Châu Âu đang gặp nguy hiểm hơn bao giờ hết
Cuộc tấn công khủng bố mang phong cách quân sự và đầy tinh vi nhằm vào một toà soạn báo ở Pháp hôm 7/1 chắc chắn sẽ làm gia tăng xu hướng chống đối Hồi giáo ở Châu Âu, kích động những đảng phái cực hữu theo chủ nghĩa dân tộc.
Chưa hết, đang có rất nhiều cảnh báo về việc Châu Âu sẽ trở thành mục tiêu hàng đầu của chủ nghĩa khủng bố. Có vẻ như Châu Âu đang gặp nguy hiểm hơn bao giờ hết khi vừa phải đối mặt với thách thức đến từ các thành phần khủng bố và cực đoan vừa phải đối diện với sự mâu thuẫn trong xã hội với xu hướng chống Hồi giáo gia tăng.
Nước Pháp mấy ngày nay rúng động vì hàng loạt cuộc tấn công khủng bố
“Đây là một thời điểm nguy hiểm cho các xã hội Châu Âu”, ông Peter Neumann – giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tình trạng Cực đoan hoá thuộc King’s College London cho biết. “Với xu hương cực đoan hoá gia tăng trong những thành phần ủng hộ cho các tổ chức chiến binh Hồi giáo và trong tầng lớp lao động da trắng đang cảm thấy mình bị mất quyền lợi và không thích ứng được với các tầng lớp cao hơn trong xã hội, mọi thứ đang lâm vào cơn khủng hoảng và nguy kịch”.
Ông Olivier Roy – một học giả Pháp chuyên phân tích về đạo Hồi và chủ nghĩa cực đoan, đã miêu tả vụ tấn công khủng bố kinh hoàng nhằm vào Paris là cuộc tấn công đẫm máu nhất, chết chóc nhất xảy ra trên đất Pháp kể từ cuộc chiến tranh Algeria. Nó là “một bước ngoặt về số lượng và vì thế cũng là một bước ngoặt về chất”, ám chỉ đến mục tiêu và con số nạn nhân. “Đây là một cuộc tấn công gây ảnh hưởng lớn nhất. Nó thực sự khiến công chúng chấn động và hiểu theo nghĩa này thì chúng (bọn khủng bố) đã thành công”, ông Roy nhận định.
Cả thủ đô Paris bàng hoàng, rúng động và ám ảnh với nỗi lo sợ lan rộng khắp nơi về khả năng xảy ra một cuộc tấn công khác. “Chúng tôi ngày càng cảm thấy ít an toàn hơn”, anh Didier Cantat, 34 tuổi, đứng bên ngoài hàng rào chắn của cảnh sát tại hiện trường vụ tấn công cho biết. “Nếu hôm nay nó đã xảy ra thì nó sẽ tiếp tục xảy ra và thậm chí có thể còn kinh khủng hơn”, anh Cantat lo ngại cho hay.
Cantat đã bày tỏ quan điểm được nhiều người chia sẻ rằng, các cuộc tấn công có thể sẽ gây ra làn sống chống nhập cư lớn hơn và cả chống Hồi giáo lớn hơn. “Chúng tôi được nói rằng đạo Hồi là dành cho Thánh Allah, cho hoà bình. Nhưng khi bạn chứng kiến một Hồi giáo khác, với các chiến binh, tôi chẳng nhìn thấy hoà bình, tôi chỉ nhìn thấy lòng căm thù, thù hận. Vì thế, mọi người không thể hiểu đâu là Hồi giáo thực sự”.
Video đang HOT
Tờ Charlie Hebdo với những bài báo có tính chất châm biếm thẳng thừng và công khai đã xúc pháp những người cuồng tín và họ đã trở thành kẻ thù thực sự của những thành phần Hồi giáo bảo thủ đang nổi lên ở Pháp. Pháp là nước có cộng đồng người dân theo đạo Hồi lớn nhất ở Châu Âu.
Vụ tấn công vào thủ đô Paris khiến nhiều người Hồi giáo ở Pháp lo sợ sự trả thù. “Một số người khi nghĩ đến chủ nghĩa khủng bố thường nghĩ ngay đến những người theo đạo Hồi”, anh Arnaud N’Goma, 26 tuổi, cho biết khi đứng hút thuốc trong giờ nghỉ giải lao bên ngoài ngân hàng anh đang làm việc.
Samir Elatrassi, 27 tuổi, đồng tình cho biết, “nỗi sợ hãi và ám ảnh về đạo Hồi sẽ ngày một tăng lên. Khi một số người nhìn thấy những kẻ khủng bố loại này, họ gắn luôn vào những người theo đạo Hồi khác. Và chính những thành phần cánh hữu cực đoan sẽ có lợi từ chuyện đó”.
Các đảng phái chính trị cánh hữu chống nhập cư luôn xem đạo Hồi là một mối đe doạ đối với các giá trị của nhà nước. Lực lượng cánh hữu chống nhập cư từ những nhóm nhỏ đang ngày càng phát triển, mở rộng ở nhiều quốc gia Tây Âu trong những năm gần đây. Ở Thuỵ Điển – nơi gần đây đã xảy ra 3 cuộc tấn công vào các đền thờ Hồi giáo, các đảng phái chính trị chính thống đang phải liên kết vào nhau để cô lập Đảng Dân chủ Thuỵ Điển chống Hồi giáo và chống nhập cư. Đảng này đang nhận được khoảng 15% sự ủng hộ của dân chúng trong các cuộc thăm dò dư luận gần đây.
Trong phản ứng được đưa ra trước vụ tấn công nhằm vào toà soạn báo ở thủ đô Paris, Tổng thống Barack Obama cho biết, Mỹ sẽ cung cấp cho Pháp “mọi sự giúp đỡ dù là nhỏ nhất” trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố.
Ở Đức, các cuộc biểu tình chống nhập cư và ảnh hưởng của đạo Hồi đã và đang diễn ra ở trong và khắp Dresden dưới ngọn cờ dẫn đầu của một nhóm tự xưng là Pegida (nghĩa là Người Châu Âu yêu nước chống lại việc đạo Hồi hoá phương Tây). Những cuộc biểu tình như thế, tập trung vào Đông Đức cũ, là duy nhất xảy ra ở Châu Âu.
Bộ trưởng Nội vụ Châu Âu Thomas de Mazière hôm 8/1 đã nói với cánh phóng viên rằng: “Tình hình hiện tại rất nghiêm trọng. Có lý do để lo ngại và để đề phòng nhưng đừng hoảng loạn”.
Ở Anh – nơi có một bộ phận dân số người đạo Hồi lớn, Đảng Độc lập nước này đã kêu gọi rút Anh ra khỏi liên minh Châu Âu và tiến hành kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập cư, nhấn mạnh những nguy cơ đối với các giá trị và bản sắc của Anh. Các đảng phái chính thống cũng đang cạnh tranh nhau bằng cách đưa ra cam kết về việc sẽ tăng cường kiểm soát vấn đề nhập cư.
“Nhiều bộ phận lớn người dân Châu Âu đang ngấm ngầm, âm ỉ chống lại Hồi giáo và lực lượng này đang tập hợp lực lượng và đang vươn tận vào trung tâm của xã hội. Nếu chúng ta chứng kiến thêm nhiều vụ việc như thế, và tôi cho là sẽ như vậy, thì chúng ta sẽ phải chứng kiến một sự phân cực hóa sâu sắc hơn trong các xã hội Châu Âu trong thời gian sắp tới”, ông Neumann nói thêm.
Những người phải gánh chịu đòn trả thù nhiều nhất theo ông Neumann sẽ là những người theo đạo Hồi ở Châu Âu. Đó là “những người dân đạo Hồi bình thường đang cố gắng sống cuộc sống của họ ở Châu Âu”.
Theo NTD
Iran: Mỹ sợ thương vong không dám điều quân diệt IS
Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 19/9 đã lên tiếng chỉ trích Mỹ khi Washington từ chối điều binh sỹ tới chiến đấu chống lại các tay súng IS mà theo ông Rouhani là đang tìm cách "sát hại loài người".
Tổng thống Iran Hassan Rouhani
Trả lời phóng vấn với kênh truyền hình NBC của Mỹ tại Tehran trước khi lên đường tới Liên Hợp Quốc dự phiên họp của Đại hội đồng, nhà lãnh đạo Iran dường như đã đặt dấu hỏi về việc liệu Mỹ có thể giành chiến thắng trước IS nếu không điều quân tới thực địa.
"Phải chăng người Mỹ sợ phải có thêm thương vong trên chiến trường Iraq? Họ sợ phải thấy binh sỹ của mình chết trong cuộc chiến mà họ gọi là chống lại chủ nghĩa khủng bố", Tổng thống Rouhani khẳng định với NBC.
"Nếu họ muốn sử dụng máy bay và máy bay không người lái để không người Mỹ nào bị thương, thì liệu có thể chống lại chủ nghĩa khủng bố mà không gặp phải khó khăn, không chịu hy sinh?", ông Rouhani đặt câu hỏi. "Liệu có thể đạt được một mục tiêu lớn mà không hy sinh? Trong toàn bọ các vấn đề quốc tế và khu vực, người chiến thắng luôn là người sẵn sàng hy sinh".
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif cũng bày tỏ nghi ngờ về chiến lược của Mỹ chống lại IS, và khẳng định nhóm Hồi giáo cực đoan này là một "hiện tượng rất nguy hiểm", có thể "sẽ không bị tiêu diệt tận gốc thông qua các vụ không kích".
"Chúng ta cần phải xem xét những vấn đề đã tạo điều kiện cho những sự phát triển rất khó khăn và đáng ngại này" Zarif phát biểu với một cơ quan nghiên cứu của Mỹ. "Chúng ta cần những công cụ mới để đối phó với những diễn biến mới này", ông Zarif phát biểu tại Hội đồng quan hệ đối ngoại, với hàm ý cuộc chiến tại Iraq của Mỹ năm 2003 đã reo rắc mầm mống cho những bất ổn tại Trung Đông hiện nay.
Nhóm IS đã "có một chương trình để bành trướng", Zarif nói và cảnh báo tất cả các quốc gia phải chú ý tới "những sự tước đoạt quyền dân chủ mà họ đã gây ra cho người dân để có thể sẵn sàng chấp nhận những hành vi tàn độc như vậy".
Ông Rouhani cho rằng, mặc dù các cuộc không kích là cần thiết "trong một số điều kiện và hoàn cảnh", chúng chỉ có thể diễn ra "với sự cho phép của quốc gia và chính phủ của đất nước đó".
Dù chỉ trích Mỹ không điều động binh sỹ tới tham chiến, ông Rouhani khẳng định nhóm IS phải bị chặn đứng.
"Chúng muốn sát hại loài người. Và từ quan điểm của giáo lý và văn hóa đạo Hồi, việc sát hại người vô tội cũng không khác nào giết hại toàn thể loài người. Do đó, việc sát hại và chặt đầu những người vô tội là một nỗi ô nhục với chúng, và đó là vấn đề cần quan ngại và đau đón cho toàn thể nhân loại".
Thanh Tùng
Theo Dantri/ AFP
Bí mật động trời về "kẻ giấu mặt" trong vụ 11/9 13 năm sau vụ khủng bố, Mỹ vẫn giấu kín thông tin về "kẻ giấu mặt" đã giúp đỡ bọn không tặc tấn công. Ngày 11/9, nhân kỷ niệm 13 năm diễn ra vụ khủng bố chấn động nước Mỹ năm 2001, tờ Aljazeera có trụ sở ở Qatar cho hay vụ tấn công kinh hoàng này vẫn còn tồn tại một bí...