Châu Âu, Mỹ dự đoán điểm rơi của mảnh vỡ tên lửa Trung Quốc
Các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ tuy chưa thể xác định chính xác thời điểm tàn dư của tên lưa Trung Quốc trở lại khí quyển nhưng cho rằng nó có thể rơi xuống vào giữa đêm 8-5 và sáng sớm 9-5 (giờ địa phương).
Theo Aerospace Corporation, công ty nghiên cứu và phát triển về không gian được Mỹ tài trợ, dự đoán mới nhất về vị trí mà tàn dư của tên lửa Trương Chinh 5B rơi xuống là gần Đảo Bắc của New Zealand. Tuy nhiên, công ty này cũng cảnh báo những mảnh vỡ trên có thể rơi xuống bất cứ đâu.
Theo đài CNN, một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ đang theo dõi quỹ đạo của tên lửa nhưng không thể xác định chính xác điểm rơi.
Trong khi đó, Cơ quan Vũ trụ Châu Âu đã dự đoán “vùng rủi ro” bao gồm New York, châu Phi, Úc, phía Nam Nhật Bản và Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý và Hy Lạp.
Tên lửa Trương Chinh 5B được phóng từ Hải Nam – Trung Quốc hôm 29-4. Ảnh: Reuters
Phạm vi được dự đoán dựa trên tốc độ rơi nhanh của phần tàn dư tên lửa do những tác động nhỏ cũng có thể thay đổi đáng kể quỹ đạo của nó.
Video đang HOT
Theo hãng tin Reuters , Cơ quan Giám sát và Theo dõi Không gian EU (EU SST) cho rằng xác suất mảnh vỡ tên lưa Trung Quốc rơi ở vùng đông dân cư là “thấp” nhưng cũng cảnh báo về những rủi ro không đoán trước được.
Ông Jonathan McDowell, nhà vật lý thiên văn tại Trung tâm Vật lý Thiên văn tại Trường ĐH Harvard (Mỹ), nói với đài CNN rằng tình hình không quá nghiêm trọng. Theo ông McDowell, đại dương vẫn là nơi các mảnh vỡ hạ cánh khả dĩ nhất vì đại dương chiếm hầu hết bề mặt trái đất.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 7-5 cho biết hầu hết các mảnh vỡ từ tên lửa sẽ bốc cháy khi rơi xuống trái đất và ít có khả năng gây ra bất kỳ tổn hại nào. Phía Trung Quốc cũng cho rằng thông tin tên lửa này đã mất kiểm soát và có thể gây hại là sự cường điệu của phương Tây. Giới chuyên gia Trung Quốc cũng cho hay tình hình không có gì đáng lo ngại.
Trương Chinh 5B, cao hơn 30 m và nặng 22 tấn, bao gồm một tầng lõi và 4 tên lửa đẩy, được phóng từ đảo Hải Nam của Trung Quốc hôm 29-4 và mang theo mô đun không ngươi lái Thiên Hà, chứa những bộ phận để lắp ráp thành nơi ở cho phi hành đoàn trên một trạm vũ trụ mà Trung Quốc đang xây dựng trong không gian. Vụ phóng Thiên Hà là nhiệm vụ đầu tiên trong số 11 việc cần thiết để hoàn thành việc thiết lập trạm vũ trụ của Trung Quốc.
Đây là phân quan trọng trong kế hoạch đầy tham vọng làm chủ không gian và thăm dò măt trăng, thâm chí là cả sao Hỏa của Trung Quốc.
Tên lửa Trường Chinh 5B đang mất kiểm soát, có thể rơi xuống Trái Đất
Tên lửa Trường Chinh 5B nặng khoảng 21 tấn của Trung Quốc đang mất kiểm soát và có thể rơi xuống Trái Đất bất cứ lúc nào trong vài ngày tới.
Theo Business Insider , Trung Quốc vừa phóng chiếc tên lửa đầu tiên từ trạm vũ trụ mới vào ngày 28/4. Thay vì rơi xuống biển theo tính toán, Trường Chinh 5B (Long March 5B) bắt đầu bay tự do quanh Trái Đất và mất kiểm soát. Xác tên lửa có khả năng rơi xuống Trái Đất bất kỳ lúc nào trong vài ngày tới.
"Theo các tiêu chuẩn hiện tại thì không thể chấp nhận được việc tên lửa rơi xuống Trái Đất một cách không kiểm soát", Jonathan McDowell, nhà thiên văn học theo dõi các vật thể quay quanh Trái Đất nói với Business Insider.
Tên lửa Long March 5b chứa mô-đun lõi của trạm vũ trụ mới của Trung Quốc, Tianhe. Ảnh: Getty Images.
Theo McDowell, kể từ năm 1990, chưa có vật thể nào nặng hơn 10 tấn tự do rời khỏi quỹ đạo và rơi không kiểm soát.
Dàn tên lửa của Trung Quốc có chiều dài khoảng 30 m và rộng khoảng 5 m. Khi bay ra khỏi quỹ đạo, tên lửa có thể bốc cháy trong bầu khí quyển của Trái Đất, nhưng những mảnh vỡ lớn có thể còn sót lại.
Do phần lớn Trái Đất là đại dương, tên lửa nhiều khả năng rơi xuống những vùng biển lớn. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng đe dọa đến các khu vực dân cư.
"Rất khó để thống kế số lượng các mảnh vỡ từ chiếc tên lửa nếu không có bản thiết kế của vật thể, nhưng theo quy tắc ngón tay cái, con số hợp lý là 20-40% khối lượng tên lửa ban đầu", ông Holger Krag, Giám đốc Văn phòng Chương trình An toàn Không gian của Cơ quan Vũ trụ châu Âu cho biết.
Theo Business Insider , đường đi của chiếc Trường Chinh 5B xung quanh Trái Đất "hướng một chút về phía bắc so với New York, Madrid, Bắc Kinh và xa hơn về phía nam Chile và Wellington, New Zealand". Tên lửa có thể rơi xuống ở bất kỳ nơi nào trong các phạm vi nêu trên.
Đây không phải lần đầu tiên tên lửa của Trung Quốc bay ra khỏi quỹ đạo. Trước đó, nước này đã có một lần phóng chiếc Trường Chinh 5B vào tháng 5/2020 nhằm thử nghiệm việc đưa nguyên bản của con tàu lên quỹ đạo. Tầng trung tâm của tên lửa cũng mất kiểm soát và rơi xuống Trái Đất sau 6 ngày phóng lên.
Theo Phi đội Kiểm soát Không gian số 18 của Lực lượng Không gian Mỹ, Long March 5B rơi xuống biển Đại Tây Dương. Trong khi đó, báo cáo địa phương đưa tin các mảnh vỡ của tên lửa rơi xuống Côte dIvoire, Tây Phi.
Ông Jim Brisdenstine, cựu Quản trị viên của NASA thời điểm đó đã trừng phạt Trung Quốc vì vụ tai nạn nghiêm trọng này. Hướng đi của tầng trung tâm tên lửa đã bay qua 2 thành phố Los Angeles và New York trước khi rơi xuống do lực hút của Trái Đất.
Theo Business Insider tên lửa Long March 5b được đặc biệt thiết kế để phóng các mô-đun trạm vũ trụ. Trung Quốc lập kế hoạch xây dựng trạm vũ trụ mới với 11 lần phóng đến cuối năm 2022.
"Tầng trung tâm của Long March 5b lớn gấp 7 lần so với tầng thứ 2 của con tàu Falcon 9. Thông tin này đã khiến giới báo chí chú ý một vài tuần trước khi con tàu quay lại vùng trời ở Seattle và làm rơi một vài bồn chứa khí nén xuống bang Washington", McDowell cho biết.
Theo chính quyền địa phương, một bình khí nén từ tên lửa Falcon 9 của SpaceX đã hạ cánh trên trang trại ở Washington và để lại một vết lõm khoảng 10 cm. Tuy nhiên, may mắn không ai gặp tai nạn với chiếc bình này.
Mỹ không có kế hoạch bắn hạ tên lửa đang rơi của Trung Quốc dù có đủ năng lực Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin ngày 6-5 cho biết quân đội Mỹ không có kế hoạch bắn hạ tên lửa đang rơi mất kiểm soát của Trung Quốc. Tên lửa Trường Chinh 5B xuất phát ngày 29-4, mang theo môđun lõi của trạm vũ trụ Thiên Hòa - Ảnh: AFP "Chúng tôi có khả năng làm nhiều việc nhưng không có kế...