Châu Âu đứng trước thử thách ‘khó khăn và đau đớn’ vì Covid-19
Các nước châu Âu đưa ra các biện pháp mạnh tay để ngăn chặn sự lây lan Covid-19 và hạn chế thiệt hại kinh tế trong khu vực.
Khi virus corona lây lan khắp châu Âu, nước Áo cấm tụ tập trên 5 người tại “ổ dịch” Tyrol, đồng thời tuyên bố đóng cửa các nhà hàng từ 17/3.
“Các tuần tiếp theo sẽ là thử thách khó khăn và đau đớn. Chúng tôi hy vọng rằng, xã hội và nền kinh tế sẽ hồi sinh sau Lễ Phục sinh. Cuộc sống có thể tiếp tục khi chúng ta yêu thương và trân trọng nó”, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz nói trong phiên họp khẩn cấp của Quốc hội hôm 15/3.
Các quốc gia châu Âu đang phải áp dụng các biện pháp mạnh tay để chống dịch Covid-19. (Ảnh: Straits Times)
Trong khi đó, Pháp tuyên bố hạn chế giao thông nội địa. Các hãng hàng không, đường bộ được yêu cầu cắt giảm một nửa lưu lượng khách. Thông báo này được đưa ra sau khi chính quyền đóng cửa tất cả địa điểm không thiết yếu, bao gồm quán cà phê, nhà hàng, rạp chiếu phim, quán bar và cửa hàng.
Italy và Tây Ban Nha, 2 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì Covid-19 tại châu Âu, phong tỏa toàn quốc. Nhiều chính phủ khác cũng đang sẵn sàng ra lệnh phong tỏa để ngăn chặn dịch.
Truyền thống Đức đưa tin, nước này có ý định đóng cửa biên giới với Pháp, Thụy Sỹ và Áo. Estonia cấm tất cả nước ngoài nhập cảnh vào nước họ từ 17/3. Trong khi chính quyền Italy cố gắng ngăn chặn “cuộc di cư” từ phía Bắc xuống phía Nam.
Sân Anfield vắng vẻ khi các trận đấu ở Ngoại hạng Anh bị trì hoãn đến 3/4.
Thủ tướng Litva, Saulius Skvernelis, cam kết sẽ đưa ra gói hỗ trợ tài chính không dưới 1 tỷ Euro. Latvia cũng đã đóng cửa biên giới, sân bay và cảng đối với những người không giấy phép cư trú và cấm tất cả các sự kiện chính thức.
Chính phủ Thụy Sỹ đang cân nhắc cung cấp gói hỗ trợ kinh tế bổ sung, thêm vào gói viện trợ 10 tỷ USD đưa ra trước đó, nếu cuộc khủng hoảng trợ nên tồi tệ hơn.
Slovenia đình chỉ tất cả các phương tiện giao thông công cộng từ 15/3. Chính phủ nước này cũng dự kiến sẽ đóng cửa tất cả các quán bar và nhà hàng.
Video: Số người chết tăng kỷ lục ở Italy vì Covid-19
Ba Lan từ đêm 14/3 cấm người nước ngoài vào nước này. Công dân Ba Lan trở về từ các nước có dịch được phép nhập cảnh nhưng phải cách ly trong 14 ngày.
Trong động thái chưa từng có, Séc đóng cửa biên giới, cấm tất cả nước ngoài ngoại trừ công dân Séc và những người có quyền định cư vào tại quốc gia này. Hầu hết các cửa hàng và nhà hàng bị đóng cửa trong 10 ngày bắt đầu từ 6h ngày 14/3.
Hy Lạp đóng cửa biên giới đất liền với Albania và Macedonia, đồng thời dừng các chuyến bay và di chuyển đường biển với 2 quốc gia này.
Đêm qua (16/3), EU lên kế hoạch đóng cửa biên giới, cấm người nước ngoài nhập cảnh nếu không có lý do cần thiết.
Công dân các nước EU, thân nhân, nhân viên y tế và chuyên gia y tế là những trường hợp ngoại lệ. Brussels cũng công bố kế hoạch thiết lập các “tuyến đường màu xanh lá cây”, ưu tiên vận chuyển hàng hóa y tế, thực phẩm và các dịch vụ khẩn cấp, phục vục cho việc hỗ trợ chống đại dịch Covid-19.
Mặc dù lệnh đóng cửa biên giới EU vẫn cần phải được sự chấp thuận từ lãnh đạo các nước, nhưng khả năng thông qua là rất cao bởi nó đã nhận được ý kiến đồng thuận sau cuộc trò chuyện giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Chủ tịch Von der Leyen nhấn mạnh những biện pháp này chỉ có hiệu quả khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa các quốc gia.
Nhân viên y tế vận chuyển bệnh nhân nhiễm virus corona.
Trong khi các quốc gia tập trung vào mục tiêu hạn chế sự lây lan của virus, một vấn đề khác cũng đang rất được quan tâm là giải quyết tác động tới các nền kinh tế.
Ngân hàng Trung ương châu Âu tăng cường chương trình mua trái phiếu và các khoản cho vay giá rẻ cho các ngân hàng thương mại, đồng thời giữ nguyên lãi suất chủ chốt ở mức -0,5% nhằm kích thích vay đầu tư thay vì giữ tiền trong ngân hàng.
Các thị trường có dấu hiệu hồi phục sau khi Đức cam kết chi bất cứ thứ gì cần thiết để bảo vệ nền kinh tế của mình. Tuy nhiên nhiều chuyên gia y tế lo ngại khu vực đồng Euro sẽ khó tránh khỏi suy thoái kinh tế.
Trong báo cáo mới được công bố, Ủy ban châu Âu (EC) dự báo tăng trưởng của khối sẽ giảm 1% GDP trong năm nay. Kịch bản thời gian tới có thể còn nghiêm trọng hơn so với cuộc khủng hoảng năm 2008.
SONG HY (Nguồn: Bloomberg)
Theo vtc.vn
Người Đức coi Trump nguy hiểm hơn cả Putin và Kim Jong-un
Người dân Đức coi Tổng thống Mỹ Donald Trump nguy hiểm hơn Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un.
Một cuộc khảo sát xã hội học mới đây đã cho thấy kết quả bất ngờ là người dân Đức đánh giá Tổng thống của quốc gia đồng minh Hoa Kỳ Donald Trump là mối đe dọa nghiêm trọng hơn đối với thế giới, nếu so với các nhà lãnh đạo của các quốc gia "thù địch" hoặc không phải đồng minh với Đức.
Cụ thể, tờ báo Đức Deutsche Welle dẫn nguồn tin của Viện xã hội học YouGov cho biết, người dân Đức coi ông Donald Trump còn nguy hiểm hơn cả Tổng thống Nga Vladmir Putin và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hay Chủ tịch Trung Quốc.
Theo kết quả thăm dò ý kiến, có 41% số người Đức được hỏi ý kiến đã chỉ ra rằng, ông Trump là mối đe dọa đối với thế giới. 17% số người được hỏi nêu tên mối nguy hiểm đến từ ông Kim Jong-un. Có 8% số người tham gia cuộc thăm dò ý kiến bày tỏ nỗi e sợ về những hành động của ông Putin, còn chỉ có 7% cư dân Đức lên tiếng chống lại nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Mặc dù đạt tín nhiệm rất thấp nhưng đây cũng là một "thành công lớn" đối với nhà lãnh đạo Mỹ, bởi năm ngoái ông Trump bị tới 48% số người Đức coi là mối đe dọa, ông Kim Jong-un là 21%, còn chỉ có 15% số người được hỏi chống lại nhà lãnh đạo Nga Putin.
Dân Đức cho rằng ông Trump nguy hiểm hơn ông Putin và Kim Jong-un
Năm nay, những nguyên thủ quốc gia được người Đức tin cậy hơn cả là Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (57%), Thủ tướng Đức Angela Merkel (53%), Thủ tướng Áo Sebastian Kurz (33%). Ông Putin cũng giành được sự tin cậy của 26% số người được hỏi ý kiến.
Được biết, Berlin và Washington đang có mâu thuẫn rất lớn về việc Mỹ đang ra sức ngăn chặn dự án khí đốt "Dòng chảy Phương Bắc 2" (Nord Stream 2) của Nga, mà Đức là nước sẽ thu được lợi ích lớn nhất từ dự án này.
Sẽ có 110 tỷ m3 khí đốt giá rẻ sẽ được bơm thẳng tới Đức nếu tuyến ống này hoàn thành, hơn nữa, với vai trò là nước đầu tiên nhận được dòng khí, Đức sẽ có vai trò rất lớn khi trở thành nước phân phối khí đốt cho tây Âu và trung Âu.
Do đó, việc Mỹ ra sức ngăn chặn Nord Stream 2 để bán khí đốt hóa lỏng (LNG) giá cao của mình cho châu Âu đã khiến cả giới lãnh đạo lẫn dân chúng Đức phản đối kịch liệt.
Ông Trump cũng khiến người ta kinh sợ vì tính khí bốc đồng, sẵn sàng lầm bất cứ cái gì mà người khác không dám làm, trong khi ông lại nắm nút bấm hạt nhân của một cường quốc như Mỹ. Người ta sợ rằng, nếu như Mỹ không có những chế tài chặt chẽ trong việc ra quyết định tấn công hạt nhân thì không loại trừ ông người đầu tiên ra lệnh hủy diệt thế giới.
Nhật Nam
Theo baodatviet.vn
Tân Thủ tướng Áo 33 tuổi Sebastian Kurz tuyên thệ nhậm chức Các bộ trưởng trong Nội các của ông gồm 10 người từ đảng OeVP theo đường lối bảo thủ và 4 người từ đảng đối tác Xanh trong liên minh cầm quyền cũng đã tuyên thệ nhậm chức. Ông Sebastian Kurz. (Nguồn: AFP/TTXVN) Ngày 7/1, thủ lĩnh đảng Nhân dân của Áo (OeVP) Sebastian Kurz đã tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng quốc...