Châu Âu ‘mất bò mới lo làm chuồng’
Trước mối đe dọa từ một dịch bệnh không phân biệt quốc gia, các nước châu Âu vốn mang giấc mơ không biên giới đang dựng “vách ngăn” khắp nơi.
Sự trống trải và heo hút đang phủ bóng lên châu Âu hào nhoáng, khi những quảng trường và sân vận động lớn vắng tanh. Các bảo tàng, nhà hàng và quán bar sang trọng cũng đóng cửa. Nỗi bất an, sợ hãi và chia rẽ ngày càng gia tăng trong cộng đồng.
Sau khi chứng kiến Covid-19 hoành hành tại Trung Quốc trong sự thờ ơ, châu Âu dường như đang hoảng sợ vì tình hình tại Italy. Nhiều quốc gia đột nhiên áp lệnh hạn chế đi lại, như Tây Ban Nha phong tỏa toàn quốc, Czech yêu cầu người dân hạn chế ra khỏi nhà, hay Đức kiểm soát biên giới với các nước láng giềng. Tình trạng này khiến ý tưởng về một châu Âu đoàn kết và không biên giới trở nên xa vời.
“Nghịch lý của một chủng virus xuyên biên giới là các giải pháp đòi hỏi phải có sự ngăn cách, không chỉ giữa các quốc gia, mà còn cả bên trong lãnh thổ”, Nathalie Tocci, cố vấn của Liên minh châu Âu (EU), cho hay. Cùng với việc Italy đang phong tỏa toàn quốc và nhiều nước kiểm soát nhập cảnh, hơn 100 triệu dân châu Âu đang bị ảnh hưởng bởi loạt lệnh hạn chế đi lại.
Người dân đứng bên Quảng trường St. Peter, Vatican hôm 15/3 trong lúc Italy đang phong tỏa toàn quốc. Ảnh: Reuters.
“Vấn đề giờ đây không chỉ là biên giới giữa các nước mà còn là giữa các cá nhân”, Ivan Krastev, chuyên gia tại Trung tâm Chiến lược Tự do ở Sofia, Bulgaria, nhận xét. “Mọi người xung quanh đều có khả năng là mầm bệnh. Họ có thể không biết mình đang gây nguy hiểm cho người khác. Người duy nhất không ẩn chứa mối đe dọa là người ở nhà”.
Cuộc sống của người dân châu Âu, nơi vẫn tự hào về sức mạnh của khoa học công nghệ, cũng như thể chế và nền dân chủ, bỗng đảo lộn. Những nụ hôn chào hỏi và cái ôm khi động viên hoặc an ủi trở thành mối nguy hiểm tiềm tàng. Mọi người phải dè chừng cả hàng xóm hoặc chính gia đình mình.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cố vấn Tocci lưu ý rằng những biện pháp phong tỏa sẽ không có tác dụng nếu thiếu sự phối hợp giữa các nước. Thêm vào đó, việc dựng “vách ngăn” trên thực tế không còn tạo ra được nhiều khác biệt, bởi “kẻ thù vô hình” đã len lỏi vào bên trong, bình luận viên Steven Erlanger của NY Times nhận định.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 13/3 tuyên bố châu Âu đang là tâm Covid-19 toàn cầu và cảnh báo không thể dự đoán được đỉnh dịch. Hôm 15/3, ba nước châu Âu chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của Covid-19 là Italy, Tây Ban Nha và Pháp đều ghi nhận số người chết vì nCoV kỷ lục trong một ngày, nâng tổng số ca tử vong ở các nước này lên lần lượt là hơn 1.800, gần 300 và gần 130.
Tình hình tại Anh cũng ngày càng gây lo ngại, khi số ca nhiễm đã gần 1.400 với hơn 30 người chết. Theo tài liệu mật của Cơ quan Y tế Công cộng Anh được Guardian tiết lộ, 80% dân số nước này có thể nhiễm nCoV trong 12 tháng tới. “Tối đa 15% dân số, tương đương 7,9 triệu người, sẽ phải nhập viện điều trị”, tài liệu có đoạn.
“Cảm xúc bao trùm hiện nay là sợ hãi. Khủng hoảng Covid-19 khiến nỗi bất an và lo sợ ngày càng chồng chất, đồng thời gia tăng sự hoang mang về một thế giới đang chuyển mình quá nhanh. Bạn có thể nhiễm bệnh chỉ vì đặt tay lên nắm cửa. Đó là đỉnh điểm của nỗi sợ”, nhà khoa học chính trị người Pháp Dominique Moisi, nhận định.
Ông cho rằng trước một “kẻ thù vô hình”, việc huy động xã hội dù khó khăn nhưng vô cùng cần thiết. “Paris từng mất 150 mạng người trong một đêm hồi năm 2015 vì khủng bố. Sự việc thật tàn bạo, nhưng nó hữu hình. Trong khi đó, số người chết cuối cùng vì nCoV sẽ cao hơn rất nhiều và nó vô hình”, Moisi nói.
Các chính phủ châu Âu từng nỗ lực kêu gọi người dân bình tĩnh trước nạn khủng bố giờ đây lại đối mặt với nhiệm vụ khó khăn khác. Đó là làm thế nào để khiến công chúng sợ hãi và hành động vì lợi ích chung.
Năm 2003, nhà triết học Mỹ gốc Pháp George Steiner, người qua đời tháng trước ở tuổi 90, viết một bài luận nổi tiếng có tên “Tư tưởng của châu Âu”. Theo ông, bản sắc văn hóa châu Âu bao gồm những quán cà phê, nơi mọi người gặp gỡ và giao lưu, thêm vào đó là thói quen thích đi bộ trên những quảng trường và con phố nhỏ đông đúc.
Chuyên gia Krastev chỉ ra rằng giữa lúc dịch bệnh hoành hành, các quán cà phê phải đóng cửa, trong khi quảng trường và đường phố hầu như không có bóng người. Vì vậy, hai nét văn hóa trên đều bị phá hủy, dẫn đến cảm giác bị cô lập và đơn độc của người dân.
Tuy nhiên, không khí u ám ở châu Âu đôi khi được “phá băng” nhờ những hành động bất ngờ, thể hiện tính nhân văn và sự đoàn kết, cố vấn Tocci cho hay. Người dân Italy đã cùng nhau hát từ những ban công tách biệt, đồng thời thể hiện lòng cảm kích với đội ngũ nhân viên y tế đang dốc sức làm việc.
“Điều tốt đẹp ở đây là dịch bệnh không dẫn đến tình trạng bất đồng. Mọi người sợ hãi, nhưng hầu như đều thể hiện trách nhiệm và đoàn kết. Có rất nhiều thông điệp được chia sẻ, trong đó có những câu đầy hài hước”, Tocci nói. Bản thân bà cũng khám phá ra những khía cạnh tích cực của lệnh phong tỏa, như có thêm thời gian cho con cái và gia đình.
Chuyên gia Krastev, người đang sống tại Vienna, Áo, đang phân vân giữa việc ở lại hay đưa cả gia đình tới tạm trú ở Bulgaria, nơi hệ thống y tế yếu hơn nhưng dịch bệnh dường như bớt nghiêm trọng hơn.
Đâu là nơi an toàn hơn có lẽ cũng là câu hỏi chung của tất cả người di cư. Con gái Krastev vừa trở về từ Tây Ban Nha và không hiểu tại sao phải rời nước này. “Tôi nói với con bé rằng Tây Ban Nha mà nó yêu thương sẽ biến mất trong vòng 48 giờ nữa”, ông kể lại.
Ánh Ngọc (Theo NY Times, ABC)
Theo vnexpress.net
Bất ngờ phát hiện căn cứ chứa đầy vũ khí hóa học của phiến quân ở Syria
Quân đội Chính phủ Syria vừa phát hiện căn cứ sản xuất vũ khí hóa học của lực lượng phiến quân ở tỉnh Hama, đồng thời cũng thu giữ nhiều tên lửa có nguồn gốc từ Mỹ và châu Âu tại căn cứ này.
Quân đội Chính phủ Syria thu giữ được căn cứ vũ khí hóa học của phiến quân tại tỉnh Hama. Nguồn: Ifeng
Hãng thông tấn SANA của Syria cho biết, Quân đội Chính phủ Syria đã chiếm lại tỉnh Hama ở tây-trung Syria và phát hiện cơ sở sản xuất vũ khí hóa học ở phía bắc tỉnh Hama, trong đó có một số lượng lớn bom khí độc, quân Chính phủ Syria cho rằng, nguyên liệu của bom khí độc đến từ các nước phương Tây. Ngoài ra, quân Chính phủ Syria cũng thu được kho đạn dược của phiến quân, bên trong có nhiều đạn pháo đang nâng cấp, đầu đạn của những quả đạn pháo này được sửa đổi để chứa khí độc.
Hiện, truyền thông phương Tây vẫn "bặt vô âm tín" trước thông tin quân Chính phủ Syria phát hiện căn cứ sản xuất vũ khí hóa học của lực lượng phiến quân. Ngoài vũ khí hóa học, Quân đội Chính phủ Syria cũng thu giữ nhiều loại vũ khí và đạn dược khác, bao gồm tên lửa chống tăng do Mỹ chế tạo, địa lôi và tên lửa chống tăng do châu Âu chế tạo.
Nhiều hóa chất được sử dụng để chế tạo vũ khí hóa học ở căn cứ này. Nguồn: Ifeng
Sau khi Quân đội Nga can thiệp vào cuộc chiến Syria, lực lượng Chính phủ Syria liên tục giành chiến thắng. Giới phân tích Trung Quốc cho rằng, kể từ năm 2018 khi lực lượng phiến quân bị Quân đội Chính phủ Syria đánh bại, ngay sau đó lực lượng phiến quân đã chỉ trích Quân đội Chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học làm nhiều dân thường thiệt mạng. Các nước phương Tây cũng lập tức lên án mạnh mẽ Chính phủ Syria và tiến hành các cuộc không kích ở Syria với lý do "tìm chứng cứ vũ khí hóa học" nhưng cho đến nay vẫn không tìm thấy. Việc Quân Chính phủ Syria phát hiện căn cứ chế tạo vũ khí hóa học của phiến quân hôm 9/10 ở tỉnh Hama chính là "cú tát" đối với các nước phương Tây.
Năm 2018, lực lượng chính phủ Syria đã tiến hành một cuộc tấn công vào khu vực Đông Ghouta, đây được coi là "pháo đài nổi dậy" chính trong vùng phụ cận của thủ đô Damascus. Lực lượng chính phủ Syria đã nhanh chóng đánh bại phiến quân Syria địa phương và kiểm soát thành công hầu hết khu vực Đông Ghouta. Dưới sự hỗ trợ của Nga, Chính phủ Syria đã phát hiện ra ít nhất ba căn cứ lưu trữ vũ khí hóa học gồm hydro clorua, lưu huỳnh mustards và clo.
Lượng lớn tên lửa chống tăng, địa lôi có nguôn gốc từ Mỹ và châu Âu cũng được thu giữ tại căn cứ này. Nguồn: Ifeng
Đặc biệt, tháng 4/2018, Sư đoàn bọc thép số 4 của Quân đội Syria đã chiếm giữ căn cứ truyền hình "mũ bảo hiểm trắng", khiến các nước phương Tây "bối rối", đây là căn cứ sản xuất tư liệu về việc "Quân đội Syria sử dụng vũ khí hóa học tấn công dân thường", nhất là sự kiện 8.21 (ngày 21/8/2013) xảy ra vụ tấn công bằng vũ khí hóa học khiến hơn 1.300 dân thường thiệt mạng là thế giới "kinh hãi". Khi đó một nhà sản xuất tin tức của BBC đã công khai thừa nhận rằng "việc sử dụng vũ khí hóa học của lực lượng chính phủ Syria hoàn toàn là một màn kịch của các nước phương Tây, nhằm gia tăng sự ủng hộ đối với phiến quân Syria". Tổ chức "mũ bảo hiểm trắng" là tổ chức do phương Tây thành lập với mục đích cứu trợ Syria sau khi xảy ra vụ tấn công bằng vũ khí hóa học 8.21.
Đức Trí (lược dịch)
Theo infonet
Hé lộ thiết bị lặn đặc biệt Trung Quốc vừa thử nghiệm trên Biển Đông Viện Khoa học Trung Quốc cho hay, một thiết bị lặn tự hành (AUV) có tên Sea-Whale 2000 mới hoàn thành đợt thử nghiệm kéo dài 37 ngày ở Biển Đông trên quãng đường 2.011 km. Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) đưa tin, dù nhiệm vụ mà AUV Sea-Whale 2000 đảm nhiệm vẫn được giữ bí mật, nhưng với tầm hoạt...