Châu Âu muốn nói chuyện với Nga về các vấn đề quốc tế
Ngoại trưởng Bỉ Didier Reynders hôm qua (4/9) cho biết, Liên minh châu Âu rất quan tâm tới các cuộc thảo luận với Nga về một loạt vấn đề quốc tế.
Tuyên bố được ông Reynders đưa ra sau cuộc họp của các Ngoại trưởng Liên minh châu Âu bàn về mối quan hệ với Nga và các đối tác phương Đông.
Ngoại trưởng Bỉ Reynders. Ảnh: TheIranProject.
Phát biểu trước báo giới, ông Reynders cho biết, Liên minh châu Âu luôn quan tâm và theo dõi sự tham gia của Nga trong các vấn đề quốc tế như các cuộc đàm phán hạt nhân Iran, cuộc khủng hoảng Syria.
Ông Reynders cho rằng sự hợp tác giữa Nga và Liên minh châu Âu có thể giúp thay đổi tình hình hiện nay tại Syria, đồng thời bày tỏ hi vọng Nga và Liên minh châu Âu có thể thảo luận về cuộc khủng hoảng Syria trước cuộc họp của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc trong tháng này.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Bỉ cũng nhấn mạnh, hiện có nhiều vấn đề đòi hỏi sự đối thoại giữa Nga và Liên minh châu Âu, nổi bật trong đó là các vấn đề liên quan tới Hội nghị về biến đổi khí hậu dự kiến diễn ra vào cuối năm nay tại Paris, Pháp.
Video đang HOT
Mối quan hệ giữa Nga và phương Tây đã xấu đi kể từ năm 2014 liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine. Châu Âu và Mỹ cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc xung đột ở Ukraine và áp đặt các lệnh trừng phạt chống lại Nga. Tuy nhiên, Nga phủ nhận các cáo buộc này và cho biết sẵn sàng nối lại đối thoại với các đối tác phương Tây trên tinh thần tôn trọng và hợp tác./.
Lệ Chi Theo Sputnik
Theo_VOV
Ngoại trưởng các nước EU thảo luận nóng về vấn đề nhập cư
Ngoại trưởng các nước EU đã nhóm họp và bàn thảo nhiều giải pháp thực tế để ứng phó với cuộc khủng hoảng nhập cư nghiêm trọng hiện nay.
Hôm qua (4/9), ngoại trưởng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã tiến hành cuộc họp không chính thức tại Luxembourg nhằm nhanh chóng tìm giải pháp hữu hiệu đối phó với cuộc khủng hoảng nhập cư được đánh giá là tồi tệ nhất kể từ Thế chiến thứ 2. Nhiều đề xuất đã được ra tại cuộc họp, bao gồm cả việc đồng nhất các quy định pháp luật về vấn đề nhập cư trong Liên minh châu Âu.
Người nhập cư từ Trung Đông chui qua dây thép gai để vào châu Âu. Ảnh: Getty Images.
Phát biểu tại cuộc họp, Ngoại trưởng Italy Paolo Gentiloni đã kêu gọi Liên minh châu Âu xem xét lại quy chế về người tị nạn mà Hiệp ước Dublin đưa ra nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng di cư. Theo ông, quy chế tị nạn này cần phải được điều chỉnh sao cho phù hợp.
Ngoại trưởng Italy nêu rõ: "Chúng ta cần phải hướng tới những quyền tị nạn được áp dụng cho cả Liên minh châu Âu. Quy định mà chúng ta đang áp dụng đối với người nhập cư theo đó chỉ quan tâm tới quốc gia đầu tiên mà người tị nạn đặt chân tới, thực sự không hề hiệu quả để đối phó với vấn đề nhập cư hiện nay."
Hiệp ước Dublin quy định những người di cư đến châu Âu chỉ có thể xin quy chế tị nạn ở quốc gia đầu tiên thuộc Liên minh châu Âu mà họ đến. Với quy định này, hàng vạn người có thể bị trả về những nước nằm ở "cửa ngõ" Liên minh châu Âu nếu không được nước mà họ muốn xin tị nạn chấp nhận. Quy định này đã khiến Italy và Hy Lạp thường xuyên phải đối mặt với tình trạng hỗn loạn và quá tải ở các trại tiếp nhận do có quá nhiều người đổ về.
Còn theo Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier, để giải quyết vấn nạn người nhập cư hiện nay các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau. Theo ông, các nước cần phải thay đổi phương thức hợp tác và bày tỏ hy vọng châu Âu không rơi vào tình trạng chia rẽ trước những vấn đề này trong tương lai.
Ngoại trưởng Đức nói: "Chúng ta phải tiến hành phương thức hợp tác mới. Tinh thần của cuộc họp này cũng như các cuộc họp sau này cũng sẽ xác định nguyên tắc cơ bản là Liên minh châu Âu không được chia rẽ về mặt quan điểm khi phải đối phó với những thách thức như thế này".
Khác biệt trong cách tiếp cận vấn đề nhập cư giữa các nước thành viên Liên minh châu Âu hiện đang làm phức tạp và gây trở ngại cho các nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng người di cư. Italy, Pháp và Đức đang nỗ lực thúc đẩy một hệ thống cho toàn Liên minh châu Âu để trả về nước những người nhập cư không đạt tiêu chuẩn xin tị nạn và để cải thiện hệ thống đường biên giới hiện nay.
Trong bức thư gửi Ủy viên cấp cao của Liên minh châu Âu về Đối ngoại và An ninh, bà Federica Mogherini, chính phủ ba nước kêu gọi áp dụng những quy định mới nhằm chấm dứt việc mỗi nước sử dụng một chính sách về người nhập cư, qua đó chấm dứt tình trạng chia rẽ hiện nay giữa các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu.
Nội dung bức thư cũng kêu gọi Liên minh châu Âu nhất trí về danh sách các quốc gia được xem là quốc gia an toàn và công dân của quốc gia đó có ít quyền để xin tị nạn hơn các quốc gia khác. Điều này sẽ giúp đẩy nhanh quá trình hồi hương người tị nạn, rút ngắn thời gian và nguồn lực trong quá trình giải quyết các đơn xin tị nạn.
Theo kế hoạch, trong tuần tới, Ủy ban châu Âu sẽ đề xuất tăng thêm ngân sách và nhân lực cho Cơ quan Kiểm soát Biên giới Liên minh châu Âu (Frontex) để triển khai kế hoạch này.
Theo Ủy viên cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về Đối ngoại và An ninh, bà Federica Mogherini, ngoài các giải pháp của Liên minh châu Âu, trong thời gian tới, Liên minh châu Âu cũng cần phối hợp với các quốc gia thứ 3, các quốc gia quê hương của những người nhập cư để giải quyết tận gốc làn sóng người nhập cư hiện nay.
Kể từ đầu năm đến nay, có hàng trăm nghìn người tị nạn chạy trốn chiến tranh ở Trung Đông đã đổ bộ lên Italy và Hy Lạp bằng đường biển. Còn trên tuyến đường bộ, hàng chục nghìn người mượn con đường Balkan vượt biên giới Serbia vào Hungary, sau đó chạy sang Áo và Đức. Tình cảnh này đã đặt Liên minh châu Âu đứng trước một bài toán nan giải./.
Hồng Nhung
Theo_VOV
Nhiều email cá nhân của bà Clinton chứa thông tin mật Chính phủ Mỹ Dù bà Hillary Clinton từng khẳng định không nhận hay gửi thông tin mật của Chính phủ Mỹ bằng email cá nhân, sự thật không hẳn là như vậy. Reuters ngày 21/8 đã công bố thông tin động trời này, bất chấp việc Bộ Ngoại giao Mỹ trong nhiều tháng qua đã liên tục "đứng đằng sau" người từng đứng đầu cơ quan...