Châu Âu: Làn sóng di cư tiếp tục đẩy phong trào cực hữu lên cao

Theo dõi VGT trên

Tình trạng di cư gia tăng trên khắp châu Âu, bao gồm cả sự gia tăng lớn nhất về số người xin tị nạn kể từ cuộc khủng hoảng di cư 2015-2016, đang thúc đẩy sự ủng hộ đối với các đảng cực hữu chống nhập cư, từ đó có khả năng định hình lại nền chính trị châu Âu trong nhiều năm tới.

Từ điểm nhấn mới nhất tại Hà Lan

Sự ủng hộ dành cho đảng theo chủ nghĩa dân tộc ủng hộ đường lối cứng rắn hơn chống nhập cư đang tăng mạnh trong các cuộc thăm dò dư luận ở châu Âu gần đây. Và, những đảng này cũng đã tham gia vào chính phủ ở các nước, từ Italy cho đến Phần Lan, khi mối lo ngại về tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm chạp cũng như ảnh hưởng từ cuộc xung đột tại Ukraine và Trung Đông gia tăng.

Châu Âu: Làn sóng di cư tiếp tục đẩy phong trào cực hữu lên cao - Hình 1
Chính trị gia cực hữu Geert Wilders bày tỏ sự vui mừng khi đảng của ông giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội Hà Lan. Ảnh: BBC

Có quá nhiều dẫn chứng cho làn sóng này. Hồi tháng 9, cựu Thủ tướng Slovakia, ông Robert Fico đã trở lại nắm quyền một phần nhờ chiến dịch tranh cử nêu bật những thách thức từ làn sóng di cư bất hợp pháp đối với đất nước. Thắng lợi của ông Fico diễn ra sau chiến thắng năm ngoái của thủ tướng cánh hữu Giorgia Meloni tại Italy và chính phủ liên minh mới ở Phần Lan hồi đầu năm nay, trong đó có đảng Phần Lan (FP) cực hữu, vốn coi việc chống nhập cư là trọng tâm.

Tại hai quốc gia lớn nhất của Liên minh châu Âu (EU) là Đức và Pháp, các đảng cực hữu cũng đang nhận được sự ủng hộ ngày một nhiều hơn. Đảng cực hữu Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) đã tiến lên vị trí thứ hai trong các cuộc thăm dò trong năm qua, tăng tỷ lệ ủng hộ lên khoảng 1/3 để đạt trên 20%.

Tại Pháp, dù các cuộc bầu cử ở Pháp sẽ không được tổ chức cho đến năm 2027, một cuộc thăm dò gần đây do tờ Le Figaro thực hiện vẫn cho thấy đảng đối lập Mặt trận quốc gia (RN) của bà Marine Le Pen dẫn trước 8 điểm so với đảng Phục hưng của Tổng thống Emmanuel Macron.

Tuần qua, lại thêm điểm nhấn mới là chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội Hà Lan của chính trị gia cực hữu Geert Wilders. Việc ông Wilders – người đã đặt các chính sách chống nhập cư làm trọng tâm trong cương lĩnh chính trị của mình suốt 15 năm qua – giành thắng lợi là một dấu hiệu mạnh mẽ nữa cho thấy cử tri châu Âu đang ngày càng hướng tới các chính trị gia có xu hướng chống chính phủ.

Để trở thành người đứng đầu chính phủ, ông Wilders vẫn sẽ cần thành lập một liên minh. Trong bối cảnh bức tranh chính trị có nhiều rạn nứt, điều này có thể đồng nghĩa rằng ông phải giảm bớt một số mục tiêu chính sách của mình, nhưng chính trị gia 60 tuổi vẫn rất tự tin cho biết ông đã sẵn sàng trở thành Thủ tướng Hà Lan.

Châu Âu: Làn sóng di cư tiếp tục đẩy phong trào cực hữu lên cao - Hình 2
Người di cư tới châu Âu ngày càng tăng, bất chấp những chặng hành trình nguy hiểm như vượt biển trên các con tàu cũ kỹ và quá tải. Ảnh: Reuters

Tuyên bố với báo giới, ông Geert Wilders cho biết sẽ đặt ra những giới hạn nghiêm ngặt về nhập cư và không muốn Hà Lan chấp nhận bất kỳ người xin tị nạn nào. Chính trị gia của đảng Tự do này gắn các vấn đề như chi phí sinh hoạt cao và thiếu nhà ở giá rẻ với chủ đề người di cư, lập luận rằng bằng cách cắt giảm số lượng người đến Hà Lan, chính phủ có thể có nhiều tiền hơn để giải quyết các vấn đề khác.

Video đang HOT

Rem Korteweg, một thành viên cấp cao tại Viện nghiên cứu Clingendael – cơ quan tư vấn chính sách hàng đầu ở Hà Lan, cho biết: “Tất cả đều cộng hưởng với thông điệp chính trị quan trọng của ông ấy rằng đã đến lúc đặt người dân Hà Lan lên hàng đầu”. Điều này, cùng ngoại hình cao lớn và mái tóc khá giống nhau khiến ông Wilders thường được so sánh với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, một người cũng có quan điểm cứng rắn tương tự về vấn đề nhập cư.

…đến áp lực đè nặng từ dòng người di cư

Châu Âu đang trên đà nhận hơn 1 triệu đơn xin tị nạn trong năm nay, mức cao nhất kể từ năm 2015-2016 khi làn sóng người di cư chủ yếu đến từ Trung Đông và châu Phi gây ra một cuộc khủng hoảng. Theo dữ liệu của EU, chỉ riêng trong tháng 9 đã có 108.000 đơn đăng ký, tương đương với mức của năm 2015.

Châu Âu: Làn sóng di cư tiếp tục đẩy phong trào cực hữu lên cao - Hình 3
Một cuộc biểu tình phản đối người di cư tới châu Âu tại Italy. Ảnh: NPR

Các số liệu kể trên không bao gồm khoảng 4,2 triệu người Ukraine phải di dời đã nhận được quy chế bảo vệ tạm thời trên khắp châu Âu kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Nhìn chung, tình trạng di cư đã đạt mức cao nhất trong 15 năm ở một số quốc gia châu Âu bao gồm Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Cộng hòa Ireland, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ và Anh, theo dữ liệu từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).

Tại Hà Lan, số người nhập cư đã tăng lên gần 223.000 trường hợp vào năm 2022, cao nhất trong 2 thập kỷ ở quốc gia 17,5 triệu dân này. Năm ngoái, số đơn xin tị nạn ở Hà Lan đã tăng 1/3, lên 46.400 đơn. Nội các Hà Lan hồi tháng 4 cho biết họ dự kiến ​​sẽ phải nhận hơn 70.000 đơn xin tị nạn vào năm 2023 (không bao gồm người Ukraine), vượt xa con số khoảng 59.000 người tị nạn đến vào năm 2015, khi cuộc khủng hoảng di cư lên tới đỉnh điểm.

Sự gia tăng số lượng người xin tị nạn đang thúc đẩy nhiều quốc gia châu Âu thử nghiệm các chính sách mới để kiểm soát tình hình. Italy đã đạt được thỏa thuận với Albania để những người xin tị nạn chờ ở đó trong khi trường hợp của họ được Rome giải quyết. Còn Đức gần đây cho biết họ đang xem xét các thỏa thuận với các quốc gia khác, bao gồm một số nước ở châu Phi, để cung cấp nơi ở cho những người xin tị nạn.

Châu Âu: Làn sóng di cư tiếp tục đẩy phong trào cực hữu lên cao - Hình 4
Cảnh sát Đức kiểm tra các tài xế tại cửa khẩu sau khi nước này áp dụng biện pháp kiểm soát biên giới với lý do lo ngại về vấn đề di cư. Ảnh: AFP

Trong khi đó, Chính phủ Anh vẫn chưa từ bỏ những nỗ lực nhằm đưa người di cư đến Rwanda dù kế hoạch này bị Tòa án Tối cao bác bỏ. Hôm 20/11 vừa qua, Thủ tướng Anh Rishi Sunak khẳng định sẽ làm tất cả các biện pháp cần thiết để đảm bảo kế hoạch đưa người tị nạn tới Rwanda tiếp tục được triển khai.

Còn ở Thụy Điển, chính phủ đổ lỗi cho sự gia tăng tội phạm bạo lực một phần là do không hòa nhập được các cộng đồng người di cư và gần đây đã đề xuất những thay đổi cho phép nước này trục xuất những người di cư hoặc những người xin tị nạn có liên quan đến các nhóm tội phạm.

Mới nhất, hàng loạt quốc gia châu Âu như Áo, Đức, Italy, Pháp, Slovakia, Slovenia, Đan Mạch, Ba Lan, Thụy Điển, Phần Lan và Na Uy đã phải tạm thời áp dụng lại các biện pháp kiểm soát biên giới để ngăn chặn dòng người di cư.

Thông thường, nhờ Hiệp ước Schengen, người dân được tự do đi lại qua hầu hết các nước đã ký kết. Nhưng, nay, các nước EU buộc phải sử dụng đến quy định của chính Hiệp ước Schengen, cho phép áp dụng việc kiểm soát biên giới “như là biện pháp cuối cùng” trong những trường hợp được coi là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh nội bộ hoặc chính sách công.

Bài toán không dễ giải cho châu Âu

Làn sóng di cư tới châu Âu xảy ra đúng vào thời kỳ cử tri tại đây đang không hài lòng trên diện rộng, một phần do tăng trưởng kinh tế chậm và lạm phát cao sau đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột Nga-Ukraine, đã làm giảm sức mua của các hộ gia đình. Do đó, nó cũng trở thành chất xúc tác khiến cử tri cảm thấy bất an và bất mãn với chính phủ, đồng thời tạo ra những căng thẳng trong xã hội. Bối cảnh đó đem lại cơ hội cho những đảng cực hữu thu hút sự ủng hộ nhờ quan điểm chống nhập cư quyết liệt.

Châu Âu: Làn sóng di cư tiếp tục đẩy phong trào cực hữu lên cao - Hình 5
Châu Âu cũng cần người di cư để bổ sung lực lượng lao động cho những quốc gia đang già hóa dân số. Ảnh: DW

Ngay cả ở những quốc gia mà các đảng cực hữu chưa nổi lên mạnh mẽ, vẫn có những dấu hiệu căng thẳng xã hội. Tại Dublin (CH Ireland), đám đông đã náo loạn hôm Thứ năm tuần trước, đập phá xe buýt và cướp bóc các cửa hàng trong một vụ hỗn loạn mà cảnh sát nước này mô tả là tình trạng bất ổn xã hội tồi tệ nhất ở thủ đô trong nhiều thập kỷ. Sự việc xảy ra sau vụ đâm dao tại một trường học mà các nhóm cực hữu của Ireland cho rằng do người nhập cư nước ngoài thực hiện.

Vấn đề nhập cư đang đè nặng, nhưng với các chính phủ tại châu Âu, và thậm chí với cả những đảng cực hữu, việc ngăn dòng người di cư tới cựu lục địa không hề đơn giản. Chắc chắn, khi đã nắm quyền, các đảng này cũng sẽ phát hiện ra rằng nói dễ hơn làm.

Việc thành lập Liên minh châu Âu (EU) khiến hoạt động trấn áp người di cư và người xin tị nạn trở nên đặc biệt khó khăn. Khu vực Schengen không biên giới của khối, sự di chuyển lao động tự do trên khắp lục địa và các quy định của EU cam kết tiếp nhận những người tị nạn chạy trốn chiến tranh hoặc đàn áp đã làm phức tạp thêm các kế hoạch chống di cư.

Chẳng hạn, dù Italy đã bầu ra chính phủ cánh hữu có quan điểm chống nhập cư vào năm ngoái, nhưng số người di cư đến nước này bằng đường biển trong năm nay vẫn gần bằng mức được thấy lần cuối trong cuộc khủng hoảng di cư. Hoặc, Vương quốc Anh chính thức rời EU vào năm 2020 một phần để có quyền kiểm soát biên giới tốt hơn bằng cách chấm dứt quyền của người châu Âu đến nước này mà không cần thị thực. Nhưng, năm ngoái, số người nhập cư hợp pháp vào Anh đạt mức kỷ lục 745.000 người và vẫn ở mức cao trong nửa đầu năm nay. Theo Văn phòng Thống kê quốc gia Anh, sự gia tăng này một phần do sự nhu cầu tuyển dụng lao động để lấp đầy các công việc trong các lĩnh vực đang khan hiếm nhân lực, như điều dưỡng chẳng hạn.

Những con số thống kê tại Anh nhắc lại một thực tế rằng sự gia tăng của dòng người di cư diễn ra trong bối cảnh nhiều nước châu Âu phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng, tình trạng này sẽ trở nên tồi tệ hơn khi lực lượng lao động hiện tại già đi và nghỉ hưu. Ở một khía cạnh nào đó, người nhập cư là sự bù đắp nhân lực cần thiết cho cựu lục địa. Vì thế, ngăn chặn dòng chảy di cư càng trở thành bài toán khó giải cho các chính phủ.

'Cơn ác mộng' của EU từ Hà Lan

Người chiến thắng trong cuộc bầu cử ở Hà Lan, vốn ủng hộ 'Nexit' (Hà Lan rời EU), có thể sẽ là "cơn đau đầu" mới của Brussels.

Cơn ác mộng của EU từ Hà Lan - Hình 1
Lãnh đạo đảng PVV của Hà Lan Geert Wilders. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo tờ Politico châu Âu (Politico.eu) ngày 23/11, một thông điệp của ông Geert Wilders đối với cử tri Hà Lan có lẽ sẽ "ám ảnh" Brussels hơn bất kỳ tuyên bố nào khác: Một cuộc trưng cầu dân ý về việc rời khỏi EU. 7 năm sau khi người Anh bỏ phiếu về Brexit, cái gọi là "Nexit" được cho là trọng tâm của nhà lãnh đạo cực hữu ở Hà Lan.

Trước đó hôm 22/11, theo kết quả kiểm phiếu, đảng cực hữu của ông Geert Wilders đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội Hà Lan. Chiến thắng bất ngờ này của ông Wilders gây lo ngại cho EU, do ông Wilders có tư tưởng bài Hồi Giáo và chống châu Âu. Tuy nhiên, do không giành được đa số phiếu để tự thành lập chính phủ, đảng cực hữu của ông Wilders sẽ phải đàm phán với các đảng khác để lập liên minh cầm quyền.

Và trong khi ông Wilders đã giảm bớt luận điệu chống Hồi giáo của mình những tuần gần đây, không có dấu hiệu nào cho thấy ông ấy muốn giảm bớt chủ nghĩa hoài nghi châu Âu sau chiến thắng gây sốc trong cuộc bầu cử của mình.

Ngay cả khi cử tri Hà Lan không bị thuyết phục theo người Anh rời khỏi EU - cuộc thăm dò cho thấy điều đó khó xảy ra - thì có mọi dấu hiệu cho thấy chính phủ mới do ông Wilders lãnh đạo ở The Hague vẫn sẽ là "cơn ác mộng" đối với Brussels.

Một vị trí dành cho Wilders xung quanh bàn hội nghị thượng đỉnh EU sẽ thay đổi nhiều thứ, cùng với các nhà lãnh đạo cực hữu và theo chủ nghĩa dân tộc khác đã nắm quyền. Có thể, các chính sách từ hành động về khí hậu đến cải cách EU và vũ khí cho Ukraine sẽ được đưa ra tranh luận và thậm chí là đảo ngược.

Ngay cả khi ông Wilders sẵn sàng từ bỏ yêu cầu trưng cầu dân ý ở EU, chiến thắng của ông vẫn sẽ khiến các thể chế EU phải "rùng mình". Và nếu các đảng các liên kết với nhau để ngăn chặn ông Wilders, có thể sẽ phải trả giá với những cử tri Hà Lan giận dữ sau này.

"Những làn gió thay đổi"

Di cư là một vấn đề nổi bật trong cuộc bầu cử ở Hà Lan. Đối với các chính trị gia EU, đây vẫn là một mối lo ngại cấp bách. Khi số lượng người di cư tiếp tục tăng, sự ủng hộ dành cho các đảng cực hữu ở nhiều quốc gia ở châu Âu cũng tăng theo. Ở Italy năm ngoái, bà Giorgia Meloni đã giành được quyền lực. Ở Pháp, các cuộc mít tinh toàn quốc do Marine Le Pen tổ chức cho thấy phe của bà vẫn một thế lực lớn, ở vị trí thứ hai trong các cuộc thăm dò. Ở Đức, đảng "Giải pháp thay thế cho Đức" (AfD) cũng đã vươn lên vị trí thứ hai trong những tháng gần đây.

Trong bài phát biểu chiến thắng của mình, ông Wilders cam kết sẽ giải quyết cái mà ông gọi là "cơn sóng thần tị nạn" tấn công Hà Lan.

Sarah de Lange, Giáo sư chính trị tại Đại học Amsterdam, cho biết: "Lý do chính khiến cử tri ủng hộ ông Wilders trong cuộc bầu cử này là chương trình nghị sự chống nhập cư của ông, tiếp theo là quan điểm của ông về cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt và quan điểm chăm sóc sức khỏe của ông".

Bà Lange nói: "Các đảng chính thống đã 'hợp pháp hóa Wilders' bằng cách coi vấn đề nhập cư là vấn đề then chốt. Cử tri có thể đã nghĩ rằng nếu đó là vấn đề đang bị đe dọa, do đó tại sao không bỏ phiếu cho bản gốc thay vì bản sao?".

Tháng 6 tới, 27 quốc gia EU sẽ tổ chức bầu cử Nghị viện châu Âu. Cùng ngày cử tri châu Âu sẽ lựa chọn các nghị sĩ EU (MEP) của họ, Bỉ cũng sẽ tổ chức một cuộc tổng tuyển cử. Nhà lãnh đạo độc lập cực hữu của Flemish, Tom Van Grieken, người cũng đang hướng tới một bước đột phá lớn , đã gửi lời chúc mừng cho ông Wilders: "Các đảng như của chúng ta đang trên đường mở rộng đến toàn châu Âu".

Về phần mình, Thủ tướng Hungary Viktor Orbán cũng chúc mừng: "Những làn gió của sự thay đổi đang đến!".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump rút Mỹ khỏi cơ quan trực thuộc Liên Hiệp QuốcÔng Trump rút Mỹ khỏi cơ quan trực thuộc Liên Hiệp Quốc
10:25:24 06/02/2025
Ông Trump cấm người chuyển giới tham gia các môn thể thao dành cho nữÔng Trump cấm người chuyển giới tham gia các môn thể thao dành cho nữ
21:28:23 06/02/2025
Từ đâu ông Trump đưa ra tuyên bố táo bạo về tiếp quản Gaza?Từ đâu ông Trump đưa ra tuyên bố táo bạo về tiếp quản Gaza?
21:54:56 06/02/2025
Nga bắt đầu áp dụng chế độ trục xuất người nước ngoài vi phạmNga bắt đầu áp dụng chế độ trục xuất người nước ngoài vi phạm
06:39:36 06/02/2025
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh trừng phạt Tòa án Hình sự quốc tếTổng thống Mỹ ký sắc lệnh trừng phạt Tòa án Hình sự quốc tế
13:13:44 07/02/2025
Nga sắp cho chạy thử 'chiến hạm mạnh nhất thế giới' sau cuộc đại tu?Nga sắp cho chạy thử 'chiến hạm mạnh nhất thế giới' sau cuộc đại tu?
13:07:19 07/02/2025
Người Palestine nghĩ gì về kế hoạch tiếp quản Gaza của ông Trump?Người Palestine nghĩ gì về kế hoạch tiếp quản Gaza của ông Trump?
21:52:29 06/02/2025
Ngoại trưởng Mỹ giải thích tuyên bố của ông Trump về 'tiếp quản Gaza'Ngoại trưởng Mỹ giải thích tuyên bố của ông Trump về 'tiếp quản Gaza'
21:46:40 06/02/2025

Tin đang nóng

Bức ảnh làm lộ chuyện 2 con Từ Hy Viên bị bỏ bê nghiêm trọng sau khi đột ngột mất mẹBức ảnh làm lộ chuyện 2 con Từ Hy Viên bị bỏ bê nghiêm trọng sau khi đột ngột mất mẹ
18:37:38 07/02/2025
Bị truy đuổi, tên trộm bơi qua sông nhưng không thoát nên dùng dao tự sátBị truy đuổi, tên trộm bơi qua sông nhưng không thoát nên dùng dao tự sát
20:28:02 07/02/2025
Mừng thọ bố xong, con trai đưa yêu cầu khiến cả nhà sững sờMừng thọ bố xong, con trai đưa yêu cầu khiến cả nhà sững sờ
17:12:44 07/02/2025
Người mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúmNgười mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúm
17:51:11 07/02/2025
Điều tra vụ nổ súng tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến TreĐiều tra vụ nổ súng tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
18:43:05 07/02/2025
Nam xe ôm công nghệ làm hành động lạ rồi vái lạy 3 cái giữa đêm, gia chủ check camera xong thì không biết nên làm thế nàoNam xe ôm công nghệ làm hành động lạ rồi vái lạy 3 cái giữa đêm, gia chủ check camera xong thì không biết nên làm thế nào
19:57:56 07/02/2025
Nghe lời vợ, con trai tôi bán hết nhà cửa xe cộ đi du lịch suốt 2 năm, ngày trở về con đưa ra yêu cầu khiến tôi điêu đứngNghe lời vợ, con trai tôi bán hết nhà cửa xe cộ đi du lịch suốt 2 năm, ngày trở về con đưa ra yêu cầu khiến tôi điêu đứng
17:50:52 07/02/2025
Nam diễn viên mẫu mực số 1 showbiz bất ngờ dính tin ngoại tình với mỹ nhân kém 17 tuổi, đàng gái liên tục dính phốt người thứ 3Nam diễn viên mẫu mực số 1 showbiz bất ngờ dính tin ngoại tình với mỹ nhân kém 17 tuổi, đàng gái liên tục dính phốt người thứ 3
19:48:03 07/02/2025

Tin mới nhất

Quan chức Ukraine: Tên lửa Triều Tiên tăng độ chính xác nhờ được sử dụng tại Ukraine

Quan chức Ukraine: Tên lửa Triều Tiên tăng độ chính xác nhờ được sử dụng tại Ukraine

22:01:30 07/02/2025
Một nguồn tin quân sự giấu tên cho hay trong những tuần qua, hơn 20 tên lửa đạn đạo Triều Tiên mà Moscow sử dụng đã cải thiện độ chính xác.
Iran trình làng tàu chiến chở UAV đầu tiên

Iran trình làng tàu chiến chở UAV đầu tiên

21:57:08 07/02/2025
Iran ngày 6.2 ra mắt tàu chiến chở máy bay không người lái (UAV) và trực thăng đầu tiên của nước này, đồng thời cho biết tàu có khả năng hoạt động ở các vùng biển xa đất liền.
Gia tộc Trump và những dự án triệu đô ở Trung Đông

Gia tộc Trump và những dự án triệu đô ở Trung Đông

19:56:51 07/02/2025
Mọi người mà tôi đã nói chuyện đều thích ý tưởng Mỹ sở hữu mảnh đất đó, phát triển và tạo ra hàng nghìn việc làm với một thứ gì đó sẽ tuyệt vời , nhà lãnh đạo Mỹ cho biết thêm.
Đàm phán về tương lai căn cứ quân sự tại Syria của Mỹ liệu có giống với Nga?

Đàm phán về tương lai căn cứ quân sự tại Syria của Mỹ liệu có giống với Nga?

19:35:54 07/02/2025
Trước đó, vào cuối tháng 11/2024, lực lượng đối lập vũ trang ở Syria đã phát động một cuộc tấn công quy mô lớn và thành công lật đổ chính quyền của Tổng thống Assad - được phía Nga ủng hộ, hậu thuẫn.
Các nghị sỹ Mỹ đề xuất cấm nhân viên Chính phủ sử dụng chatbot AI DeepSeek

Các nghị sỹ Mỹ đề xuất cấm nhân viên Chính phủ sử dụng chatbot AI DeepSeek

19:30:32 07/02/2025
Lập luận trong dự luật được đề xuất cũng tương tự các điều khoản hạn chế TikTok tại Mỹ, do lo ngại rằng công ty mẹ của TikTok là ByteDance có thể bị buộc phải chia sẻ dữ liệu nhạy cảm của người dùng Mỹ với Chính phủ Trung Quốc.
Nhật Bản tái khẳng định nỗ lực giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Nga

Nhật Bản tái khẳng định nỗ lực giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Nga

18:43:31 07/02/2025
Hãng thông tấn Kyodo dẫn lời Thủ tướng Ishiba nói rõ ông lấy làm tiếc về việc hai bên chưa đạt được tiến triển trong vấn đề này, đồng thời khẳng định sẽ nỗ lực giải quyết những khác biệt nhằm hướng tới một hiệp ước hòa bình giữa hai nướ...
Mỹ đánh giá lại hoạt động các sân bay có lưu lượng máy bay và trực thăng cao

Mỹ đánh giá lại hoạt động các sân bay có lưu lượng máy bay và trực thăng cao

18:11:06 07/02/2025
Sau vụ va chạm trên, FAA Mỹ đã áp đặt các hạn chế đáng kể đối với chuyến bay trực thăng xung quanh sân bay Reagan ít nhất cho đến cuối tháng 2, trong khi 2 đường băng ít được sử dụng của sân bay này hiện vẫn bị đóng cửa.
Xung đột Nga Ukraine: Moskva đạt bước đột phá lớn về hiệu quả của vũ khí dẫn đường chính xác

Xung đột Nga Ukraine: Moskva đạt bước đột phá lớn về hiệu quả của vũ khí dẫn đường chính xác

18:07:46 07/02/2025
Bộ Quốc phòng Liên bang Nga tuyên bố rằng độ chính xác của tên lửa và khả năng đánh chặn của hệ thống phòng không nước này đã được cải thiện đáng kể, nhờ vào những tiến bộ đạt được.
Chính quyền Mỹ bị kiện liên quan đến giải thể USAID

Chính quyền Mỹ bị kiện liên quan đến giải thể USAID

18:05:51 07/02/2025
Theo Nhà Trắng, đến nay mới chỉ có hơn 40.000 viên chức chấp thuận nghỉ việc tự nguyện có hưởng trợ cấp, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong số hơn 2 triệu người trong diện này.
Tòa án Mỹ đình chỉ kế hoạch cắt giảm viên chức của Tổng thống Donald Trump

Tòa án Mỹ đình chỉ kế hoạch cắt giảm viên chức của Tổng thống Donald Trump

17:59:21 07/02/2025
Phán quyết được đưa ra chỉ vài giờ trước thời hạn chót mà chính quyền Tổng thống Trump đưa ra để viên chức tự nguyện đăng ký nghỉ việc theo chế độ có trợ cấp.
LHQ kêu gọi hành động khí hậu vì lợi ích quốc gia

LHQ kêu gọi hành động khí hậu vì lợi ích quốc gia

17:57:24 07/02/2025
Tính đến thời điểm này, thế giới đã huy động được khoảng 2.000 tỷ USD tài chính để hỗ trợ các nỗ lực của các quốc gia nghèo hơn nhằm giảm phát thải và thích ứng với tác động của khí hậu.
Điểm tên những quốc gia đã cấm ứng dụng AI DeepSeek của Trung Quốc

Điểm tên những quốc gia đã cấm ứng dụng AI DeepSeek của Trung Quốc

17:10:49 07/02/2025
Giám đốc điều hành Ivan Tsarynny của Feroot Security khẳng định DeepSeek có thể gửi dữ liệu tới CMPassport.com, cổng đăng ký trực tuyến của China Mobile, một công ty thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm

Không chỉ là chuyện học hành, "Luật sư Đỗ" Hải Đăng Doo từng gây sốt vì loạt tin đồn tình cảm náo loạn MXH

Không chỉ là chuyện học hành, "Luật sư Đỗ" Hải Đăng Doo từng gây sốt vì loạt tin đồn tình cảm náo loạn MXH

Sao việt

23:03:01 07/02/2025
Bên cạnh chuyện học hành, Hải Đăng Doo cũng có không ít lần dính các tin đồn tình ái. Trước những tin đồn tình cảm, Hải Đăng Doo và những người liên quan đều giữ im lặng.
Video Karina (aespa) đụng chạm vòng 1 của đồng nghiệp khiến dân mạng chỉ trích

Video Karina (aespa) đụng chạm vòng 1 của đồng nghiệp khiến dân mạng chỉ trích

Sao châu á

22:55:37 07/02/2025
Mới đây nhất, khoảnh khắc Karina - Winter đùa giỡn trên sân khấu đã trở thành chủ đề tranh cãi gây bão mạng xã hội.
Cảnh 'giường chiếu' độc đáo trong phim truyền hình cổ trang Hàn Quốc

Cảnh 'giường chiếu' độc đáo trong phim truyền hình cổ trang Hàn Quốc

Phim châu á

22:52:11 07/02/2025
Những phân đoạn người lớn trong phim truyền hình cổ trang 19+ Chuyện tình Chunhwa (Chunhwa Love Story) được thể hiện thông qua tranh vẽ.
Kỹ sư mang tráp đi hẹn hò, chinh phục được nữ điều dưỡng xinh như hoa hậu

Kỹ sư mang tráp đi hẹn hò, chinh phục được nữ điều dưỡng xinh như hoa hậu

Tv show

22:49:09 07/02/2025
Nam kỹ sư đến show hẹn hò tìm hạnh phúc, được Quyền Linh mai mối cho cô gái xinh đẹp cùng hoàn cảnh đổ vỡ hôn nhân.
Gumayusi ngậm ngùi chia sẻ sự thật đắng lòng, fan cũng không khỏi bất an

Gumayusi ngậm ngùi chia sẻ sự thật đắng lòng, fan cũng không khỏi bất an

Mọt game

22:40:53 07/02/2025
Xạ Thủ nhà T1 Gumayusi ngậm ngùi chia sẻ một sự thật. Có lẽ ngay khi CKTG 2024 kết thúc, không ai có thể nghĩ được rằng Gumayusi sẽ rơi vào tình cảnh khó khăn như hiện tại
NSND Tự Long hội ngộ Soobin Hoàng Sơn, Cường Seven sau show 'Anh trai'

NSND Tự Long hội ngộ Soobin Hoàng Sơn, Cường Seven sau show 'Anh trai'

Nhạc việt

22:40:32 07/02/2025
NSND Tự Long bày tỏ niềm hào hứng khi tham gia live concert Trạm yêu, có dịp hội ngộ những đàn em thân thiết như Soobin Hoàng Sơn, Cường Seven.
Cô gái chi 6 triệu/tháng mua túi mù: "Nghiện" cảm giác thử vận may, tiết lộ 1 con số gây shock

Cô gái chi 6 triệu/tháng mua túi mù: "Nghiện" cảm giác thử vận may, tiết lộ 1 con số gây shock

Netizen

22:39:25 07/02/2025
Không có gì quá cao siêu đằng sau chiến lược kinh doanh và sự thành công của cơn sốt túi mù - thứ đang móc bộn tiền trong túi của không ít người tiêu dùng.
Cặp đôi chị em phim 'Ngũ phúc lâm môn' được yêu thích

Cặp đôi chị em phim 'Ngũ phúc lâm môn' được yêu thích

Hậu trường phim

22:33:18 07/02/2025
Hai diễn viên Lưu Tá Ninh và Trần Hạc Nhất gây chú ý với phản ứng hóa học bùng nổ trong phim cổ trang Ngũ phúc lâm môn .
Angelina Jolie kể chuyện cai thuốc lá

Angelina Jolie kể chuyện cai thuốc lá

Sao âu mỹ

22:25:54 07/02/2025
Angelina Jolie từng hút hai gói thuốc lá mỗi ngày trước khi tham gia Tomb Raider . Để chuẩn bị sức khỏe cho việc quay phim, cô buộc phải tập luyện và cai thuốc lá.
Người phụ nữ tìm được gia đình sau 32 năm bị lừa bán sang Trung Quốc

Người phụ nữ tìm được gia đình sau 32 năm bị lừa bán sang Trung Quốc

Tin nổi bật

22:21:28 07/02/2025
Sau 32 năm bị lừa bán sang Trung Quốc, nhờ một thương lái, chị Hòa ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa đã tìm được manh mối, may mắn trở về đoàn tụ cùng gia đình trong niềm vui vỡ òa.
Tử vi tuổi Ngọ năm 2025: Cuộc sống thuận lợi hơn nhờ quý nhân phù trợ

Tử vi tuổi Ngọ năm 2025: Cuộc sống thuận lợi hơn nhờ quý nhân phù trợ

Trắc nghiệm

21:53:45 07/02/2025
Theo tử vi năm 2025, tài chính của tuổi Ngọ ổn định và phát triển tốt. Khi gặp khó khăn, sự hỗ trợ từ quý nhân giúp tuổi Ngọ vượt qua một cách suôn sẻ.