Châu Âu đề nghị Nga nghiên cứu vũ khí hạt nhân
Cộng đồng khoa học quốc tế đã đề nghị các nhà khoa học Nga nghiên cứu vũ khí hạt nhân để chặn các tiểu hành tinh.
Hãng tin TASS của Nga ngày 16/1 đã đăng bài viết với tiêu đề: “Châu Âu đề nghị Nga nghiên cứu vũ khí hạt nhân chặn tiểu hành tinh”.
Theo TASS, Cộng đồng khoa học quốc tế đã đề nghị các nhà khoa học Nga phát triển một hệ thống có khả năng làm chệch hướng tiểu hành tinh dựa trên các quy tắc của một vụ nổ hạt nhân ngoài không gian. Nội dung này được công bố vào ngày thứ 7 (tức 16/1) bởi viện khoa học TsNIIMash trực thuộc công ty nhà nước Roscosmos.
“Theo cơ chế hợp tác thuộc chương trình phát triển và nghiên cứu khoa học công nghệ giữa Nga và EU từ năm 2012 đến năm 2015, dự án NEOShield nghiên cứu các biện pháp cần thiết có thể tác động tới những vật thể gây nguy hiểm ngoài không gian vũ trụ.
Cộng đồng khoa học quốc tế đã đề nghị các nhà khoa học Nga nghiên cứu vũ khí hạt nhân để chặn các tiểu hành tinh. Ảnh: TASS
Video đang HOT
Đây là dự án có sự tham gia của nhiều đối tác và các tổ chức khác nhau đến từ các nước, trong đó nhiệm vụ của dự án là làm chệch hướng các vật thể có nguy cơ đe dọa tới Trái Đất bằng các vụ nổ hạt nhân do đại diện của Nga là Viện khoa học TsNIIMash tiến hành”, nội dung thông báo cho biết.
Ngoài ra, dự án này còn thu hút các chuyên gia đến từ các tổ chức khác nhau của ngành công nghiệp không gian và các Viện khoa học Nga.
Các nhà khoa học Nga cho rằng một vụ nổ hạt nhân gần một tiểu hành tinh nguy hiểm là cách hiệu quả nhất để ngăn chặn va chạm với trái đất, mặc dù các vụ nổ hạt nhân hiện nay trong không gian đều bị cấm.
“Nếu trong kết nối, các mối đe dọa của các tiểu hành tinh đó gia tăng và gây nguy hại đối với sự tồn tại của các thực thể sự sống trên Trái đất thì lệnh cấm tiến hành vụ nổ hạt nhân ngoài không gian sẽ được dỡ bỏ,” – TsNIIMash lưu ý .
Cũng theo nguồn tin, một vụ nổ hạt nhân ngoài không gian có thể được tiến hành ở khoảng cách hợp lý.
“Trong trường hợp này, một vụ nổ hạt nhân được sản xuất để các tiểu hành tinh tách rời và được giải phóng một phần của vật chất của nó, do đó tạo thành một lực đẩy phản lực, tác động đến sự thay đổi trong quỹ đạo của các đối tượng. Điều này hoàn toàn thay đổi quỹ đạo trong xấp xỉ tiếp theo của tiểu hành tinh Trái đất”- TsNIIMash giải thích.
Hoàng Sơn (Dịch theoTASS)
Theo_Báo Đất Việt
Hiểm họa từ sao chổi khổng lồ
Những sao chổi khổng lồ đang lượn lờ ở rìa hệ mặt trời trên thực tế nguy hiểm hơn cả các tiểu hành tinh, có thể đe dọa sự sống trên trái đất hơn chúng ta vẫn nghĩ.
Cộng đồng thiên văn học ở Anh vừa có cảnh báo về mối đe dọa từ sao chổi khổng lồ - Ảnh: NASA
Trước đây, giới chuyên gia tập trung sự chú ý vào vành đai tiểu hành tinh nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc để dự đoán thảm họa có thể hủy diệt địa cầu. Tuy nhiên, báo cáo trên chuyên san Astronomy & Geophysics lại đề cập đến một nguy cơ khác: sao chổi khổng lồ (còn gọi là centaur). Theo đó, các centaur xuất phát từ rìa hệ mặt trời được cho là mối đe dọa nghiêm trọng hơn gấp nhiều lần so với tiểu hành tinh, vốn là các thiên thể bắt nguồn gần ngôi sao trung tâm của chúng ta.
Centaur có kích thước bề ngang dao động từ 50 đến 100 km, di chuyển trên quỹ đạo bất ổn gần các hành tinh lớn trong hệ mặt trời. Trong hai thập niên qua, giới khoa học gia phát hiện được hàng trăm sao chổi khổng lồ ở khu vực gần sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên vương và Hải vương tinh. Chẳng hạn, mặt trăng Phoebe của sao Thổ có thể từng là một sao chổi lớn, đã bị giam cầm bởi trọng lực của hành tinh. Đôi khi, ảnh hưởng trọng lực của những hành tinh này có thể quăng centaur về phía trái đất. Tạm thời vẫn chưa xác định được bất kỳ nguy cơ nào đối với trái đất, nhưng việc phát hiện sự tồn tại của cộng đồng đông đảo các centaur đã thúc đẩy một nhóm thiên văn học người Anh đánh giá lại mối đe dọa từ các thiên thể đó.
Ước tính hiện đã xác định được một trong số các centaur trên cứ mỗi 40.000 đến 100.000 năm lại cắt ngang quỹ đạo trái đất 1 lần, và vào thời điểm này sao chổi được cho là bị vỡ ra thành bụi và từng khối nhỏ có thể va chạm với địa cầu. Đây là những vụ va chạm có thể chịu trách nhiệm cho những biến đổi đột ngột của môi trường trái đất trong quá khứ; thậm chí chúng còn có thể liên quan đến sự kiện tuyệt chủng hàng loạt của khủng long cách đây 65 triệu năm. Giáo sư Bill Napier của Đại học Buckingham (Anh), một trong các tác giả cuộc nghiên cứu, cảnh báo rằng dựa trên những thay đổi đột biến của môi trường trái đất từng được ghi nhận trong lịch sử, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của các nền văn minh cổ đại, có thể nói rằng từng có một centaur lượn gần trái đất cách đây khoảng 30.000 năm. Nó được cho là đã phóng thích những mảnh vụn có đường kính lên đến vài ki lô mét, và một số lao thẳng vào địa cầu. Những vụ thay đổi khí hậu đột ngột khác, cách đây từ 10.000 đến 2.300 năm trước Công nguyên, càng cung cấp thêm chứng cớ cho thấy centaur có thể là "hung thủ" khiến môi trường trở nên bất thường.
"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy cần phải căng rộng tầm mắt vượt qua không gian gần với trái đất, vươn đến quỹ đạo của sao Mộc để tìm các centaur. Nếu chúng tôi đúng, những sao chổi xa xôi trên có thể tạo ra những nguy cơ hết sức nghiêm trọng, và đã đến lúc cần phải hiểu chúng rõ hơn", theo Giáo sư Napier.
Hạo Nhiên
Theo Thanhnien
Serbia hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ hàn gắn quan hệ với Nga Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Davutoglu đã đề nghị Tổng thống Serbia giúp Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện mong muốn bình thường hóa quan hệ với Nga và được chấp thuận. Tổng thống Serbia Tomislav Nikolic ngày 29/12, đã chấp thuận đề nghị của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu về việc hỗ trợ nước này hàn gắn quan hệ với Nga...