Châu Âu điều tra Google “chèn ép” đối thủ bằng Android
EU cáo buộc Google sử dụng hệ thống điều hành Android của mình để chèn ép các đối thủ.
Cáo buộc này đã mở ra mặt trận thứ hai chống lại gã khổng lồ công nghệ của Mỹ và Google có thể phải đối mặt với án phạt nặng.
Theo Reuters, Cơ quan Quản lý chống độc quyền của EU cho rằng bằng cách yêu cầu các nhà sản xuất điện thoại di động cài đặt trước Google Search và trình duyệt Google Chrome để truy cập vào các ứng dụng khác của Google, công ty này đã làm tổn hại đến người tiêu dùng bằng cách hạn chế cạnh tranh.
Động thái này của EU là diễn biến mới nhất trong một loạt các thách thức chống độc quyền mà Google phải đối mặt ở cả EU và các nước khác như Ấn Độ, Brazil và Nga. Trong khi đó, cơ quan quản lý của Mỹ đã kết thúc các điều tra về Google vào năm 2013 mà không có tiến triển nào khác.
Ủy ban châu Âu cho biết việc cấp phép hoạt động kinh doanh cho Android của Google bắt đầu vào năm 2011. Lúc đó, công ty đã chiếm lĩnh hệ thống điều hành và các cửa hàng ứng dụng di động. Điều này cho thấy Google đang tìm cách che chắn cho công cụ tìm kiếm của mình, công cụ phổ biến nhất thế giới.
Tượng điêu khắc của hệ điều hành di động Android, biểu tượng của Google Inc. bên trong trụ sở Googleplex tại California. Ảnh: Bloomberg
Google đã phải đối mặt với cáo buộc của EU về thúc đẩy các dịch vụ mua sắm của mình trên Internet nhằm gây tổn thất cho các đối thủ khác. Vụ án tiếp tục kéo dài từ cuối năm 2010 cho đến nay, mặc dù EU đã nỗ lực ba lần để giải quyết các vấn đề.
Theo TheWall Street Journal, năm ngoái, EU đã cáo buộc Google làm lệch kết quả tìm kiếm trực tuyến của họ để ủng hộ dịch vụ so sánh mua sắm của mình. Google đã phủ nhận những cáo buộc trên. Mức phạt có thể lên đến 10% doanh thu hằng năm của Google. Năm ngoái, con số 10% này tương đương 74,5 tỉ USD.
Video đang HOT
Theo ước tính của chuyên gia phân tích tài chính Richard Windsor, Android đã đem về cho Google 11 tỉ đôla từ việc bán quảng cáo trên điện thoại dùng Android, thông qua các ứng dụng như Maps, Tìm kiếm và Gmail.
Ủy viên Bộ Cạnh tranh châu Âu Margrethe Vestager cho biết: “Chúng tôi tin rằng hành vi của Google đã ngăn chặn người tiêu dùng có sự lựa chọn rộng hơn cho các ứng dụng và dịch vụ di động, cản trở sự đổi mới của các công ty khác”.
Ủy ban châu Âu cho biết khoảng 80% các thiết bị di động thông minh ở châu Âu và trên thế giới đang chạy trên hệ điều hành Android và Google nắm giữ hơn 90% thị trường công cụ tìm kiếm Internet trên Android trong khu vực kinh tế châu Âu.
PHẠM THANH THẢO
Theo_PLO
Tăng T-90 tại Syria sắp có đối thủ xứng tầm
Hãng Sputnik ngày 3/4 dẫn nguồn tin quân sự Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, nước này bắt đầu bước vào giai đoạn sản xuất loạt với dòng tăng Altay.
Sản xuất loạt
Dự kiến, lô hàng đầu tiên sẽ gồm 250 chiếc xe tăng Altay. Được biết, nguyên mẫu xe tăng Altay đầu tiên được giới thiệu hồi tháng 5/2011 tại triển lãm vũ khí IDEF-2011, tổ chức tại Istanbul. Xe tăng chiến đấu chủ lực Altay do công ty quốc phòng Otokar phát triển dành riêng cho Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Chương trình phát triển Altay được khởi động từ giữa những 1990 với nhà thầu chính là Otokar. Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã chi ít nhất 500 triệu USD chỉ để Otokar phát triển và sản xuất 4 nguyên mẫu Altay đầu tiên.
Nhưng phải đợi đến giai đoạn 2008-2012, Otokar mới cho ra mắt các nguyên mẫu tăng Altay đầu tiên. Tuy nhiên, mẫu thử này không làm hài lòng quan chức BQP Thổ Nhĩ Kỳ. Chính vì vậy, chương trình tiếp tục phát triển với sự giúp đỡ nhiều hơn từ Hàn Quốc và Đức.
Xe tăng Altay của Thổ Nhĩ Kỳ.
Với sự tham gia của công ty Hyundai Rotem- nhà thầu phát triển xe tăng chiến đấu chủ lực K2 Black Panther dành cho Quân đội Hàn Quốc, chương trình Altay có sự thay đổi lớn về mặt thiết kế nhất là hệ thống giáp bảo vệ của tháp pháo.
Sự thay đổi này giúp tháp pháo của Altay chở nên gọn hơn cũng như giảm bớt đáng kể lớp giáp không cần thiết ở nguyên mẫu cũ.
Trong khi đó của nguyên mẫu Altay thứ hai được trang bị hệ thống động cơ đa nhiên liệu MTU Friedrichshafen của Đức phát triển với công suất tối đa là 1.500 mã lực. Với tốc độ di chuyển tối đa là 70km/h và phạm vi hoạt động là 500km.
Hệ thống vũ khí chính của Altay là một pháo nòng trơn MKEK 120mm kết hợp với hệ thống điều khiển hỏa lực và cân bằng Aselsan STAMP/II. Bên cạnh đó Altay còn được trang bị thêm một hệ thống vũ khí điều khiển từ xa 12.7mm và hệ thống ống phóng lựu đạn khói ngụy trang.
Một trong những điểm nổi bật tạo nên sức mạnh của Altay là hệ thống giáp bảo vệ tổng hợp do công ty Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ phát triển.
Tuy nhiên nhiều ý khiến cho rằng Roketsan đã sử dụng lại hầu như mọi công nghệ giáp bảo vệ của K2 Black Panther do Hyundai Rotem phát triển. Gồm hệ thống giáp phản ứng nổ kết hợp với lớp giáp bảo vệ modul phía bên ngoài nhằm chống lại các loại tên lửa chống tăng của đối phương.
Xe tăng chiến đấu chủ lực Altay của Thổ Nhĩ Kỳ có trọng lượng khá lớn lên tới 65 tấn với kíp chiến đấu gồm 4 binh sĩ với 1 chỉ huy, lái xa, xạ thủ và nạp đạn.
Dù được coi là dòng tăng thế hệ mới nhưng việc không được trang bị hệ thống nạp đạn tự động là một thiếu xót lớn của Altay so với các dòng xe tăng chiến đấu chủ lực khác trên thế giới.
Không thể đối đầu
Dù là dòng tăng thế hệ mới và được Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định là đối thủ xứng tầm của T-90A, tuy nhiên thực tế cho thấy hoàn toàn khác. Sức mạnh đầu tiên phải kể đến của T-90 là khả năng phòng vệ: Cỗ tăng này được "hộ tống" bởi 3 lớp phòng vệ gồm: giáp composite bị động; giáp phản ứng nổ ERA và hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1.
Về giáp phản ứng nổ (ERA), T-90A được trang bị giáp ERA thế hệ mới nhất Kontakt-5 bao phủ mặt trước thân, tháp pháo. Loại giáp này được đánh giá là có khả năng chống chịu đạn chống tăng RPG, tên lửa chống tăng và đạn xuyên giáp APFSDS. Nó được đánh giá là thừa sức chịu được đạn pháo tiêu chuẩn 120mm trên các loại tăng phương Tây.
Tăng T-90 của Nga.
Ngoài lớp giáp ERA, xe tăng T-90A còn được hộ vệ bởi hệ thống đo ngăn chặn quang điện tử học TShU-1-7 Shtora-1 được thiết kế để phá hoại sự chỉ định mục tiêu bằng laser và thiết bị đo xa của tên lửa chống tăng đang bay đến.
Xe còn được trang bị 12 ống phóng màn sương - nó được phun ra khi Shtora phát hiện ra rằng xe tăng đã bị "điểm mặt" bởi các thiết bị ngắm laser. Màn sương chỉ chưa cần tới 3 giây đã có thể hình thành và kéo dài khoảng 20 giây. Phạm vi triển khai của màn sương từ 50-70 mét. Màn sương này sẽ gây nhiễu các thiết bị chỉ định bằng laser cũng như ngụy trang cho xe tăng trước các thiết bị ngắm bắn quang học.
Khả năng bảo vệ chủ động của xe tăng T-90A tiếp tục được tăng cường đáng kể nhờ việc lắp đặt thiết bị cảm biến xung quanh tháp pháo, cho phép báo động khi xe bị ngắm bắn bởi các loại vũ khí dẫn đường bằng tia laser. Đây là điểm mạnh có ở xe tăng Nga còn các dòng xe tăng chủ lực của phương Tây chưa có.
Theo_Báo Đất Việt
Donald Trump đòi cấm nạo phá thai, các đối thủ chỉ trích dữ dội Đề xuất về việc phụ nữ Mỹ phải bị trừng phạt và tiến tới bị cấm nạo phá thai của ông Donald Trump đã vấp phải sự chỉ trích dữ dội của các đối thủ. Phát biểu trong một chương trình truyền hình thực tế trên kênh MSNBC ngày 30/3, ông Trump tuyên bố: "Phải có hình thức nào trừng phạt chứ" sau...