảo luận cởi mở và nhất trí về nhiều chủ đề với Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu tại một hội nghị ở Berlin ngày 15/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, phát biểu sau cuộc hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà, Thủ tướng Scholz khẳng định Hy Lạp và Đức được liên kết bởi lịch sử lâu dài và đầy biến cố. Hai nước ngày nay là những đối tác thân thiết trong Liên minh châu Âu (EU) và đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Người dân hai nước có mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện và đoàn kết. Nhà lãnh đạo Đức ca ngợi quá trình cải cách thành công của Hy Lạp, ông khẳng định đã thấy một "Hy Lạp mới" với một nền kinh tế năng động, hiệu quả.
Thủ tướng Đức bày tỏ sự vui mừng vì hai chính phủ Đức và Hy Lạp đã hợp tác chặt chẽ với nhau trên tinh thần tin cậy. Thủ tướng Hy Lạp cũng nhấn mạnh quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia và cho rằng mối quan hệ này hết sức quan trọng đối với cả hai nước.
Trong cuộc thảo luận, hai nhà lãnh đạo đã tập trung vào những thách thức lớn mà châu Âu đang phải đối mặt, như cuộc xung đột ở Ukraine, cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu và tình hình khu vực phía Đông Địa Trung Hải.
Liên quan đến tình hình căng thẳng ở khu vực phía Đông Địa Trung Hải, Thủ tướng Scholz khẳng định mối quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ quan trọng đối với cả hai nước, mà còn đối với toàn bộ châu Âu và NATO. Ông kêu gọi Athens và Ankara tăng cường đối thoại trên cơ sở luật pháp quốc tế để giải quyết tình trạng hiện nay. Ông nhấn mạnh Đức có thể làm trung gian hòa giải giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Về phần mình, Thủ tướng Mitsotakis tuyên bố Hy Lạp đã sẵn sàng "mở rộng tình hữu nghị" với nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ. Ông mong muốn những mâu thuẫn phải được giải quyết một cách hòa bình.
Về tiến trình mở rộng EU, nhà lãnh đạo Đức cho biết bên cạnh những triển vọng mở ra cho Ukraine, Moldova và trong dài hạn là Gruzia, trọng tâm chính hiện nay là triển vọng gia nhập EU của 6 quốc gia và vùng lãnh thổ ở khu vực Tây Balkan. Ông cam kết Đức và Hy Lạp sẽ cùng nhau nỗ lực hết sức để ủng hộ và thúc đẩy mục tiêu này.
Xuất khẩu khí hóa lỏng của Nga sang châu Âu bất ngờ tăng vọt Nguồn cung khí đốt tự nhiên từ Nga sang châu Âu giảm mạnh kể từ đầu năm nay. Tuy nhiên, xuất khẩu khí hóa lỏng (LNG) của Nga sang khu vực này trong tháng 8 vừa qua tăng 41% LNG xuất khẩu được vận chuyển bằng các tàu chuyên dụng. Ảnh: Alamy Châu Âu tìm cách giảm phụ thuộc vào Nga về các...