Châu Âu đặt mục tiêu giảm khí thải ô tô tải hạng nặng
Theo dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô châu Âu ( ACEA), có đến 97,9% xe tải mới đăng ký tại Liên minh châu Âu (EU) chạy bằng diesel.
Các phương tiện di chuyển trên đường cao tốc A1 tại Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Xe điện thuần túy chỉ chiếm 0,2% tổng doanh số xe tải mới trong năm 2019 và các loại xe sử dụng động cơ thay thế có thị phần xấp xỉ 2%.
Tại châu Âu, xe tải chiếm khoảng 2% phương tiện trên đường phố. Tuy nhiên, 2% phương tiện này chịu trách nhiệm cho 22% lượng khí thải CO2 từ giao thông đường bộ. Vận tải hàng hóa đường bộ là một nguồn phát thải giao thông chính và việc giảm khí thải CO2 cho lĩnh vực này là chìa khóa để đáp ứng các mục tiêu khí hậu của Thỏa thuận Paris.
Video đang HOT
Với nhu cầu ngày càng tăng đối với các dịch vụ vận tải cho thấy lượng khí thải thậm chí sẽ tăng từ khoảng 2,5 Gigatonnes (Gt) hiện nay lên đến 4,6 Gt vào giữa thế kỷ.
Trong khi đó, để đảm bảo lượng khí thải xe hạng nặng phù hợp với các mục tiêu của Thỏa thuận Paris, quy định của EU về tiêu chuẩn khí thải CO2 đối với các phương tiện này đã đưa ra rằng lượng phát thải vào năm 2025 cần phải giảm 15% so với năm 2019 và giảm 30% vào năm 2030.
Năm 2019, nhu cầu về xe tải điện tăng tới 109,2%. Ngoài ra, kết quả cuộc khảo sát của Bain & Company cho thấy khách hàng ngày càng quan tâm đến các phương tiện phát thải thấp. Khoảng 40% số người tham gia khảo sát cho biết họ đang cân nhắc mua một hoặc nhiều hơn xe lai điện hoặc xe tải điện trong lần mua tiếp theo.
Tuy nhiên, sự hạn chế về cơ sở hạ tầng sạc dành riêng cho xe tải đang làm chậm quá trình gia tăng lượng xe tải chạy bằng pin trên đường cao tốc châu Âu.
Đến năm 2030, ước tính có khoảng 200.000 xe hạng nặng chạy bằng pin (nặng hơn 3,5 tấn) sẽ hoạt động ở châu Âu. Theo ACEA, điều này sẽ cần ít nhất 20.000 điểm sạc công suất cao dọc theo đường cao tốc châu Âu vào năm 2030./.
Người châu Âu sử dụng một chiếc ô tô trong bao lâu?
Tuổi ô tô của các quốc gia châu Âu có sự khác nhau. Tuy nhiên người mua xe ở Đông Âu có xu hướng sử dụng một chiếc ô tô lâu hơn so với Tây Âu.
Ô tô con tại châu Âu thường được sử dụng trong khoảng 10,8 năm
Theo Carscoops, tuổi trung bình của ô tô tại châu Âu là 10,8 năm đối với ô tô con, 10,9 năm với xe van, 12,4 năm cho xe tải và 11,4 năm đối với xe buýt. Tuy nhiên, những con số này có sự khác nhau giữa các quốc gia, từ khu vực này sang khu vực khác. Đặc biệt, người mua xe ở Đông Âu có xu hướng sử dụng một chiếc ô tô lâu hơn so với Tây Âu.
Những con số này được sự cho phép của ACEA (Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô châu Âu), báo cáo vào năm ngoái dựa trên các con số của năm 2018. Vì vậy, mặc dù nghiên cứu có thể không hoàn toàn chính xác vào năm 2020, nhưng vẫn rất thú vị từ quan điểm thống kê.
Hy Lạp và Cộng hòa Séc cũng có xu hướng sử dụng một chiếc ô tô trong khoảng thời gian dài với mức trung bình lần lượt là 15,7 và 14,8 năm.
Ở Tây Âu, Pháp và Bỉ có mức trung bình là 9 năm, Đan Mạch với 8,8, Đức 9,5 năm và Thụy Điển là 9,9 năm. Trong khi đó, những người sống ở Nam Âu (Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha) có khả năng sẽ giữ ô tô của họ nhiều hơn mức trung bình của EU là 10,8 năm.
Cuối cùng, vì Vương quốc Anh không còn là thành viên của EU nên vì một số lý do sẽ không được tính đến. Áo chiếm vị trí đầu tiên với tư cách là quốc gia sử dụng một chiếc ô tô trong thời gian ngắn nhất Liên minh châu Âu chỉ 8,2 năm.
Vì vậy có thể nói ở một số phân khúc ô tô nhất định, người mua ở Áo có thể xuống tiền, đổi xe khác ngay khi một mẫu xe thế hệ mới ra mắt.
Người Việt sắp được mua ô tô châu Âu giá rẻ: Xe châu Âu chất lượng ra sao? Những chiếc xe ô tô có xuất xứ từ châu Âu sắp giảm giá mạnh tại thị trường Việt Nam sau khi Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực. Theo thông tin của Bộ Công Thương, bắt đầu từ ngày 1/8, Hiệp định EVFTA sẽ chính thức có hiệu lực. Theo như cam kết, nhiều mặt hàng xuất nhập khẩu sẽ được...