Châu Âu “đau đầu” vì hậu duệ của các tay súng khủng bố IS
Sau khi chủ nghĩa khủng bố nói chung và nhóm IS nói riêng gần như đã bị tiêu diệt ở hoàn toàn ở Syria, châu Âu phải đối mặt với một bài toán nan giải và sẽ sớm phải đưa ra quyết định về số phận của con cái những tay súng khủng bố có với những thiếu nữ châu Âu bỏ nhà sang Syria theo tiếng gọi thánh chiến.
Một người mẹ Bỉ có con gái bỏ trốn sang Syria theo tiếng gọi của IS (Ảnh: Reuters)
Hàng năm qua, những gia đình ở châu Âu có rất ít thông tin về những cô con gái đã bỏ trốn sang Trung Đông, trở thành vợ của những tay súng khủng bố tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS. Hiện thời, họ đã nhận được hàng loạt lá thư và các cuộc điện thoại, tuyệt vọng xin được trở về nhà từ các trại tập trung trên đất Syria.
Hầu hết những người phụ nữ trẻ này đang chịu sự quản thúc của lực lượng dân quân người Kurd do Mỹ ủng hộ. Họ cùng những đứa con có cha là các tay súng IS đang sống tại 3 khu trại kể từ khi IS liên tiếp bị đánh bại và mất đi phần lớn quyền kiểm soát lãnh thổ Syria từ năm ngoái. Lực lượng người Kurd không mấy mặn mà trong việc giữ họ lại, nhưng châu Âu lại càng chần chừ hơn trong việc đưa những phụ nữ từng một thời lầm lỡ này hồi hương.
Trong những lá thư gửi qua tổ chức Chữ Thập Đỏ, cũng như các tin nhắn điện thoại, những phụ nữ này cầu xin được mang con trở lại quê nhà, nơi họ đã bỏ đi theo tiếng gọi thánh chiến trước đó.
Tại Antwerp, Bỉ, tiếng khóc ê a của đứa cháu nhỏ qua điện thoại khiến cho một phụ nữ mủi lòng muốn đón con gái và cháu về nhà. Tại Paris, một phụ nữ muốn chăm lo cho 3 đứa cháu mà bà chưa bao giờ gặp, sau khi con gái bà rời Pháp tới Syria khi mới 18 tuổi. “Chúng vô tội. Chúng không liên quan tới những chuyện này”, người phụ nữ nói về những đứa cháu nhỏ.
Những người phụ nữ này, giống như người nhà, thân nhân của những phụ nữ đang mắc kẹt ở lại Syria, đều mong muốn Reuters không công bố tên tuổi, vì lo ngại sẽ đụng chạm với IS và lo lắng con gái họ có thể sẽ bị những kẻ khủng bố trả thù.
Mỹ, Nga, Indonesia là những quốc gia đã nhận lại một số phụ nữ đi theo IS về nước. Washington muốn châu Âu cũng làm điều tương tự vì họ lo ngại những trại tập trung có thể sẽ là môi trường thuận lợi và biến những đứa trẻ vô tội trở thành một thế hệ phiến quân thánh chiến cực đoan kế tiếp.
“Chúng tôi nói với các chính phủ châu Âu là hãy mang công dân của họ về nước, truy tố họ. Ở Syria, họ là mối đe dọa lớn hơn so với quê nhà”, một quan chức chống khủng bố Mỹ nói cho biết.
Các nhân viên của tổ chức Mothers’ Jihad, tổ chức hoạt động nhằm hồi hương các phụ nữ và con cái đang ở trại tập trung ở Syria trao đổi với 2 bà mẹ người Bỉ có con gái đi theo tiếng gọi IS (2 người giấu mặt) (Ảnh: Reuters)
Theo Reuters, châu Âu dường như cũng không mấy mặn mà với việc này. Thực tế là họ không mấy cảm thông với gia đình của những kẻ khủng bố cực đoan do họ vẫn chưa vượt qua được những dư chấn từ các cuộc tấn công đẫm máu trên khắp châu Âu những năm qua. Các nhà ngoại giao châu Âu cho biết họ cũng không thể tác động tới những khu vực do người Kurd kiểm soát, vì trên thực tế quyền quản lý của người Kurd tại đây không được cộng đồng quốc tế công nhận.
Số phận của những đứa trẻ lúc này phụ thuộc vào quốc gia mà mẹ chúng xuất thân trước khi đi theo IS. Trong khi đó, người Kurd tuyên bố rằng họ không truy tố hay tạm giữ những phụ nữ châu Âu này và cũng sẽ không giữ họ mãi mãi.
Video đang HOT
“Chắc chắn là không một ai mong muốn họ. Bạn sẽ nói với công chúng như thế nào khi bạn nỗ lực giúp đỡ gia đình kẻ thù của họ?”, một nhà ngoại giao cấp cao cho hay.
Tuy nhiên, chính phủ các nước châu Âu cũng không thể bỏ mặc những đứa trẻ, phần lớn đều dưới 6 tuổi và họ đang phải nghiên cứu mọi khả năng để có thể mang chúng trở lại.
“Mối đe dọa từ con cái của những kẻ khủng bố IS là chưa từng có tiền lệ, không rõ ràng nhưng rất phức tạp và chúng ta phải hành động ngay lúc này”, ông Robert Bertholee, người đứng đầu cơ quan tình báo AIVD (Hà Lan), nhận định.
“Sau cùng, chúng cũng chỉ là nạn nhân”, ông Bertholee nói.
Phía Pháp nói rằng họ sẽ hành động để đưa những đứa trẻ về, nhưng sẽ không nhận mẹ chúng trở lại. Một số quốc gia EU khác đang bàn bạc với chính quyền người Kurd nhưng quá trình đàm phán khá phức tạp do người Kurd muốn các chính phủ đưa hết các phụ nữ về nước, không chỉ là con họ, 2 nguồn tin tình báo EU cho hay.
Những thách thức
Một trại tập trung cho vợ của các chiến binh IS ở Syria (Ảnh: NYT)
Tổ chức Chữ Thập Đỏ đã thu thập được 1.290 lá thư sau khi tới thăm 3 trại Al Roj, Al Hol và Ain Issa ở Syria năm nay.
“Mẹ, cha, hãy tha thứ cho những lỗi lầm của con. Con đã sống với những suy nghĩ viển vông. Con chỉ muốn về sống mãi với mẹ cha và không bao giờ rời đi nữa”, một phụ nữ 23 tuổi viết trong thư.
Cuộc sống khốn khổ của những phụ nữ ở cái trại tập trung tại Syria đã phác ra một bức tranh toàn cảnh đầy nghiệt ngã: bệnh lao tràn lan, trong khi thức ăn, sữa cho em bé và các dịch vụ chăm sóc y tế thiết yếu đều thiếu thốn. Một số phụ nữ đã qua đời.
Phía chính quyền người Kurd cho biết những công dân nước ngoài họ đang bắt giữ bao gồm 900 tay súng IS, 500 phụ nữ và hơn 1.000 đứa trẻ. Trong bối cảnh, lực lượng liên quân chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu vẫn đang tiếp tục tấn công vào sào huyệt của IS, các nguồn tin an ninh Phương Tây cho rằng con số này sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.
Một số gia đình ở Bỉ, Pháp và Hà Lan đang nộp đơn kiến nghị lên chính phủ yêu cầu họ can thiệp để mang con gái và cháu về nước.
Một người mẹ ở Bỉ đã nhẫn nại yêu cầu chính phủ trong suốt 7 tháng qua kể từ khi bà nhận được lá thư của con gái từ tháng 3. “Tôi đã thử mọi cách. Chúng tôi không có tiếng nói. Chúng tôi bị coi là cha mẹ của những kẻ khủng bố”, bà cho biết.
Người mẹ này cùng một nhóm những người mẹ có con gái đi theo IS khác đã thua trong một vụ kiện để giành quyền nuôi 6 đứa cháu nhỏ dưới 5 tuổi từ mẹ của chúng ở Syria. Quan tòa nói rằng dù Bỉ có trách nhiệm đạo đức vì họ đã tham gia Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em, nhưng điều này không thể được áp dụng ở khu vực đang diễn ra chiến tranh và trong tình trạng vô chính phủ, ám chỉ khu vực người Kurd quản lý tại Syria.
Tại Pháp, Hà Lan, dù đã có nhiều nỗ lực, nhưng kết quả mà các gia đình có con gái đi theo IS nhận được vẫn rất hạn chế và không có nhiều hy vọng.
Ngoài ra, do con cái của các phần tử khủng bố vừa được coi là nạn nhân của người lớn vừa được coi là mối đe dọa, việc mang chúng trở về các nước và đưa chúng tới trường, hòa nhập với cuộc sống bình thường chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là với những quốc gia bị thiệt hại vì tấn công khủng bố. Ngoài ra theo Reuters, việc chia tách trẻ em khỏi cha mẹ bị coi là hành động vi phạm luật nhân đạo quốc tế.
Những “cô dâu” IS tại một trại tập trung (Ảnh: NYT)
Đức Hoàng
Tổng hợp
Theo Dantri
Được châu Âu hậu thuẫn, Ankara thẳng tay diệt người Kurd
Sau thỏa thuận 4 nước Nga - Đức - Thổ - Pháp về tình hình ở Syria, Ankara bỗng mạnh tay trừng trị đồng minh Mỹ ở Syria mà họ coi là khủng bố.
Chỉ một ngày sau khi lãnh đạo 4 nước đồng thuận về việc gia hạn thỏa thuận ở Syria, Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai những vụ tấn công mạnh mẽ về ngôi làng bên kia sông Euphrates.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu tiên tiến hành tấn công khu vực bờ đông Sông Euphrates. Ảnh minh họa: Anadolu
Hãng tin Anadolu cho biết, vụ pháo kích nhắm mục tiêu vào vị trí của lực lượng thuộc Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) trên một ngọn đồi ở ngôi làng Zor Moghar, vùng nông thôn tỉnh Aleppo.
Ngôi làng này nằm bên kia sông Euphrates, là nơi phân chia lực lượng phe đối lập Syria được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn và YPG.
Đây là lần đầu tiên quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành pháo kích khu vực phía Đông sông Euphrates. Thổ Nhĩ Kỳ cách đây 2 năm đã đem quân tới Syria mở một chiến dịch quét sạch các tay súng IS ra khỏi biên giới tại miền Tây Bắc Syria.
Đại diện YPG cho biết, cuộc tấn công khiến một thành viên của lực lượng phòng vệ người Kurd thiệt mạng. Đây là lực lượng liên kết với Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ ủng hộ, đang dẫn đầu cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở miền Đông Syria.
YPG cáo buộc vụ pháo kích của Ankara là "hành động vô cớ", làm phân tán cuộc chiến chống IS ở miền Đông Syria.
Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR), trụ sở tại Anh, xác nhận vụ pháo kích còn nhắm vào các ngôi làng khác ở phía Đông sông Euphrates như ngôi làng ở phía Tây TP Kobani - một thành trì của lực lượng người Kurd và chưa có thông tin về thương vong.
Cuộc tấn công mới nhất của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào các mục tiêu người Kurd vốn được lực lượng Mỹ hậu thuẫn đã như một cú đâm trực diện vào người đồng minh NATO.
Washington đã từng tuyên bố sẽ từ bỏ mặt trận Syria một khi họ chắc chắn lực lượng dân quân tại địa phương có thể tự bảo vệ mình trước các chính sách o ép của chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Trong khi đó, đối với Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ đang hậu thuẫn một lực lượng khủng bố. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố, Ankara sẽ tiếp tục diệt trừ các mối đe dọa ở phía Đông sông Euphrates giống như những gì đã làm ở phía Tây khu vực này.
Lực lượng người Kurd được coi là lực lượng chủ chốt của liên minh Mỹ trong chiến dịch chống IS tại Syria. Mối quan hệ đồng minh giữa lực lượng người Kurd và Washington đã khiến quan hệ song phương giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ phần nào rạn nứt trong khoảng thời gian gần đây.
Tuy nhiên, cuộc tấn công đầu tiên nhằm vào lực lượng người Kurd ở bên kia sông Euphrates đã cho thấy sự mạnh tay của Ankara sau khi có được sự hậu thuẫn của Nga và phương Tây sau thỏa thuận mới đạt được ngày 27/10.
Nó cũng phần nào cho thấy vị thế suy giảm thực sự của Washington trên chiến trường Syria.
Các lực lượng do người Kurd dẫn đầu và được Mỹ hậu thuẫn tuyên bố đang chiến đấu chống lại thành trì khủng bố IS ở Đông Nam Syria mà vẫn chưa đến hồi kết, trong khi Nga đã giải phóng gần như hoàn toàn lãnh thổ đất nước Trung Đông này trong 3 năm.
Sơn Dương
Theo baodatviet
Tòa án Đức phê duyệt dẫn độ nhà ngoại giao Iran với cáo buộc âm mưu đánh bom Theo RT, tòa án tại Đức đã phê duyệt dẫn độ nhà ngoại giao Iran vì cáo buộc đánh bom tấn công một nhóm đối lập hồi tháng 6/2018. Theo Tòa án cấp cao khu vực Bavarian, thành phố Bamberg, bang Bayern, Đức, lệnh dẫn độ nhà ngoại giao Iran vì cáo buộc đánh bom đã được phê duyệt. Nhà ngoại giao 46...