Châu Âu hợp lực hối thúc Trung Quốc tuân thủ phán quyết Biển Đông

Theo dõi VGT trên

Các nước châu Âu ngày càng tỏ ra lo lắng trước việc Trung Quốc tuyên bố không tôn trọng phán quyết về vụ kiện Biển Đông.

Châu Âu hợp lực hối thúc Trung Quốc tuân thủ phán quyết Biển Đông - Hình 1

Từ trái qua, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Italy Matteo Renzi. Đức và Pháp đang là hai nước dẫn đầu trong cuộc vận động EU ra tuyên bố hối thúc Trung Quốc tôn trọng phán quyết của PCA. Ảnh:AP

Vào hai ngày 23 và 24/6, trong khi cả thế giới nhất loạt chăm chú theo dõi kết quả cuộc trưng cầu dân ý việc Anh đi hay ở lại Liên minh châu Âu (EU), khoảng 20 chuyên gia về châu Á từ Nhật Bản, Mỹ, Australia và châu Âu đã có cuộc gặp tại Đại học Freie Universitat Berlin, Đức.

Chủ đề chính thức của cuộc hội thảo kín nói trên là về một đại chiến lược mà Nhật Bản theo đuổi nhưng vấn đề Trung Quốc lại trở thành tâm điểm trong các phiên thảo luận.

Theo Nikkei Asian Review, điều này phản ánh mối lo ngại ngày càng lớn tại châu Âu trước viễn cảnh sự trỗi dậy của Trung Quốc có thể thay đổi bức tranh an ninh toàn cầu.

Những năm gần đây, các nước châu Âu chủ yếu chú trọng vào thương mại hơn là chính trị trong giao dịch với Trung Quốc, trái ngược với Mỹ hay Nhật Bản, hai nước đang thể hiện mối lo âu không ngừng gia tăng trước những động thái của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Tuy nhiên, thái độ của châu Âu với Bắc Kinh đang dần thay đổi trong bối cảnh Tòa trọng tài thường trực ở The Hague, Hà Lan, sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện Biển Đông của Philippines đối với Trung Quốc vào ngày 12/7. Đây là phán quyết đầu tiên về vấn đề này theo luật pháp quốc tế và được dự đoán sẽ có lợi cho Philippines.

Hối thúc Trung Quốc tôn trọng phán quyết

Châu Âu hợp lực hối thúc Trung Quốc tuân thủ phán quyết Biển Đông - Hình 2

Vụ kiện ‘đường 9 đoạn’ diễn ra như thế nào. Đồ họa: Tiến Thành – Như Tâm

EU đang ráo riết vận động hậu trường để cùng ra một tuyên bố, sớm nhất là vào ngày 12/7, nhằm hối thúc Trung Quốc tôn trọng phán quyết của PCA, một nguồn tin nội bộ EU cho biết. Đức và Pháp là hai nước đi đầu trong nỗ lực này.

EU hồi tháng ba từng lên tiếng thể hiện mối quan ngại về tình hình Biển Đông trong một tuyên bố, dù không nêu đích danh Trung Quốc. Tuyên bố sắp tới dự kiến bày tỏ một thái độ mạnh mẽ và trực diện hơn.

“Một khi tòa án của Liên Hợp Quốc đưa ra phán quyết, Biển Đông sẽ không còn là vấn đề của riêng châu Á – Thái Bình Dương nữa”, Volker Stanzel, cựu đại sứ Đức tại Trung Quốc và Nhật Bản, nhận định. “Biển Đông sẽ trở thành vấn đề quản trị toàn cầu, liên quan đến cách mà thế giới duy trì các chuẩn mực cũng như pháp quyền”, ông nhấn mạnh.

Trung Quốc nhiều lần khẳng định không chấp nhận phán quyết của tòa, một phản ứng sẽ mang lại nhiều hệ lụy cho châu Âu. Theo bình luận viên Hiroyuki Akita từ Nikkei Asian Review, châu Âu dường như đã thức tỉnh khi nhận thấy việc Bắc Kinh thẳng thừng tuyên bố phớt lờ phán quyết về vụ kiện Biển Đông có khả năng biến xung đột khu vực thành một vấn đề pháp quyền mang tính toàn cầu.

Việc Bắc Kinh “giẫm đạp” phán quyết còn tiềm ẩn nguy cơ khiến nhiều nước hơn ở Trung Đông, châu Phi hay những nơi khác làm điều tương tự, một quan chức an ninh EU đánh giá.

Video đang HOT

Thay đổi lập trường

Châu Âu hợp lực hối thúc Trung Quốc tuân thủ phán quyết Biển Đông - Hình 3

Tại cuộc gặp hồi tháng 5/2015 ở Tokyo, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk (trái), Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (giữa) và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker bày tỏ quan ngại trước tình hình căng thẳng leo thang ở Biển Đông. Ảnh: AP

Akita cho rằng Đức, thành viên trụ cột của EU, sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc định hình phản ứng từ khối. Thủ tướng Đức Angela Merkel từng rất xem trọng mối quan hệ thương mại với Trung Quốc và đã đến thăm Trung Quốc 9 lần kể từ năm 2005. Bà để vấn đề Biển Đông cho Bộ Ngoại giao xử lý và ít khi đề cập đến trong các cuộc đàm phán cấp cao với Trung Quốc.

Tuy nhiên, lập trường này đã thay đổi, thể hiện rõ nhất trong chuyến thăm của bà Merkel tới Trung Quốc hồi giữa tháng trước. Bà bày tỏ mối lo lắng của Đức trước những hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời hối thúc Bắc Kinh kiềm chế, một chuyên gia an ninh Đức cho hay.

Cuối tháng trước, Đức gửi khoảng 30 quân nhân tham gia cuộc tập trận hải quân đa quốc gia Vành đai Thái Bình Dương do Mỹ tổ chức. Đây là lần đầu tiên một nước châu Âu dự cuộc tập trận trên, bằng chứng cho thấy mối lo ngại của Đức trước những diễn biến an ninh ở châu Á – Thái Bình Dương, theo một nguồn tin chính phủ Đức.

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian đầu tháng trước còn đề xuất các thành viên EU tham gia tuần tra chung ở Biển Đông. Song, kịch bản này ít có cơ hội thành hiện thực bởi Pháp là quốc gia châu Âu duy nhất sở hữu hạm đội Thái Bình Dương. Dù vậy, nỗ lực của Pháp cũng phản ánh một thực tế là EU đang “đứng ngồi không yên” vì các sự kiện xảy ra ở Biển Đông.

Viễn cảnh Anh rời khỏi EU đã tạo ra tình trạng không rõ ràng về chính sách an ninh – ngoại giao của liên minh trong giai đoạn sắp tới. Tuy nhiên, tiến sĩ Alessio Patalano từ Khoa Nghiên cứu Chiến tranh thuộc Đại học King’s College London quả quyết việc Anh chia tay EU không ảnh hưởng đến cam kết của nước này với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

“Về lâu dài, cam kết của Anh đối với châu Á – Thái Bình Dương thông qua NATO và các thỏa thuận khác sẽ không suy yếu. Thực tế, Anh có thể tập trung hơn cho cam kết này”, Patalano nhận xét.

Theo Akita, mối hợp tác chặt chẽ hơn giữa châu Âu, Nhật Bản và Mỹ nhằm gia tăng áp lực lên Trung Quốc có thể sẽ giúp ổn định được tình hình ở châu Á – Thái Bình Dương. Phán quyết của Tòa trọng tài cũng có khả năng mang đến tác động tương tự.

Hồng Vân

Theo VNE

Phán quyết vụ kiện 'đường lưỡi bò' ảnh hưởng thế nào đến Việt Nam

Nếu yêu sách "đường lưỡi bò" Trung Quốc nêu ra ở Biển Đông bị Tòa bác bỏ, đây sẽ là cơ sở khiến Bắc Kinh phải điều chỉnh các hành vi với các nước liên quan trong thời gian tới.

Phán quyết vụ kiện đường lưỡi bò ảnh hưởng thế nào đến Việt Nam - Hình 1

Trung Quốc gần đây tăng cường xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông với ý đồ chiếm hữu khu vực này. Ảnh: CSIS

Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Anh, Phó khoa Luật Quốc tế, Học viện Ngoại giao, trao đổi với VnExpress các vấn đề Tòa trọng tài có thể ra phán quyết và diễn biến trên Biển Đông sau đó.

- Bà dự đoán thế nào về phán quyết sắp tới của Tòa trọng tài với vụ kiện của Philippines?

- Đến nay đa số các học giả đều cho rằng phán quyết sẽ tương đối thuận lợi cho Philippines và có thể bất lợi với Trung Quốc. Có hai cơ sở để đưa ra nhận định này, một là các nội dung mà Philippines khởi kiện tương đối hợp lý. Chẳng hạn như Philippines kiện về yêu sách "đường lưỡi bò" (ĐLB) của Trung Quốc và yêu cầu tòa xác định đâu là những bãi cạn lúc nổi lúc chìm hay là đâu là đảo. Đây là các vấn đề rất có triển vọng để tòa có thể đưa ra phán quyết phù hợp với lợi ích của Philippines.

Cơ sở thứ hai là dựa trên các phản ứng chuẩn bị của Trung Quốc, gần đây chúng ta thấy Trung Quốc phản ứng rất gay gắt cả về ngoại giao và trên thực địa. Nhiều quan điểm cho rằng có thể Trung Quốc dự liệu kết luận khá tiêu cực cho mình thì mới có những phản ứng đi trước như thế, nếu cảm thấy rằng phán quyết tích cực thì có thể họ đã kiên nhẫn chờ đợi thêm.

- Các nội dung mà Tòa có thể đưa ra phán quyết là gì?

- Phán quyết của tòa dự kiến sẽ tập trung vào ba khía cạnh lớn, đó là yêu sách của Trung Quốc về ĐLB, hai là quy chế pháp lý của 9 cấu trúc trên biển và ba là về một số hành vi vi phạm của Trung Quốc ở Biển Đông.

Với ĐLB, đến nay Trung Quốc chưa có giải thích chính thức cụ thể ĐLB là gì, do đó hoặc tòa sẽ phải tự giả định, dự đoán xem ĐLB sẽ có những cách hiểu như thế nào, Tòa phải tự biện luận trong từng cách hiểu mà mình đưa ra, đó là một phương án. Giả thuyết thứ hai là Tòa không đi vào chi tiết đến thế, Tòa sẽ đi theo những gì Philippines hỏi vì Manila chỉ hỏi ĐLB với tư cách là một yêu sách về các vùng biển, vì thế Tòa có thể chỉ kết luận về yêu sách về vùng biển.

Với quy chế pháp lý của các cấu trúc mà Philippines đã khởi kiện ở Biển Đông, có hai khía cạnh cần trả lời, đó là cần xác định cấu trúc đó thuộc loại gì, là bãi cạn lúc nổi lúc chìm hay là đảo. Sau khi trả lời câu hỏi phân loại này, Tòa phải xác định cấu trúc đó có được bao nhiêu vùng biển. Nếu là bãi cạn lúc nổi lúc chìm thì nó tùy thuộc vào vị trí của bãi cạn, nếu nằm trong phạm vi 12 hải lý thì các bãi cạn sẽ được quy thuộc về các cấu trúc đất liền hoặc đảo, nếu nằm ngoài 12 hải lý thì được quy thuộc về đáy biển.

Trong vụ kiện này, Philippines đưa ra một câu hỏi rất cụ thể là Vành Khăn và Cỏ Mây có thuộc thềm lục địa của nước này không. Để trả lời câu hỏi này, Toà trọng tài sẽ phải phân tích vấn đề lớn hơn, đó là liệu hai bãi cạn này (lúc nổi lúc chìm) chỉ nằm trên thềm lục địa của Philippines? Hay có thể các bãi cạn đó còn nằm trên thềm lục địa của bất kỳ bên nào khác? Nếu có một cấu trúc nào đó khác ở Trường Sa có 200 hải lý, thì hai cấu trúc Philippines hỏi (Vành Khăn và Cỏ Mây) có thể nằm trong vùng chồng lấn, trong trường hợp đó thì Tòa có thể không kết luận được do liên quan đến vấn đề phân định biển. Đồng thời, việc kết luận các cấu trúc khác có 200 hải lý hay không thì không nằm trong câu hỏi của Philippines và vì vậy Toà trọng tài có thể không cần trả lời.

Ở khía cạnh này, Philippines cũng hỏi những cấu trúc khác là các bãi cạn lúc nổi lúc chìm và không thuộc thềm lục địa của bên nào cả. Tuy nhiên, Philippines không hỏi trực tiếp, mà đặt yêu cầu Toà kết luận việc chiếm đóng của Trung Quốc là bất hợp pháp. Đây cũng là một phần yêu cầu mà Tòa có thể kết luận chi tiết hoặc chung chung, tùy thuộc vào khả năng tạo ra vùng biển của các cấu trúc khác, ngoài các cấu trúc mà Philippines hỏi, tại Trường Sa.

Với các hành vi vi phạm của Trung Quốc, Manila kiện rất nhiều loại hành vi vi phạm của Bắc Kinh ở Biển Đông, từ quyền chủ quyền, quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế, trong thềm lục địa đến vi phạm về nghề cá, vi phạm dầu khí, vi phạm liên quan đến xây dựng các công trình nhân tạo, an toàn hàng hải, thậm chí có cả hành động làm trầm trọng hóa tranh chấp. Có hai khả năng, một là Tòa sẽ gộp chung lại tất cả các hành vi vi phạm của Trung Quốc sau khi tòa xác định được các vùng biển, phạm vi của nó, dẫn tới câu trả lời Bắc Kinh vi phạm thế nào. Khả năng thứ hai là nếu Tòa không xác định được như thế, chưa rõ Tòa có đi sâu vào từng hành vi vi phạm hay không, hay chỉ kết luận chung chung.

Tóm lại vụ kiện này có ba vấn đề lớn, có nhiều khía cạnh nhỏ. Toà có thể kết luận chi tiết về các khía cạnh nhỏ hoặc không tuỳ thuộc vào khả năng tạo ra vùng biển của các cấu trúc tại Trường Sa. Nếu có cấu trúc có vùng biển 200 hải lý thì tồn tại vùng biển chồng lấn, và để kết luận một số vấn đề Philippines đặt câu hỏi thì cần phân định biển, một vấn đề mà Toà không có thẩm quyền.

- Phán quyết của tòa sẽ tác động đến tình hình Biển Đông như thế nào?

- Sẽ có hai xu hướng. Philippines dù giành được lợi ích ở vụ kiện này thì Trung Quốc sẽ vẫn cứ phớt lờ, thể hiện chính sách của mình để leo thang căng thẳng ở Biển Đông để thách thức phán quyết. Bắc Kinh càng chứng minh chính sách của mình đã nêu từ trước đến nay, là chính sách ba không: không công nhận trọng tài, không tham gia và không thực thi phán quyết của trọng tài, như vậy Trung Quốc sẽ càng hành xử theo cách "tôi thực sự không công nhận".

Tuy vậy, dù không có cơ chế ép buộc thực hiện nhưng mọi phán quyết khi được đưa ra gián tiếp sẽ là thông điệp gửi tới toàn thế giới đâu là đúng đâu là sai. Các quốc gia có thể có cơ hội để chọn lựa quan điểm của mình, các quốc gia tiến bộ trên thế giới chắc chắn sẽ đứng về luật pháp quốc tế, sẽ biết họ có thể đưa ra những lời tuyên bố như thế nào. Những tuyên bố của họ sẽ tạo ra áp lực cho Trung Quốc, có thể về lâu dài Bắc Kinh sẽ thay đổi quan điểm của mình. Thực tế này đã được chứng minh, một số cường quốc ban đầu cũng thách thức phán quyết của tòa trong vụ kiện của các nước nhỏ hơn, không lâu sau đó đã thực hiện. Triển vọng này làm giới quan sát cũng hy vọng sẽ xảy ra ở Biển Đông.

Trên thế giới không có "cơ chế cứng" thực hiện phán quyết của tòa án, nhưng sẽ có "cơ chế mềm", đó là là dư luận tiến bộ, là hình ảnh, uy tín của một quốc gia trên thế giới. Trung Quốc có thể hiểu điều đó hơn ai hết, có thể có sự điều chỉnh trong tương lai nếu họ thực sự muốn trở thành một cường quốc được các quốc gia khác tôn trọng.

Nếu phán quyết không có lợi cho Philippines, gián tiếp tạo cơ sở pháp lý cho Trung Quốc thì Bắc Kinh lại càng có cơ sở để thực hiện. Lúc đó không ai chỉ trích được nữa, như vậy bất lợi hay có lợi cho Philippines thì tình hình diễn biến ở Biển Đông ít nhất trong ngắn hạn là sẽ vẫn căng thẳng.

- Philippines phải làm gì tiếp theo?

- Nếu phán quyết có lợi thì Manila sẽ sử dụng kết quả này để đàm phán với Bắc Kinh, tân Tổng thống Philippines là Rodrigo Duterte đã nhiều lần nói đến giải pháp này. Philippines sẽ sử dụng phán quyết để có những lợi thế nhất định trong đàm phán với Trung Quốc.

Nếu phán quyết của Tòa bất lợi cho Philippines, bằng cách nào đó Tòa khẳng định một số vấn đề trong vụ kiện đó là không thuộc thẩm quyền, Manila có thể vận dụng một quy định cụ thể của Công ước luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS), quy định tại Điều 298 để tiếp tục khởi động một thủ tục tiếp theo, đó là thủ tục hòa giải bắt buộc. Theo Điều 298, nếu vụ kiện liên quan đến phân định biển mà bị loại trừ khỏi thẩm quyền của trọng tài thì các bên phải có nghĩa vụ đưa ra hòa giải bắt buộc. Philippines có thể tận dụng cơ hội này để bắt buộc Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán, thảo luận các vấn đề khúc mắc nhất là phân định biển. Đó là một trong những khả năng mà Manila có thể sử dụng nếu như phán quyết bất lợi với họ.

- Phán quyết của tòa sẽ ảnh hưởng thế nào đến Việt Nam?

- Nếu diễn biến ở Biển Đông căng thẳng hơn, rõ ràng Việt Nam sẽ gặp bất lợi. Mọi diễn biến căng thẳng trên thực địa, chính trị, ngoại giao hay kinh tế thì đều có tác động xấu đến lợi ích của Việt Nam.

Nếu phán quyết có lợi cho Philippines, ít nhất từ khía cạnh pháp lý Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi ở một số điểm có chung lợi ích với Philippines. Chẳng hạn nếu Philippines bác bỏ được ĐLB thì đó cũng là một thắng lợi chung của Việt Nam, vì ĐLB bao vòng quanh Biển Đông và cũng chắn cả vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa của Việt Nam.

Nếu Manila làm rõ được quy chế của các cấu trúc giúp hạn chế được vùng biển của các cấu trúc đó chỉ còn 12 hải lý, thì đây cũng là kết luận tích cực, vì qua đó chúng ta cũng hạn chế được các vùng biển mà Trung Quốc sẽ viện cớ coi là vùng có tranh chấp.

Nếu Philippines thành công trong cáo buộc những hành vi mà Trung Quốc đã tiến hành ở Biển Đông là vi phạm thì nó cũng tạo ra một tiền lệ rất tốt để buộc Bắc Kinh về lâu dài sẽ phải kiềm chế hơn các hành động của mình, không thực hiện các hành động tương tự như đã thực hiện với Việt Nam. Nếu so sánh thì chúng ta thấy các hành động của Trung Quốc với Philippines cũng tương tự với Việt Nam, đều liên quan đến nghề cá, dầu khí, xây dựng đảo nhân tạo, cũng cố tình đâm va trên biển và phá hủy môi trường, làm trầm trọng hóa tranh chấp. Về cơ bản các hành vi của Trung Quốc bị Philippines khởi kiện cũng khá tương đồng với những gì Việt Nam đang phải gánh chịu.

- Một phán quyết bất lợi cho Philippines thì sao thưa bà?

- Đương nhiên một phần nào đó phán quyết cũng bất lợi cho Việt Nam, vì nếu Manila thất bại trong việc đấu tranh với ĐLB thì nó không chỉ là thất bại về mặt pháp lý mà còn khiến Bắc Kinh từ nay trở đi có cơ sở leo thang trên thực địa. Đó là thất bại rất to lớn, có thể nói là thất bại của cả hệ thống pháp luật nói chung, khi mà các nước phải thừa nhận một đường yêu sách phi lý như vậy.

Nếu Philippines không làm hạn chế được các vùng biển hoặc các cấu trúc hoặc tòa bằng cách nào đó kết luận một cách mập mờ, không rõ ràng và để ngỏ cho khả năng các cấu trúc có 200 hải lý thì Philippines sẽ thất bại trong việc giới hạn các vùng biển tranh chấp. Trung Quốc sẽ có cơ sở biến những gì mà Việt Nam từng cảnh báo, đó là biến vùng không có tranh chấp thành vùng có tranh chấp. Bắc Kinh có thể mở rộng hết 200 hải lý đó thành các vùng có tranh chấp, trên cơ sở đó họ sẽ tiến hành các hoạt động chẳng khác gì họ đang thực hiện ĐLB, Việt Nam sẽ có ít cơ sở để đấu tranh với các hành vi vi phạm của họ hơn. Khi đó các hành vi của họ sẽ được mang danh là các hành động diễn ra trên khu vực chồng lấn, chứ không còn là hành động diễn ra ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, như thế là bất lợi cho Việt Nam.

- Việt Nam có thể thấy gì từ vụ kiện của Philippines?

- Có thể nói đây là vụ kiện vô cùng quan trọng, vì lần đầu tiên nó thể hiện một nỗ lực pháp lý để giải quyết một số khía cạnh ở tranh chấp Biển Đông tại các cơ quan tài phán. Tuy nhiên, việc sử dụng các cơ quan tài phán cũng có những điểm hạn chế. Một trong những hạn chế là thông thường dư luận trông đợi phán quyết sẽ giúp giải quyết được vấn đề chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng một vụ kiện về chủ quyền chỉ có thể diễn ra nếu có sự chấp thuận của tất cả các bên tranh chấp.

Chính vì vậy nếu trong tương lai Việt Nam dự kiến khởi kiện một vụ tương tự với Trung Quốc, chúng ta phải xác định rõ mục tiêu ban đầu là "không phải để giải quyết chủ quyền, mà chỉ nhằm làm rõ một số khía cạnh pháp lý liên quan đến yêu sách vùng biển", nói cách khác tương tự như vụ kiện của Philippines, chỉ liên quan đến thực thi và giải thích UNCLOS ở Biển Đông mà thôi.

Vụ kiện của Philippines sẽ để lại bài học rất quý cho Việt Nam, từ khâu lựa chọn luật sư, tổ chức một vụ kiện, hình thành các yêu cầu khởi kiện, chiến lược pháp lý, chuẩn bị về chiến lược chính trị ngoại giao, vận động dư luận quốc tế về tính chính nghĩa của vụ kiện. Bất kỳ vụ kiện nào có thể xảy ra trong tương lai cũng cần có sự cân nhắc rất thấu đáo của rất nhiều cơ quan, bộ ngành, cân nhắc trên cơ sở lợi ích của Việt Nam trên nhiều phương diện, cân nhắc bối cảnh quan hệ Việt Nam với Trung Quốc.

Việt Anh

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chính quyền Tổng thống Trump liệt hàng nghìn người nhập cư là đã chếtChính quyền Tổng thống Trump liệt hàng nghìn người nhập cư là đã chết
19:40:27 12/04/2025
Sập đường hầm tàu điện ngầm ở Hàn Quốc, hơn 2.300 người sơ tán khẩnSập đường hầm tàu điện ngầm ở Hàn Quốc, hơn 2.300 người sơ tán khẩn
09:32:03 12/04/2025
Đằng sau việc hàng loạt sinh viên du học tại Mỹ bị thu hồi visa không lý doĐằng sau việc hàng loạt sinh viên du học tại Mỹ bị thu hồi visa không lý do
19:54:46 13/04/2025
Tổng thống Donald Trump để ngỏ việc miễn trừ đối với một số quốc giaTổng thống Donald Trump để ngỏ việc miễn trừ đối với một số quốc gia
22:28:38 12/04/2025
Giáo sư kinh tế Mỹ nhận định về chiến lược thuế quan của Tổng thống TrumpGiáo sư kinh tế Mỹ nhận định về chiến lược thuế quan của Tổng thống Trump
16:23:47 13/04/2025
Cơ trưởng tử vong vì ngừng tim ngay sau khi đáp xuống sân bay Ấn ĐộCơ trưởng tử vong vì ngừng tim ngay sau khi đáp xuống sân bay Ấn Độ
09:33:45 12/04/2025
Lo sợ suy thoái, thế hệ Gen Z tại Mỹ đổ xô kiếm thêm tấm bằng sau đại họcLo sợ suy thoái, thế hệ Gen Z tại Mỹ đổ xô kiếm thêm tấm bằng sau đại học
09:15:01 13/04/2025
Trung Quốc sẽ dùng đất mặt trăng để in gạch xây căn cứ tại đâyTrung Quốc sẽ dùng đất mặt trăng để in gạch xây căn cứ tại đây
23:46:14 12/04/2025

Tin đang nóng

Chàng trai 24 tuổi đạp xe từ Hà Nội vào TP.HCM xem lễ diễu binh kỷ niệm 30/4Chàng trai 24 tuổi đạp xe từ Hà Nội vào TP.HCM xem lễ diễu binh kỷ niệm 30/4
18:30:32 13/04/2025
Cô gái Vĩnh Phúc giúp mẹ phục hồi sau tai nạn, xúc động trước lời thủ thỉ của bốCô gái Vĩnh Phúc giúp mẹ phục hồi sau tai nạn, xúc động trước lời thủ thỉ của bố
19:38:39 13/04/2025
Khi Chủ tịch làm "bố bỉm": Thiếu gia nhà bầu Hiển dạy con học cực khéo, lộ luôn nội thất căn biệt thự trăm tỷKhi Chủ tịch làm "bố bỉm": Thiếu gia nhà bầu Hiển dạy con học cực khéo, lộ luôn nội thất căn biệt thự trăm tỷ
19:36:53 13/04/2025
Về Thanh Hóa sau 10 năm cưới, nàng dâu Ukraine bất ngờ trước căn phòng ngủVề Thanh Hóa sau 10 năm cưới, nàng dâu Ukraine bất ngờ trước căn phòng ngủ
19:40:29 13/04/2025
Tử hình kẻ có vợ và 3 con hẹn hò rồi sát hại dã man người tìnhTử hình kẻ có vợ và 3 con hẹn hò rồi sát hại dã man người tình
18:26:25 13/04/2025
Bạn gái Vũ Văn Thanh tung ảnh bikini cực nóng bỏng, lên tiếng bênh vực 1 "anh trai" đang bị trợ lý cũ đấu tốBạn gái Vũ Văn Thanh tung ảnh bikini cực nóng bỏng, lên tiếng bênh vực 1 "anh trai" đang bị trợ lý cũ đấu tố
18:33:34 13/04/2025
Công Phượng mất ngôi Vua phá lưới bởi cầu thủ vô danhCông Phượng mất ngôi Vua phá lưới bởi cầu thủ vô danh
19:47:33 13/04/2025
Thủ tướng đắc cử Đức nêu điều kiện để Ukraine gia nhập NATO, EUThủ tướng đắc cử Đức nêu điều kiện để Ukraine gia nhập NATO, EU
21:05:20 13/04/2025

Tin mới nhất

Ukraine khẳng định mong muốn kết thúc xung đột trong năm nay

Ukraine khẳng định mong muốn kết thúc xung đột trong năm nay

21:11:47 13/04/2025
Ngoại trưởng Sybiha cũng đề cập tới việc Ukraine mong muốn vấn đề gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được duy trì trong chương trình nghị sự quốc tế.
Đức xoay trục đối ngoại: Cân bằng giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc

Đức xoay trục đối ngoại: Cân bằng giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc

21:09:51 13/04/2025
Nếu ông Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin đạt được thỏa thuận, có khả năng đó sẽ là một giải pháp áp đặt đối với Ukraine, và Đức cùng các quốc gia EU khác có thể sẽ phải chịu trách nhiệm thực thi thỏa thuận này.
Bạo lực gia tăng ở Tây Sudan khiến nhiều người thiệt mạng

Bạo lực gia tăng ở Tây Sudan khiến nhiều người thiệt mạng

21:03:37 13/04/2025
Theo ông Khatir, trong số những người thiệt mạng tại trại Zamzam, có 9 nhân viên của Relief International - tổ chức phi chính phủ điều hành một bệnh viện dã chiến tại khu vực này.
Giao tranh bùng phát mạnh tại miền Đông CHDC Congo

Giao tranh bùng phát mạnh tại miền Đông CHDC Congo

20:56:06 13/04/2025
Chưa có con số thương vong chính thức, song một tuyên bố từ Chính phủ CHDC Congo vào tối 12/4 cho biết ít nhất 52 người thiệt mạng tại Goma và khu vực lân cận. Chính phủ CHDC Congo đã đổ lỗi cho nhóm phiến quân M23 về tình trạng bạo lực...
Thuế quan của Mỹ: Khuyến nghị các nước đang phát triển đa dạng hóa quan hệ thương mại

Thuế quan của Mỹ: Khuyến nghị các nước đang phát triển đa dạng hóa quan hệ thương mại

20:38:26 13/04/2025
Giám đốc điều hành ITC khuyến cáo các quốc gia đang phát triển ưu tiên đa dạng hóa, gia tăng giá trị và hội nhập khu vực để đối phó với những cú sốc như vậy.
Nhiều trận động đất liên tiếp xảy ra tại châu Á - Thái Bình Dương

Nhiều trận động đất liên tiếp xảy ra tại châu Á - Thái Bình Dương

20:18:26 13/04/2025
Cho đến nay, chưa có báo cáo nào về thiệt hại đáng kể hoặc thương vong trong các khu vực bị ảnh hưởng. Các cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục theo dõi tình hình và đánh giá mức độ ảnh hưởng từ các trận động đất này.
Bình luận mới nhất của Tổng thống Trump về xung đột Nga - Ukraine

Bình luận mới nhất của Tổng thống Trump về xung đột Nga - Ukraine

20:11:22 13/04/2025
Chuyến đi của ông Witkoff diễn ra chỉ vài ngày sau khi Trợ lý Tổng thống Nga, ông Kirill Dmitriev đến Washington để hội đàm với các quan chức cấp cao của Nhà Trắng.
Vụ sập mái hộp đêm tại CH Dominicana: Số người bị tử vong tăng lên 226 người

Vụ sập mái hộp đêm tại CH Dominicana: Số người bị tử vong tăng lên 226 người

20:04:01 13/04/2025
Theo Văn phòng Tổng thống, lực lượng cứu hộ đã đưa được 189 người ra khỏi đống đổ nát. Cộng đồng địa phương đã tổ chức các buổi cầu nguyện tưởng niệm, nhiều người mang theo hoa, nến và thông điệp chia buồn.
Washington và Tehran công bố kết quả cuộc đàm phán đầu tiên về chương trình hạt nhân Iran

Washington và Tehran công bố kết quả cuộc đàm phán đầu tiên về chương trình hạt nhân Iran

19:57:12 13/04/2025
Phát biểu trước báo giới tại Muscat, ông Araghchi mô tả vòng đàm phán đầu tiên là "mang tính xây dựng" và được tiến hành trong "bầu không khí bình tĩnh và rất tôn trọng".
Tiết lộ về lực lượng đặc nhiệm lặng lẽ định hình chính sách nhập cư của Mỹ

Tiết lộ về lực lượng đặc nhiệm lặng lẽ định hình chính sách nhập cư của Mỹ

19:44:25 13/04/2025
Kế hoạch này đã được hoàn thiện trong một cuộc họp cấp cao tại Nhà Trắng gần đây, với sự tham gia của Bộ trưởng DHS Kristi Noem, ông Antonio Gracias và các nhân viên cấp cao khác của DOGE, cùng với các quan chức Nhà Trắng.
Quốc hội Peru hủy điều tra tham nhũng đối với Tổng thống Dina Boluarte

Quốc hội Peru hủy điều tra tham nhũng đối với Tổng thống Dina Boluarte

19:26:46 13/04/2025
Ngoài vụ việc liên quan đến đồng hồ Rolex, Tổng thống Peru còn đang bị điều tra về việc vắng mặt không thông báo trong 2 tuần hồi năm 2023 để thực hiện ca phẫu thuật mũi mà bà cho là vì lý do y tế, không phải thẩm mỹ.
Chiến lược của EU đối phó với chính sách thuế quan của Tổng thống Trump

Chiến lược của EU đối phó với chính sách thuế quan của Tổng thống Trump

19:09:07 13/04/2025
Politico cho rằng phản ứng chậm mà chắc của EU đối với chính quyền Trump được xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý vững chắc và sự đồng thuận cẩn trọng giữa các quốc gia thành viên và doanh nghiệp trong khối.

Có thể bạn quan tâm

Đến thăm nhân viên bị gãy chân, tôi bất ngờ chạm mặt một người phụ nữ, quá tức giận, tôi đã đập vỡ chiếc cốc rồi bỏ về

Đến thăm nhân viên bị gãy chân, tôi bất ngờ chạm mặt một người phụ nữ, quá tức giận, tôi đã đập vỡ chiếc cốc rồi bỏ về

Góc tâm tình

22:02:41 13/04/2025
Nghe giọng nói quen thuộc phía sau lưng, tôi tò mò quay lại để xem ai thì sững sờ khi thấy gương mặt ấy. Tuần vừa rồi, tôi nghe tin kế toán trưởng bị tai nạn gãy chân nên đã sắp xếp thời gian đến thăm.
Phim Hàn mới chiếu đã khiến cõi mạng bùng nổ: Nữ chính xinh yêu như em bé, nhìn chỉ muốn bắt về nuôi

Phim Hàn mới chiếu đã khiến cõi mạng bùng nổ: Nữ chính xinh yêu như em bé, nhìn chỉ muốn bắt về nuôi

Phim châu á

22:02:12 13/04/2025
Với cái bóng quá lớn từ đàn anh, Resident Playbook vẫn không hề lép vế, thậm chí đang từng bước chứng minh mình là truyền nhân xứng tầm của vũ trụ Yulje .
Hồ Thu Anh: Tôi chưa hài lòng về mình trong Địa Đạo và tôi không giấu diếm điều này

Hồ Thu Anh: Tôi chưa hài lòng về mình trong Địa Đạo và tôi không giấu diếm điều này

Hậu trường phim

21:59:57 13/04/2025
Sau gần 6 năm kiên trì theo đuổi công việc của một diễn viên nhưng chưa có một vai diễn nào thật sự nổi bật với số đông khán giả đại chúng, thì Ba Hương là câu trả lời của Thu Anh cho hành trình nỗ lực của mình.
Đại úy biên phòng hơn 10 năm giúp người vùng cao Thanh Hóa biết đọc, viết chữ

Đại úy biên phòng hơn 10 năm giúp người vùng cao Thanh Hóa biết đọc, viết chữ

Netizen

19:48:21 13/04/2025
Suốt 10 năm qua, Đại úy Hơ Văn Di thuộc đồn biên phòng Trung Lý (huyện Mường Lát, Thanh Hóa) đứng lớp xóa mù chữ cho dân bản.
Nóng: Messi chốt tương lai với Inter Miami

Nóng: Messi chốt tương lai với Inter Miami

Sao thể thao

19:45:54 13/04/2025
Lionel Messi chốt tương lai với Inter Miami khi sẽ ký hợp đồng mới để cùng đội bóng ở MLS này chơi bóng ở sân vận động mới.
Bắt giữ Công an "rởm" và nhóm đối tượng làm giấy tờ giả quy mô lớn

Bắt giữ Công an "rởm" và nhóm đối tượng làm giấy tờ giả quy mô lớn

Pháp luật

17:35:23 13/04/2025
Hiện Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Đà Nẵng đã ra giữ người trong trường hợp khẩn cấp, thực hiện lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Đình Hồng Hải; đồng thời di lý 3 đối tượng từ TP Hồ Chí Minh về Đà Nẵng để phục ...
Ukraine hé lộ 'vũ khí bí mật' làm suy yếu bom lượn của Nga

Ukraine hé lộ 'vũ khí bí mật' làm suy yếu bom lượn của Nga

16:18:41 13/04/2025
UMPK là một bộ mô-đun do Nga phát triển, có chức năng biến bom không dẫn đường truyền thống thành bom dẫn đường chính xác bằng cách gắn một bộ cánh và hệ thống dẫn đường.
"Gương mặt đẹp trai số 2 thế giới" bị ông trùm 18+ đòi đuổi khỏi showbiz

"Gương mặt đẹp trai số 2 thế giới" bị ông trùm 18+ đòi đuổi khỏi showbiz

Sao châu á

15:40:50 13/04/2025
Đây là gương mặt đẹp trai số 2 thế giới. Có nhiều ý kiến cho rằng nhan sắc của Khương Đào chưa xứng tầm với danh hiệu này.
Diện mạo khác lạ của Tăng Thanh Hà khiến netizen ngỡ ngàng: Body "ngọc nữ" U40 sexy cỡ này!

Diện mạo khác lạ của Tăng Thanh Hà khiến netizen ngỡ ngàng: Body "ngọc nữ" U40 sexy cỡ này!

Sao việt

14:40:01 13/04/2025
Tăng Thanh Hà lại tiếp tục khiến cộng đồng mạng dành nhiều lời khen khi đăng bức ảnh chụp trước gương, khoe diện mạo vừa gợi cảm vừa sang chảnh, cá tính.