Châu Âu đoàn kết khi quan hệ Ba Lan – Ukraine khởi sắc
Bối cảnh chính trị quốc tế phức tạp, đặc biệt là sự chuyển giao quyền lực sắp tới tại Mỹ, đã buộc các nước châu Âu phải đẩy mạnh hợp tác để củng cố an ninh tập thể và hỗ trợ Ukraine.
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk (phải) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) bắt tay sau cuộc họp báo tại thủ đô Warsaw, Ba Lan, ngày 12/12/2024. Ảnh: kyivpost.com
Ngày 17/12, trong bối cảnh chính trị quốc tế đầy biến động, đặc biệt là trước thềm chuyển giao quyền lực tại Mỹ, các quốc gia châu Âu đã tăng cường hợp tác nhằm củng cố an ninh chung và đẩy mạnh hỗ trợ Ukraine. Nổi bật trong quá trình này là những chuyển biến tích cực trong quan hệ giữa Ba Lan và Ukraine, qua đó khẳng định vai trò quan trọng của ngoại giao khu vực và sự đồng thuận chính sách trong nội khối.
Sự thay đổi chính quyền tại Mỹ khiến châu Âu lo ngại về các kịch bản thiếu chắc chắn trong chính sách đối ngoại và an ninh. Điều này thúc đẩy các nước châu Âu, đặc biệt là Ba Lan, tăng cường các biện pháp nhằm hỗ trợ Ukraine và bảo vệ ổn định khu vực. Cuối tháng 11, Hội nghị thượng đỉnh tại Stockholm với sự tham gia của các nước Bắc Âu, Baltic và Ba Lan đã đưa ra sáng kiến thành lập lực lượng tuần tra hải quân tại Biển Baltic. Đây được xem là một bước tiến tiếp nối mô hình tuần tra trên không, khẳng định quyết tâm hợp tác khu vực trước các thách thức an ninh chung.
Song song đó, Ba Lan cũng đẩy mạnh phối hợp với các cường quốc châu Âu như Pháp, Đức và Anh. Chuyến thăm của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tới Warsaw ngày 12/12 đã ghi dấu mốc quan trọng, khẳng định nỗ lực tăng cường hợp tác song phương và sự thống nhất trong chính sách hỗ trợ Ukraine.
Về phía Ba Lan, nước này đang có những tính toán chiến lược khi chuẩn bị đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng EU vào tháng 1/2025. Thủ tướng Donald Tusk tận dụng thời điểm này để nâng cao vị thế của Ba Lan trên trường quốc tế, đồng thời khẳng định lập trường rõ ràng trong việc hỗ trợ Ukraine. Ông nhấn mạnh rằng Ba Lan không có kế hoạch triển khai quân đội tới Ukraine nhằm tránh những rủi ro kéo dài và đảm bảo các vấn đề an ninh quốc gia.
Sau giai đoạn căng thẳng lịch sử, quan hệ Ba Lan – Ukraine đang có dấu hiệu cải thiện. Ba Lan đã gửi thông điệp thiện chí và mong muốn giải quyết các vấn đề vụ thả.m sá.t Volhynia thông qua hoạt động khai quật dự kiến vào mùa xuân tới. Phản ứng tích cực từ phía Ukraine cho thấy triển vọng xây dựng một mối quan hệ ổn định và bền chặt hơn trong thời gian tới.
Các cuộc khảo sát gần đây cho thấy người dân Ukraine vẫn giữ thái độ tích cực đối với Ba Lan, dù mức độ ủng hộ có phần giảm nhẹ so với năm 2022. Đây là nền tảng quan trọng để hai nước tiếp tục củng cố và thúc đẩy hợp tác trong bối cảnh châu Âu đang đối mặt với nhiều thách thức an ninh.
Video đang HOT
Tuy nhiên, tình hình Ukraine vẫn diễn biến phức tạp khi xung đột Nga – Ukraine leo thang với các cuộc tấ.n côn.g nhắm vào cơ sở hạ tầng trọng yếu, gây ra tình trạng mất điện trên diện rộng. Dự báo giai đoạn trước lễ nhậm chức của chính quyền mới tại Mỹ sẽ chứng kiến căng thẳng gia tăng, đặt ra yêu cầu cấp bách đối với châu Âu trong việc đẩy mạnh các nỗ lực ngoại giao để bảo đảm an ninh khu vực.
Trong bối cảnh này, quan hệ giữa Ba Lan và Ukraine tiếp tục đóng vai trò then chốt. Các cuộc tiếp xúc cấp cao và chuyến thăm dự kiến của Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk tới Kiev vào cuối năm nay, cùng chuyến thăm trở lại của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào năm 2025, là những minh chứng rõ nét cho quyết tâm thúc đẩy hợp tác song phương.
Dù còn nhiều thách thức, sự hợp tác giữa Ba Lan, Ukraine và các quốc gia châu Âu đang đặt nền móng cho một liên minh vững chắc hơn. Nỗ lực này không chỉ nhằm ứng phó hiệu quả với xung đột hiện tại mà còn mở ra triển vọng xây dựng một trật tự an ninh bền vững và ổn định lâu dài cho toàn khu vực.
Thủ tướng Ba Lan tiết lộ thời điểm bắt đầu hòa đàm Nga - Ukraine
Theo Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk, đàm phán hòa bình về cuộc chiến giữa Liên bang Nga và Ukraine có thể diễn ra vào mùa đông năm nay khi Vacsava (Warsaw) muốn đóng vai trò quan trọng trong việc kết thúc xung đột.
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk trong cuộc họp báo tại Warsaw, ngày 16/2/2024. Ảnh: PAP/TTXVN
Theo báo The Independent ngày 10/12, Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky tiếp tục thúc đẩy một cam kết an ninh theo kiểu NATO trước khi Ukraine trở thành thành viên đầy đủ của liên minh quân sự này.
Cùng ngày, Thủ tướng Ba Lan, ông Donald Tusk cho biết các cuộc đàm phán hòa bình về cuộc chiến giữa Liên bang Nga và Ukraine có thể bắt đầu vào mùa đông năm nay.
Ba Lan là một trong những quốc gia ủng hộ Ukraine mạnh mẽ nhất kể từ khi Liên bang Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào cuối tháng 2/2022.
Thủ tướng Ba Lan, ông Donald Tusk cam kết sẽ tham gia tích cực vào bất kỳ cuộc đàm phán nào khi Ba Lan đảm nhận vị trí Chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 1/1 tới.
Trong một phát biểu đưa ra ngày 10/12, ông Tusk nói: "Như bạn có thể tưởng tượng, phái đoàn của chúng tôi sẽ cùng chịu trách nhiệm cho một số vấn đề như vạch ra lịch trình chính" và "mặc dù vẫn còn nghi vấn, nhưng các cuộc đàm phán có thể bắt đầu vào mùa đông năm nay".
Thủ tướng Ba Lan cho biết thêm rằng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ đến thăm Vacsava vào ngày 12/12 để thông báo về các cuộc hội đàm của ông tại Paris cuối tuần trước với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Thủ tướng Ba Lan nói rằng ông thường xuyên giữ liên lạc với các đồng minh Scandinavia và Baltic, đồng thời cho biết Thủ tướng Anh Keir Starmer sẽ đến Vacsava vào đầu năm sau.
"Tôi thực sự muốn Ba Lan trở thành quốc gia không chỉ tham gia mà còn định hình các quyết định mang lại an ninh và bảo vệ lợi ích của Ba Lan", ông Tusk nói.
Vào ngày 9/12, Tổng thống Zelensky nhấn mạnh đến khả năng giải quyết cuộc chiến ở Ukraine thông qua con đường ngoại giao.
Đây là một dấu hiệu mới nhất cho thấy Ukraine ngày càng sẵn sàng đàm phán.
Tuy nhiên, Tổng thống Ukraine cho biết ông đã nói với ông Trump và ông Macron rằng mình không tin Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin muốn kết thúc chiến tranh.
Về phần mình, vào ngày 10/12, Điện Kremlin cho biết chiến tranh sẽ tiếp tục cho đến khi Liên bang Nga đạt được các mục tiêu do Tổng thống Putin đặt ra bằng hành động quân sự hoặc đàm phán.
Cũng trong ngày 10/12, ông Sergei Naryshkin, Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Liên bang Nga (SVR), tuyên bố Nga đang tiến gần đến việc hoàn thành các mục tiêu của mình tại Ukraine.
Theo ông Naryshkin, Moskva đang nắm giữ sáng kiến chiến lược trong mọi khía cạnh của cuộc chiến và quân đội Ukraine đang trên bờ vực sụp đổ.
Ông Naryshkin nhấn mạnh rằng tình hình chiến trường hiện không ủng hộ Ukraine. Theo ông, Liên bang Nga không chỉ kiểm soát một phần lớn lãnh thổ Ukraine, tương đương bang Virginia của Mỹ, mà còn đạt tốc độ tiến quân nhanh nhất kể từ những ngày đầu của chiến dịch quân sự đặc biệt. Các cuộc giao tranh khốc liệt tiếp tục diễn ra ở khu vực phía Đông Ukraine, đặc biệt tại Kurakhove và Toretsk.
Phát biểu này phản ánh tư duy của những lãnh đạo cấp cao trong Điện Kremlin, nơi coi cuộc chiến này là một phần trong cuộc xung đột lớn hơn giữa Liên bang Nga và phương Tây.
Trong bối cảnh chiến sự leo thang, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump hôm 8/12 đã kêu gọi ngừng bắ.n ngay lập tức và tiến hành đàm phán để chấm dứt chiến tranh.
Ông Trump cam kết sẽ nhanh chóng kết thúc cuộc xung đột ngay khi quay trở lại Nhà Trắng. Ông được cho là sẵn sàng đối thoại với Tổng thống Putin để đạt được một thỏa thuận ngừng bắ.n, dù Moskva loại trừ khả năng nhượng bộ về lãnh thổ.
Ông Trump có thể sắp công bố các điều khoản hòa bình Ukraine Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể nêu tầm nhìn của ông về hòa bình Ukraine trong những ngày tới, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cho biết. Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (Ảnh: Getty). Trả lời phỏng vấn truyền thông ngày 10/11, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk nói rằng đội ngũ của Tổng thống đắc cử Mỹ...