Châu Âu điều tra sự cố hiếm gặp với vaccine Covid-19 của Johnson & Johnson
Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) ngày 9/4 thông báo đang tiến hành xem xét sự cố hình thành máu đông hiếm gặp ở 4 trường hợp, sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19 do hãng dược Mỹ Johnson & Johnson bào chế và phân phối.
Vaccine 1 liều ngừa Covid-19 của Johnson&Johnson đã được lưu hành. (Nguồn: Getty Images)
Bình luận về vấn đề này, đại diện hãng dược phẩm Johnson & Johnson cho biết đã nhận được báo cáo về các trường hợp gặp tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19 và đang làm việc với các cơ quan quản lý để đánh giá dữ liệu, cũng như cung cấp thông tin liên quan.
Video đang HOT
Đến nay, hãng dược phẩm này khẳng định, “vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng” về mối liên hệ giữa hiện tượng đông máu bất thường với việc tiêm phòng vaccine của hãng.
Theo thống kê của Reuters , đã có 4 trường hợp gặp tình trạng đông máu và giảm tiểu cầu nghiêm trọng trong quá trình Johnson & Johnson triển khai tiêm chủng tại một cơ sở vaccine của hãng ở Mỹ.
Trong đó có 1 người đã tử vong vì rối loạn đông máu được báo cáo trong thử nghiệm lâm sàng của Johnson & Johnson tại Mỹ. Tính đến nay, có khoảng gần 5 triệu người ở Mỹ đã tiêm vaccine ngừa Covid-19 của hãng dược phẩm này.
Trước đó, vào ngày 9/4, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã báo cáo về một số phản ứng phụ sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19 của hãng Johnson & Johnson như: chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu, thở nhanh và đổ mồ hôi, tại 4 bang của nước này gồm: Iowa, Colorado, Georgia và Bắc Carolina.
Tuy nhiên, tại thời điểm này, Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ cùng Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), không khuyến nghị các sở y tế ngừng sử dụng bất kỳ lô vaccine ngừa Covid-19 nào.
EU khuyến cáo không nên nới lỏng các biện pháp phòng dịch COVID-19 quá nhanh
Các nước châu Âu không nên nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch bệnh quá nhanh. Đây là khuyến cáo được Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đưa ra ngày 25/11.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở Praha, Séc ngày 14/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trước các nghị sĩ EU, bà von der Leyen cảnh báo nguy cơ xảy ra làn sóng lây nhiễm thứ 3 dịch COVID-19 sau dịp Giáng sinh. Bà cho biết thực tế một số nước châu Âu đang dần nới lỏng các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh, trong đó có yêu cầu ở nhà, khi các dịp lễ cuối năm tới gần. Tuy nhiên, Chủ tịch EC cho rằng cần rút ra bài học từ mùa Hè, và không nên lặp lại các sai lầm của việc nới lỏng các hạn chế quá nhanh.
Trước đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo các cửa hàng có thể mở cửa trở lại vào ngày 28/11 này và nước này có thể dỡ bỏ yêu cầu người dân ở nhà từ ngày 15/12, mặc dù lệnh giới nghiêm vào ban đêm sẽ được áp dụng lại. Tại Đức, lãnh đạo 16 bang của nước này cũng nhất trí về hướng dẫn phòng dịch trong dịp Giáng sinh, theo đó nới lỏng một số hạn chế cho đến hết tháng 12, dù số ca nhiễm tại nước này đã gần chạm mốc 1 triệu người. Lãnh đạo các bang của Đức cũng nhất trí số người được phép tụ tập tối đa trong khoảng thời gian từ ngày 23/12 đến ngày 1/1.2021 là 10 người.
* Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế CH Séc Jan Blatny cho biết nước này sẽ bắt đầu xét nghiệm kháng nguyên COVID-19 miễn phí cho tất cả người dân có nhu cầu từ ngày 18/12.
Séc là một trong những quốc gia tại châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch COVID-19 trong làn sóng lây nhiễm thứ 2. Nước này cũng dự định nới lỏng các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn dịch bệnh, vốn được áp dụng trong những tuần qua.
Nhà chức trách cho biết nếu tình hình dịch bệnh tại nước này tiếp tục tạm lắng, các nhà hàng, trường học và cửa hàng có thể mở cửa trở lại vào tuần tới. Dự kiến, Chính phủ Séc sẽ họp vào ngày 29/11 để đưa ra quyết định về việc có nới lỏng thêm các hạn chế hay không.
Trong 24 giờ qua, Séc ghi nhận thêm 5.854 ca nhiễm, thấp hơn gần 50% so với giai đoạn đỉnh dịch vào cuối tháng 10 và đầu tháng 11. Hiện tổng số ca nhiễm tại quốc gia Đông Âu này là 502.534 người, trong đó có 7.499 trường hợp không qua khỏi.
* Liên quan đến tình hình kinh tế, Ngân hàng Trung ương châu Âu ( ECB ) cảnh báo việc các chính phủ ngừng hỗ trợ quá sớm có thể khiến việc phục hồi kinh tế tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) có thể bị trệch hướng, kéo theo làn sóng phá sản. Bất chấp các tín hiệu lạc quan về việc thử nghiệm các vaccine phòng dịch, Phó Chủ tịch ECB Luis de Guindos cho rằng "con đường phía trước vẫn còn khá dài". Do đó, ECB nêu rõ sẽ vẫn duy trì gói cứu trợ đại dịch của mình, trong đó có chương trình mua trái phiếu khẩn cấp, trị giá 1.350 tỷ euro (1.600 tỷ USD), cho đến khi vượt qua giai đoạn khủng hoảng.
Tấn công bằng dao ở thành phố Lugano của Thuỵ Sĩ có liên quan đến khủng bố Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, một vụ tấn công bằng dao đã xảy ra tại thành phố Lugano, bang Ticino của Thụy Sĩ. Một phụ nữ 28 tuổi đã bị bắt giữ. Ảnh: swissinfo.ch Nghi can là một phụ nữ 28 tuổi đã bị bắt giữ. Hiện cảnh sát Thụy Sĩ đang điều tra vụ tấn công theo hướng khủng bố. Các...