Châu Âu gây sức ép lên Iran tuân thủ thỏa thuận hạt nhân 2015
Các cường quốc thế giới ngày 6/12 đã yêu cầu Iran ngưng các hoạt động vi phạm thỏa thuận hạt nhân 2015 để tránh căng thẳng gia tăng.
Phát biểu với các nhà báo sau cuộc họp tại thủ đô Viên của Áo, phái viên Fu Cong của Trung Quốc cho biết các nước châu Âu tham gia ký thỏa thuận hạt nhân năm 2015 gồm Anh, Pháp, Đức đã quyết định không kích hoạt cơ chế giải quyết tranh chấp có trong thỏa thuận để trừng phạt Iran sau những động thái cứng rắn mới đây của nước này. Tuy nhiên, các đại diện châu Âu cùng Trung Quốc và Nga tham gia cuộc họp cũng yêu cầu Iran phải tuân thủ một cách toàn diện thỏa thuận đã ký năm 2015 để tránh căng thẳng gia tăng và những bước đi dẫn tới hậu quả không mong muốn.
Các cường quốc gây sức ép lên Iran ngững vi phạm thỏa thuận hạt nhân 2015 tại cuộc họp ở Áo ngày 6/12. (Ảnh: AFP)
Còn Thứ trưởng ngoại giao Iran Seyed Abbas Araghchi cho rằng, ông nhận thấy sự nghiêm túc của các quốc gia trong việc tìm kiếm giải pháp thực tiễn cứu vãn thỏa thuận, song ông cũng thừa nhận vẫn còn có những vấn đề và trở ngại trong cách tiếp cận của các bên.
Video đang HOT
Căng thẳng leo thang trong thời gian qua sau khi Mỹ tuyên bố đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran 2015, để lại gánh nặng trên vai 5 cường quốc còn lại là Anh, Pháp, Đức, Nga, và Trung Quốc. Để cứu vãn thỏa thuận bên bờ sụp đổ, Liên minh châu Âu đồng ý tạo ra cơ chế giao dịch thương mại với Iran để tránh tác động của lệnh trừng phạt từ phía Mỹ. Tuy nhiên, cơ chế này không mang lại kết quả như Iran mong muốn, buộc Tehran có động thái cứng rắn.
Kể từ tháng 5 vừa qua, Iran đã thực hiện một loạt bước đi, trong đó có việc làm giàu uranium trở lại ở mức vượt ngoài giới hạn cho phép có trong thỏa thuận 2015. Ngay trước thềm cuộc gặp tại Áo, đại diện của Anh, Pháp, Đức đã gửi một bức thư tới Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, cáo buộc Iran phát triển tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Với những động thái trên, Iran chỉ muốn gây áp lực lên các cường quốc tham gia ký thỏa thuận 2015 còn lại đưa ra các cam kết mới nhằm hạn chế bất lợi từ lệnh trừng phạt của Mỹ.
Các nhà phân tích cho rằng các cường quốc thế giới không muốn áp dụng bước đi mạo hiểm bằng cách kích hoạt cơ chế giải quyết tranh chấp, bởi một bước đi như vậy sẽ dẫn tới việc Liên Hợp Quốc tái áp đặt lệnh trừng phạt lên Iran và hậu quả của nó sẽ là Iran rút khỏi thỏa thuận cũng như Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Bằng cách đưa ra c ảnh báo, châu Âu muốn cho Iran có cơ hội để ngưng các hành động vi phạm, đồng thời cam kết tuân thủ đầy đủ thỏa thuận. Đại diện của Trung Quốc cho báo chí biết sau cuộc họp tại Áo là Iran đồng ý sẵn sàng quay trở lại tuân thủ thỏa thuận./.
Theo Hữu Bình/VOV-Praha
IAEA : Iran đã vi phạm thỏa thuận hạt nhân
Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cho biết Iran đã bơm uranium vào máy li tâm, theo đó vi phạm thỏa thuận hạt nhân mà Tehran kí với các cường quốc năm 2015.
IAEA ngày 7-11 ra thông báo cho biết Iran đã chuyển thùng khí uranium tới cơ sở hạt nhân Fordow và đấu nối nó với các máy ly tâm ở đây, trong một bước đi khởi động quá trình làm giàu uranium, theo đó vi phạm thỏa thuận hạt nhân năm 2015, Reuters đưa tin.
Hình ảnh vệ tinh cơ sở Fordow. Ảnh: WSJ
Báo cáo của IAEA tương đồng với thông báo của Tổ chức Năng lượng Hạt nhân Iran (AEOI) cùng ngày về việc chính thức nối lại quá trình làm giàu uranium tại cơ sở Fordow. Theo thỏa thuận hạt nhân Iran ký với các cường quốc năm 2015, Iran bị cấm tất cả hoạt động làm giàu uranium tại cơ sở này.
Phía Iran cho biết công tác khởi động quá trình làm giàu uranium sẽ tốn một khoảng thời gian và sẽ đi vào ổn định vào ngày 9-11. AEOI nhấn mạnh tỷ lệ tinh khiết của uranium sẽ đạt 4,5%, tương đương với mức mà Tehran cảnh báo cách đây hai tháng. Con số này cao hơn mốc cho phép trong thỏa thuận 2015 (3,67%), song kém xa mức uranium có thể sử dụng chế tạo bom hạt nhân (90%).
Động thái được Iran mô tả là bước tiếp theo trong thực thi tuyên bố cắt giảm từng bước cam kết trong thoả thuận hạt nhân để đáp trả các lệnh trừng phạt của Mỹ sau khi Washington rút khỏi thoả thuận hồi tháng 5-2018, cũng như việc các nước châu Âu không giúp Tehran chống lại các gói cấm vận nói trên.
Hồi tháng 5 và tháng 7, Iran đã giảm một số cam kết trong thỏa thuận hạt nhân như tăng tỷ lệ uranium làm giàu và tăng trữ lượng uranium làm giàu trong kho. Hôm 4-11, Iran khẳng định đã đưa thêm 30 máy ly tâm IR-6, có tốc độ làm giàu uranium gấp 10 lần thế hệ máy cũ, vào vận hành, giúp nước này sở hữu thêm 5kg nhiên liệu hạt nhân có độ tinh khiết cao mỗi ngày.
Sau bước đi trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mordan Ortagus nói rằng Tehran không có lý do gì để mở rộng chương trình làm giàu uranium và Washington sẽ tiếp tục chính sách sức ép kinh tế đối với Iran cho đến khi Iran thay đổi cách hành xử.
Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gọi động thái của Iran là hành động nghiêm trọng, và cho biết ông sẽ có cuộc nói chuyện với cả tổng thống Mỹ và lãnh đạo Iran trong những ngày tới.
Thiện Nhân
Theo cand.com.vn
Iran từng bước "kết liễu" thỏa thuận JCPOA Người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Cornel Feruta ngày 8-9 đã đến Tehran để hội đàm cấp cao với các quan chức Iran. Chuyến thăm của cơ quan giám sát nguyên tử của LHQ diễn ra một ngày sau khi Iran tuyên bố các bước đi mới nhất trong việc giảm các cam kết đối với Kế...