Châu Âu lập đội cảnh sát tiêu diệt tài khoản mạng IS
Một đội cảnh sát trên toàn châu Âu đang được thành lập để lần tìm và vô hiệu hóa các tài khoản trên mạng xã hội liên quan đến tổ chức Nhà nước Hồi giáo.
Một nghiên cứu mới đây của Mỹ kết luận rằng có ít nhất 46.000 tài khoản trên mạng Twitter có quan hệ với IS, với nhiều trong số này giúp IS tuyển tân binh.
Một chuyên gia cho rằng Twitter đóng vai trò “then chốt” cho sự phát triển của IS. (Ảnh: PA)
Cơ quan cảnh sát châu Âu Europol sẽ làm việc với các công ty truyền thông xã hội giấu tên để lần tìm những tài khoản như vậy. Mục đích của họ là để các tài khoản mới lập ra bị khóa chỉ trong vòng 2 tiếng sau đó.
Europol tin rằng, có tới 5.000 công dân Liên minh châu Âu (EU), trong đó có các nước Anh, Pháp, Bỉ và Hà Lan, đã đi tới các lãnh địa do IS kiểm soát.
Rob Wainwright – Giám đốc Eurpol, tiết lộ với báo The Guardian rằng nhiệm vụ của đội mới – bắt đầu làm việc từ 1/7 – sẽ là “nhận dạng những kẻ đầu sỏ trên mạng”. Tuy nhiên, ông cho biết thêm, việc truy tìm tất cả các tài khoản truyền thông xã hội liên quan IS là một nhiệm vụ rất lớn.
Các chuyên gia phân tích tại Viện Brookings ở Washington cho biết, số tài khoản trên Twitter có liên hệ IS thậm chí có thể lên tới 90.000.
Hồi tháng 2, ba thiếu nữ là học sinh cùng một trường học ở London đã bỏ nhà đến Thổ Nhĩ Kỳ rồi sang Syria. Sau đó, hóa ra một trong 3 nữ sinh này, Shamima Begum, đã liên lạc với vợ của một chiến binh IS.
Video đang HOT
Từ trái qua phải: Kadiza Sultana, 16 tuổi, Amira Abase, 15 tuổi, và Shamima Begum, 15 tuổi, rời London tới Syria hồi tháng 2.
Luật sư của gia đình Shamima Begum cho biết, cảnh sát đã giám sát các tin nhắn và lẽ ra nên phản ứng trước khi cô gái cùng hai người bạn bỏ đi.
Aaron Zelin – một chuyên gia về các tổ chức thánh chiến và là một thành viên của Viện Washington – nói rằng Twitter thường được sử dụng để thu hút các tân binh tiềm năng, chứ không trực tiếp tuyển mộ họ. Các cuộc trò chuyện tuyển mộ trực tiếp hơn diễn ra ở những diễn đàn như Skype, WhatsApp và Kik.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
Vì sao Mỹ gửi nhầm vi khuẩn bệnh than ra nước ngoài?
Những tiết lộ gần đây của Bộ Quốc Phòng Mỹ cho thấy Lầu Năm Góc đang cố gắng cải thiện khả năng phát hiện các mối đe dọa sinh học, đặc biệt sau vụ quân đội nước này gửi nhầm vi khuẩn bệnh than sống tới 17 bang và 3 nước đồng minh.
Vi khuẩn bệnh than còn sống được quân đội Mỹ gửi tới 24 phòng thí nghiệm ở 17 bang và các nước đồng minh (Ảnh : UPI)
Vừa qua, quân đội Mỹ thừa nhận đã vô tình gửi các mẫu phẩm bệnh than sống tới các phòng thí nghiệm tại 17 bang và 3 nước khác gồm Hàn Quốc, Canada và Úc. Các mẫu bệnh phẩm này được gửi rải rác trong suốt một năm, từ tháng 3/2014 đến 3/2015.
Ngay sau khi xuất hiện thông tin trên, Thứ trưởng Quốc Phòng Mỹ Bob Work đã ra lệnh rà soát lại toàn bộ các thủ tục, quy trình và giao thức phòng thí nghiệm để tìm ra lỗ hổng chết người này.
Ông cũng lập tức đình chỉ các hoạt động liên quan đến các mẫu phẩm cho đến khi có thông báo mới.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) là đơn vị được giao trách nhiệm điều tra với thời hạn trong vòng một tháng phải đề trình báo cáo đầy đủ về vụ việc.
Sự kiện trên đã làm dấy lên nhiều nghi vấn về việc liệu có xảy ra các sai sót trong thủ tục của CDC, có lỗ hổng trong việc dò tìm chất nguy hiểm trong các gói hàng vận chuyển, hay tại sao Bộ Quốc phòng Mỹ lại tự gửi vi khuẩn bệnh than cho chính các phòng thí nghiệm của mình.
Để làm dịu các nghi vấn, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ, Tướng Raymond Odierno, đã khẳng định với báo giới "đây không phải lỗi của con người" mà nhiều khả năng là do lỗi quy trình trong khâu vận chuyển mẫu phẩm bệnh than.
Đây cũng là nhận định của một số chuyên gia tại Mỹ.
"Quy trình xử lý bằng chiếu xạ có thể là nguyên nhân lớn nhất. Theo đó, việc chiếu xạ theo tiêu chuẩn không kéo dài đủ lâu để đảm bảo tiêu diệt 100% số lượng lớn vi khuẩn", ông Stephen Goldstein - một chuyên gia về vi trùng, virus, ký sinh trùng tại Đại học Y khoa Pennsylvania - nhận định.
Tuy nhiên, ông Goldstein không loại trừ khả năng ai đó đã cắt ngắn thời gian chiếu xạ do tin tưởng tuyệt đối vào khả năng vô hiệu hóa vi khuẩn của phương pháp truyền thống này.
Vậy đâu là nguyên nhân chính?
Theo chuyên gia Justin Taylor của Trung tâm Y khoa thuộc Đại học Pittsburgh, "có thể nguyên nhân là sự kết hợp" của cả hai yêu tố: sai sót trong quy trình xử lý của CDC và lỗi của con người.
Cách đây 14 năm, tại Mỹ cũng xảy ra một trường hợp tương tự khi mẫu phẩm bệnh than đã được gửi qua đường bưu điện làm 5 người thiệt mạng. Kết quả điều tra sau đó cho thấy đây là hành động cố ý của con người, khác với bản chất của vụ việc lần này.
"Mẫu phẩm bệnh than được đóng gói cẩn thận để tránh việc vô tình phát tán", chuyên gia Justin Taylor cho biết.
"Kể cả khi những gói hàng này được vận chuyển qua hệ thống bưu điện thì việc dò tìm hầu như là không thể", ông nói thêm.
Nhận định của ông Justin Taylor đang đặt nghi vấn lớn về hiệu quả dò tìm các chất sinh học nguy hiểm của hệ thống bưu điện Mỹ và nó cũng cho thấy, hệ thống bưu điện của Mỹ hiện nay không hề an toàn hơn cách đây 14 năm.
Vũ Anh
Theo Dantri/DefenceOne
Thái Lan hủy hộ chiếu của ông Thaksin vì "đe dọa an ninh quốc gia" Bộ Ngoại giao Thái Lan ngày 27/5 thông báo đã hủy hộ chiếu của ông Thaksin Shinawatra sau khi cựu thủ tướng lưu vong có những bình luận "gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia" trong một buổi phỏng vấn trên truyền hình nước ngoài hồi tuần trước. Cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra. (Ảnh: AFP) AFP dẫn thông báo từ...