Châu Âu kích hoạt quy trình giải quyết tranh chấp trong thỏa thuận hạt nhân Iran
Ngày 14/1, ba quốc gia châu Âu tuyên bố triển khai cơ chế giải quyết tranh chấp theo thỏa thuận hạt nhân Iran ký kết năm 2015 giữa Nhóm P5 1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức) và Iran sau khi Tehran liên tục vi phạm thỏa thuận.
Thỏa thuận hạt nhân Iran, có tên gọi đầy đủ là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) có điều khoản cho phép một bên tuyên bố trước một ủy ban chung rằng một bên khác vi phạm thỏa thuận một cách nghiêm trọng. Nếu vấn đề không được giải quyết ở cấp ủy ban chung thì sẽ tiếp tục được đưa tới một ban cố vấn trước khi cuối cùng được đưa tới Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Thiết bị làm giàu urani tại nhà máy hạt nhân Nataz, cách thủ đô Tehran khoảng 300km về phía Nam ngày 4/11/2019 (ảnh do Cơ quan Năng lượng nguyên tử Iran cung cấp). Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thông báo chung, Ngoại trưởng Anh, Pháp và Đức cho rằng Iran đã không ngừng điều chỉnh các cam kết nêu trong thỏa thuận và vi phạm các giới hạn quan trọng trong chương trình hạt nhân kể từ hồi tháng 5/2019. Trước các hành động của Iran, các quốc gia này không còn lựa chọn nào khác và phải kích hoạt quy trình giải quyết tranh chấp, đồng thời cho rằng Tehran không tuân thủ các cam kết. Tuy nhiên, ba quốc gia này khẳng định vẫn tuân thủ các cam kết trong thỏa thuận, đồng thời bày tỏ quyết tâm làm việc với tất cả các bên còn lại để bảo vệ thỏa thuận.
Thông báo chung của 3 ngoại trưởng các nước châu Âu cũng nêu rõ sau các sự kiện gần đây, việc ngăn chặn một cuộc khủng hoảng hạt nhân mở rộng lại càng quan trọng hơn trong bối c ảnh căng thẳng leo thang đe dọa toàn bộ khu vực. Các quốc gia này hy vọng sẽ đưa Iran trở lại tuân thủ đầy đủ các cam kết trong JCPOA. Anh, Pháp và Đức sẽ không tham gia chiến dịch tăng cường áp lực tối đa với Iran của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Theo các quốc gia này, động thái của ông Trump khiến Iran không được hưởng lợi từ việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt mà Tehran mong đợi, khiến nền kinh tế quốc gia này càng thêm khốn đốn.
Video đang HOT
Động thái trên được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa phương Tây và Iran sau vụ Mỹ không kích sân bay quốc tế Baghdad khiến Tướng quân đội cao cấp của Iran Qasem Soleimani thiệt mạng và sau đó Tehran thừa nhận đã bắn nhầm một máy bay của Ukraine khiến 176 người thiệt mạng.
Cùng ngày, phát biểu sau thông báo chung của ba quốc gia EU kể trên, đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu Josep Borrell kêu gọi tất cả các bên tham gia JCPOA nỗ lực bảo vệ thỏa thuận này đồng thời cho rằng thỏa thuận có vai trò quan trọng hơn giữa lúc tình hình căng thẳng leo thang hiện nay.
Ông Borrell, người sẽ giám sát cơ chế giải quyết tranh chấp, khẳng định quy trình này nhằm cứu vãn thỏa thuận dù việc kích hoạt cơ chế có thể sẽ dẫn tới việc tái áp đặt các biện pháp trừng phạt của LHQ với Iran. Quan chức EU cho biết quy trình này đòi hỏi nỗ lực không ngừng và thiện chí từ tất cả các bên. Với tư cách điều phối viên, ông hy vọng tất cả các bên tham gia JCPOA sẽ tiếp cận cách giải quyết này trên tinh thần xây dựng. Trong bối cảnh leo thang nguy hiểm hiện tại ở Trung Đông, việc cứu vãn thỏa thuận giờ đây quan trọng hơn bao giờ hết.
Theo JCPOA, Iran chấp thuận hạn chế chương trình hạt nhân mà phương Tây lo ngại có thể sẽ dẫn tới việc phát triển bom hạt nhân. Đổi lại, các quốc gia phương Tây đồng ý gỡ bỏ mọi biện pháp trừng phạt nhằm vào Tehran. Tuy nhiên, năm 2018, Mỹ đã đơn phương rút khỏi thỏa thuận và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Iran. Động thái này được cho là nguyên nhân dẫn đến căng thẳng hiện nay giữa Washington và Tehran.
Tháng 5 vừa qua, Tehran tuyên bố sẽ “thu hẹp” việc thực hiện các cam kết trong thỏa thuận hạt nhân, cụ thể là sẽ tăng mức độ làm giàu urani. Cho đến nay, các nước châu Âu vẫn đang thuyết phục Iran tuân thủ cam kết để tránh nguy cơ thỏa thuận đổ vỡ.
Theo Lê Ánh (TTXVN)
Tướng Soleimani bị sát hại: Iran tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân 2015
Iran tuyên bố nước này sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015, vài ngày sau khi tướng Qasem Soleimani thiệt mạng trong vụ không kích do Mỹ tiến hành ở Iraq hôm 3/1.
Theo AP, Đài truyền hình nhà nước Iran ngày 5/1 đưa tin nước này sẽ không tuân thủ bất kỳ giới hạn nào trong thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh không kích sát hại tướng Iran Qasem Soleimani tại Iraq hôm 3/1.
Như vậy, Iran sẽ không tiếp tục tuân thủ những giới hạn về làm giàu uranium, quy mô kho dự trữ uranium và các hoạt động nghiên cứu, phát triển hạt nhân.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani phát biểu tại một hội nghị thượng đỉnh ở Kuala Lumpur, Malaysia, tháng 12/2019. Ảnh: AP.
"Cộng hòa Hồi giáo Iran sẽ ngừng tuân thủ những giới hạn cuối cùng trong thỏa thuận hạt nhân, đó là về giới hạn số lượng máy ly tâm. Do đó, chương trình hạt nhân của Iran sẽ không có giới hạn nào trong hoạt động sản xuất, bao gồm năng lực làm giàu, tỷ lệ phần trăm và lượng uranium được làm giàu cũng như hoạt động nghiên cứu và mở rộng", Times dẫn thông báo từ chính phủ Iran.
Tuy nhiên, theo New York Times, Iran cũng nói rằng nước này sẽ tiếp tục hợp tác với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế và sẽ quay trở lại thỏa thuận hạt nhân nếu các lệnh trừng phạt nhằm vào nước này được dỡ bỏ.
Sau tuyên bố của Iran, các nhà lãnh đạo Anh, Pháp và Đức đã kêu gọi Tehran tuân thủ thỏa thuận hạt nhân và kiềm chế mọi hành động bạo lực nhằm giữ tình hình khu vực ổn định.
"Chúng tôi kêu gọi Iran rút lại mọi biện pháp vi phạm thỏa thuận hạt nhân", trích tuyên bố chung của Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 5/1.
Thiên An
Theo kienthuc.net.vn
Mỹ giết Tướng Iran: "Hồi chuông cáo chung" cho thỏa thuận hạt nhân Với việc sát hại Tướng Iran, chính quyền Tổng thống Trump đã giáng đòn mạnh vào những nỗ lực cuối cùng nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Với việc ám sát Tướng Soleimani, chỉ huy lực lượng tinh nhuệ Quds của Iran, chính quyền Tổng thống Trump đã giáng đòn mạnh vào những nỗ lực cuối cùng nhằm cứu vãn...