Châu Âu đã sẵn sàng đối mặt với ‘mùa Đông địa ngục’?
Tại một thời điểm nào đó trong tương lai, các nhà sử học có thể sẽ mô tả giai đoạn từ tháng 12/2022 đến tháng 4/2023 là “mùa Đông địa ngục”, đặc biệt đối với châu Âu.
Nguồn cung năng lượng cho châu Âu đang hạn hẹp khi mùa Đông lạnh giá đang đến gần. Ảnh: AP
Đó là nhận định của Tiến sĩ Philip Verleger, nhà kinh tế học chuyên bình luận về thị trường năng lượng trong hơn 40 năm, từng phục vụ 2 đời tổng thống Mỹ. Theo ông Verleger, nguồn dự trữ năng lượng của châu Âu đã đến điểm giới hạn và không có công suất dự phòng nào tồn tại hiện nay trong lĩnh vực này.
Những dòng sông khô cạn trong khi nhiệt độ cao đang làm tăng nhu cầu điện, đòi hỏi lượng khí đốt tự nhiên tăng lên. Điều này đã thúc đẩy sự chuyển đổi trở lại sử dụng than vì chúng vẫn còn và là nguồn cung sẵn có. Người tiêu dùng cũng đang tìm cách chuyển sang sử dụng dầu diesel hoặc sản phẩm chưng cất khi họ còn có thể.
Tiến sĩ Verleger cho rằng cuộc khủng hoảng năng lượng đã bắt đầu âm ỉ từ hơn một năm trước khi Nga ngừng cung cấp khí đốt tự nhiên trong khu vực. Nhưng khí đốt tự nhiên có thể chỉ là một trong những vấn đề năng lượng của châu Âu trong mùa Đông này. Hạn hán kéo dài đã làm khô cạn các con sông, ảnh hưởng đến việc sản xuất điện và hạn chế hoạt động lưu thông của tàu bè.
Ở Pháp, các nhà máy điện hạt nhân đã bị đóng cửa. Từng là một nước xuất khẩu điện, giờ đây Pháp sẽ phải nhập khẩu trong lĩnh vực này. Na Uy, cũng là một nhà xuất khẩu điện, đã cảnh báo rằng họ sẽ hạn chế xuất khẩu trong những tháng tới do mực nước hồ chứa thấp tại các đập thủy điện ở nước này.
Giá năng lượng tăng đang ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Các nhà kinh tế của Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước tính rằng việc tăng giá nhiên liệu hóa thạch sẽ nâng mức chi tiêu trung bình của các hộ gia đình châu Âu cho năng lượng vào năm 2022 lên khoảng 7% tổng chi tiêu, gần gấp đôi so với mức 3,8% vào năm 2019.
Video đang HOT
Các nhà hoạch định của EU có ý định bù một phần thiệt hại về nguồn cung năng lượng bằng cách thay thế dầu đốt bằng điện và khí đốt tự nhiên – bất chấp lệnh cấm sắp tới của châu Âu đối với việc nhập khẩu dầu và các sản phẩm từ dầu của Nga. Nhưng các vấn đề của châu Âu sẽ không chỉ ở trong lục địa này. Cuộc khủng hoảng đang “di căn” ra toàn thế giới. Giá LNG giao ngay đang được đẩy lên mức cao kỷ lục.
Cạnh tranh nguồn cung cấp từ Mỹ
Mỹ sẽ trở thành nhà cung cấp nhiên liệu hóa thạch hàng đầu của thế giới vào mùa Đông này. Người mua ở châu Âu sẽ tìm kiếm nguồn cung cấp năng lượng từ Mỹ, đặc biệt là dầu diesel có hàm lượng lưu huỳnh thấp. Tuy nhiên, họ sẽ phải cạnh tranh với những người tiêu dùng từ Nam Mỹ liên quan đến dầu, cũng như các khách hàng ở châu Á liên quan đến khí đốt. Trong khi đó, các công ty tìm cách vận chuyển khí đốt tự nhiên ra khỏi Mỹ sẽ cạnh tranh với các khách hàng trong nước.
Do đó, giá khí đốt tự nhiên, sản phẩm chưng cất và nhiên liệu diesel của Mỹ được dự báo tăng đáng kể trong những tháng tới. Sự gia tăng có thể gây nóng thị trường, đặc biệt là vì hàng tồn kho vẫn ở mức rất thấp, chưa kể đến trường hợp bão lớn làm gián đoạn hoạt động sản xuất khí đốt tự nhiên ở Vịnh Mexico hoặc các hoạt động lọc dầu ở Texas và Louisiana.
Một tàu chở LNG được lai dắt bởi tàu kéo tại đơn vị xuất khẩu LNG Cheniere Sabine Pass ở Cameron Parish, Louisiana, Mỹ ngày 14/4/2022. Ảnh: Reuters
Thị trường năng lượng cũng đang bị gián đoạn bởi các ràng buộc về tín dụng. Nhiều tháng trước, các nhà giao dịch năng lượng đã kêu gọi các ngân hàng trung ương cung cấp thanh khoản cho các giao dịch và đã bị từ chối. Mặc dù sự sụt giảm sau đó của giá dầu và khí đốt, kết hợp với việc giảm tiêu thụ năng lượng theo mùa, đã làm giảm bớt những áp lực đó, nhưng điều này có thể chỉ là tạm thời.
Các nhà dự báo năng lượng hiện cảnh báo về việc tăng giá mạnh mẽ trong mùa Thu này và các vấn đề tín dụng sẽ lại xuất hiện nếu giá cả ở mức cao trong thời gian dài. Các hạn chế về vốn làm hạn chế hoạt động của nhà giao dịch cũng có thể dẫn đến tăng giá.
Tiết kiệm năng lượng
Các mối đe dọa về nguồn cung của châu Âu có thể được giải quyết một phần nếu triệt để tiết kiệm. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy rằng những nỗ lực như vậy chỉ đạt được thành công hạn chế, trừ khi đi kèm với các hình phạt tài chính khắc nghiệt cho việc không tuân thủ. EU đang nỗ lực giảm sử dụng khí đốt tự nhiên xuống 15%. Các hộ gia đình cũng có ý định giảm nhiệt độ của họ trong mùa Đông này. Các cơ quan chính phủ và các tòa nhà văn phòng tư nhân cũng sẽ làm như vậy. Các công ty tiêu thụ công nghiệp lớn như BASF ở Đức sẽ cắt giảm sản lượng để giảm việc sử dụng khí đốt của họ.
Nhưng lịch sử cho thấy các chương trình tiết kiệm khó thực hiện trong ngắn hạn. Hơn nữa, hầu hết các chương trình không đạt được mục tiêu của họ vì việc đánh giá khó khăn và thiếu hệ thống giám sát.
Giá cao cũng sẽ buộc nhiều người tiêu dùng phải cắt giảm năng lượng sử dụng. Ở Anh, Văn phòng Thị trường Điện và Khí đốt, cơ quan điều chỉnh thị trường điện và khí đốt tự nhiên đã thông báo rằng giới hạn về những gì người tiêu dùng phải trả mỗi năm cho điện và khí đốt sẽ tăng từ 1.100 bảng Anh (1.300 USD) vào tháng 10/2021 lên đến 4.300 bảng Anh (5.086 USD) vào tháng 10/2022. Các chuyên gia đã cảnh báo rằng mức tăng này có thể làm suy giảm mức sống của nhiều hộ gia đình. Cho đến nay, đây là mức tăng lớn nhất tại Anh được áp dụng đối với người tiêu dùng kể từ năm 1973. Nếu duy trì mức trên, điều này sẽ đẩy Anh vào một cuộc suy thoái nghiêm trọng.
Một số chính phủ đang bảo vệ người tiêu dùng bằng cách giảm bớt áp lực từ giá cao. Ví dụ, Pháp sẽ không chuyển chi phí nhập khẩu điện quá cao cho người tiêu dùng và chính phủ đang tái quốc hữu hóa công ty điện lực EDF. Tổng thống Emmanuel Macron rõ ràng muốn tránh một cuộc biểu tình “áo vàng” khác.
Tương tự, Đức sẽ tăng mức bồi thường cho người tiêu dùng để bù đắp giá cả. Hầu hết các quốc gia EU khác đã áp dụng các biện pháp tương tự. Ngược lại, những hành động này sẽ làm giảm động cơ tiết kiệm năng lượng.
Tuy nhiên, các nỗ lực chính trị sẽ không giải quyết được hoàn toàn nguồn cung điện, khí đốt và dầu mỏ vốn chỉ hữu hạn trong những tháng tới. Giá sẽ tăng đối với các thị trường này là rõ ràng. Trong một số trường hợp, các chính phủ sẽ tiến hành các can thiệp sâu hơn, tìm cách phân bổ nguồn cung cấp khan hiếm, bất chấp những tác động của các chương trình này.
Các vấn đề tài chính sẽ trở nên tồi tệ hơn khi chính phủ tăng chi tiêu để bảo vệ người tiêu dùng khỏi mức giá cao, đặc biệt là khi các ngân hàng trung ương nỗ lực kiểm soát lạm phát. Tóm lại, mùa Đông 2022-23 thực sự sẽ là “một mùa Đông địa ngục” với châu Âu.
Đan Mạch cân nhắc cho phép quân đội Mỹ hiện diện trên lãnh thổ
Đan Mạch tuyên bố sẽ khởi động đàm phán thỏa thuận quốc phòng mới với Mỹ trong đó có thể bao gồm điều khoản cho phép quân đội và vũ khí Mỹ đồn trú trên lãnh thổ nước này.
Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen (giữa) cùng Ngoại trưởng Jeppe Kofod (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Morten Boedskov trong cuộc họp báo về hợp tác giữa nước này và Mỹ ngày 20/1. Ảnh: AP
Hãng thông tấn AP (Mỹ) cho biết Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen ngày 10/2 nhấn mạnh rằng động thái này không bắt nguồn từ căng thẳng hiện nay liên quan đến Nga và Ukraine. Bà Mette Frederiksen khẳng định đàm phán tăng cường hợp tác quốc phòng giữa Copenhagen cùng Washington đã được triển khai trong một thời gian dài.
Thủ tướng Mette Frederiksen cũng chia sẻ với truyền thông rằng thỏa thuận hợp tác quốc phòng tiềm năng mới giữa Đan Mạch và Mỹ "là đột phá sau nhiều thập niên" nước này duy trì chính sách không cho phép quân đội nước ngoài được đồn trú trên lãnh thổ.
Bà Frederiksen bổ sung: "Cam kết được tăng cường của Mỹ tại Đan Mạch sẽ giúp cải thiện khả năng tiếp cận của Washington với châu Âu".
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch Morten Boedskov tuyên bố trước truyền thông rằng sẽ không có căn cứ quân sự nào của Mỹ được thiết lập tại quốc gia Bắc Âu này.
Kênh TV2 (Đan Mạch) nhận định rằng chính phủ nước này đang tìm cách đạt được thỏa thuận quốc phòng với Washington tương tự thỏa thuận Na Uy đã đạt được trong tháng 5/2021.
Theo đó, Na Uy cho phép quân đội Mỹ di chuyển tự do ra vào lãnh thổ nước này. Tuy nhiên, quân đội Mỹ phải tôn trọng luật pháp Na Uy, đồng nghĩa với việc Mỹ không thể điều vũ khí hạt nhân, mìn hoặc bom chùm tới lãnh thổ Na Uy.
Tên lửa Soyuz của Nga đưa 34 vệ tinh mới của Anh vào không gian Cơ quan vũ trụ Roscosmos của Nga cho biết một tên lửa Soyuz của nước này đã đưa 34 vệ tinh vào không gian trong ngày 10/2, phục vụ công ty truyền thông toàn cầu OneWeb của Anh cung cấp Internet băng thông rộng khắp nơi trên thế giới. Tên lửa đẩy Soyuz-2.1b mang theo 36 vệ tinh viễn thông và Internet của...