Châu Âu cũng phải phong tỏa thôi!
Sáng đầu tuần, ngạc nhiên khi đọc tin về buổi trình diễn của ban nhạc Anh Stereophonics với sự tham gia của 12.000 người vẫn diễn ra. Người Anh với tính cách phớt Ăng-lê, vẫn thích làm điều khác người.
Dòng người xếp hàng trước một trung tâm mua sắm tại Watford, Anh – Ảnh: REUTERS
Đầy bất ngờ và bị động khi COVID-19 lan rộng, các nhà lãnh đạo các nước châu Âu, điển hình là Thủ tướng Anh Johnson, đứng trước việc phải lựa chọn chiến lược nào để đối phó với một dịch bệnh hoàn toàn chưa hiểu rõ này.
Một luồng quan điểm ủng hộ việc tạo ra “miễn dịch cộng đồng”. Nhưng khác với việc để dịch lan rộng như nhiều người vẫn hiểu, việc này là kiểm soát diễn tiến của dịch một cách từ từ nhằm tạo ra cái gọi là “miễn dịch cộng đồng”, theo đó sẽ có nhiều người bị nhiễm bệnh, nhưng những người được điều trị khỏi sẽ miễn dịch (ít nhất trong một thời gian) và tạo nên một bức tường ngăn dịch.
Theo nghiên cứu, những tổn thất của việc tìm kiếm miễn dịch cộng đồng là vô cùng nặng nề. Hệ thống y tế của Anh sẽ sụp đổ, khoảng 250.000 người sẽ chết (con số này tại Mỹ sẽ là hơn 1 triệu người). Gần 80.000 người nhiễm bệnh và hơn 3.000 người tử vong như ở Vũ Hán vẫn chưa đủ để hình thành miễn dịch cộng đồng.
Luồng quan điểm thứ hai là “tiêu diệt” dịch, nói cách khác là dùng tất cả các biện pháp để chặn sự phát triển của dịch, hạn chế tối đa người nhiễm bệnh. Điều này đòi hỏi phải áp dụng những biện pháp cứng rắn, lâu dài, tốn kém và phải thường xuyên đối mặt với việc dịch bệnh quay trở lại cho đến khi tìm ra văcxin hoặc một cách điều trị hữu hiệu.
Cho đến những ngày gần đây, nước Anh theo đuổi chiến lược thứ nhất. Các nước Ý, Pháp, Đức và Tây Ban Nha ban đầu chưa rõ nhưng nay đã quyết liệt hơn. Còn các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, ngay từ đầu đã thực hiện theo cách thứ hai.
Cách đây 3 ngày, một câu trả lời khoa học đã được các nhà nghiên cứu tại Đại học Imperial (Anh) đưa ra. Dựa trên những gì đã diễn ra tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Ý và mô phỏng trên tình hình của Anh, Mỹ, các nhà nghiên cứu kết luận rằng “cách thức hữu hiệu duy nhất” là ngăn chặn dịch.
Như một câu ngạn ngữ nói: nói gì không quan trọng, quan trọng hơn là ai nói. Trước đó nhiều chuyên gia đã có những c ảnh báo tương tự, nhưng các nhà lãnh đạo Anh vẫn chưa bị thuyết phục cho đến khi có nghiên cứu của Đại học Imperial – nơi tập hợp 50 chuyên gia hàng đầu về dịch bệnh, đã thực hiện các nghiên cứu cho WHO và nhiều chính phủ về SARS, cúm gà, cúm heo… và được coi là khuôn vàng thước ngọc trong lĩnh vực này.
Nước Anh và Thủ tướng Johnson cuối cùng cũng nhận ra điều cần phải làm này. Ngày hôm qua, chính quyền ở tất cả các vùng tại Anh cũng đã theo chân các nước châu Âu tuyên bố đóng cửa tất cả trường học, kêu gọi không tụ tập đông người, đóng cửa các cửa hàng và đang xem xét phong tỏa thủ đô London những ngày tới.
Video đang HOT
Những xáo trộn và tổn thất sẽ là chưa có tiền lệ, như nghiên cứu chỉ ra, với việc nhiều thành phố bị phong tỏa, nhiều người dân bị cách ly, nhiều trường học, cửa hàng phải đóng cửa dài hạn, nhưng đây là con đường duy nhất.
Kết luận này càng củng cố hơn những gì mà các nước châu Á và Việt Nam đã làm cho đến nay là đúng hướng. Điều đó không chỉ xuất phát từ lý do nhân đạo mà đến nay còn là dựa trên cơ sở khoa học.
TÔ HOÀNG (từ Madrid, Tây Ban Nha)
Theo tuoitre.vn
Điều tra luận tội ông Trump: Đảng Dân chủ khép chặt vòng vây
Những diễn biến mới nhất cho thấy đảng Dân chủ đã chuẩn bị sẵn sàng để đánh bại ông Trump. Tuy nhiên, chính sự chuẩn bị quá suôn sẻ của đảng này có thể sẽ bộc lộ những điểm yếu không ngờ tới.
Kể từ ngày 13-11, Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ đã bắt đầu khởi động các phiên điều trần công khai liên quan tới cuộc điều tra luận tội Tổng thống Donald Trump về bê bối lạm dụng quyền lực để gây sức ép với Ukraine nhằm triệt hạ đối thủ tranh cử là cựu phó tổng thống Joe Biden. Các phiên điều trần đầu tiên diễn ra trong hai ngày 13 và 15-11 (theo giờ Mỹ) và được truyền hình trực tiếp, theo đài CNBC.
Ba nhân chứng tham gia điều trần tuần này bao gồm đại sứ Mỹ tại Ukraine William Taylor, phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề châu Âu và châu Á George Kent và cựu đại sứ Mỹ tại Ukraine Marie Masha Yovanovitch.
Được biết Tổng thống Trump là tổng thống thứ tư trong lịch sử nước Mỹ bị Hạ viện luận tội với lần gần đây nhất là cựu tổng thống Bill Clinton liên quan đến bê bối tình ái giữa ông với thực tập sinh Nhà Trắng Monica Lewinsky.
Đảng Dân chủ: Dục tốc bất đạt
Đảng Dân chủ hiện coi các phiên điều trần công khai có vai trò trọng yếu trong việc vận động sự ủng hộ của công chúng Mỹ đối với quá trình chính thức luận tội ông Trump. Nếu Hạ viện bỏ phiếu thông qua các điều khoản luận tội, Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát sẽ buộc phải tổ chức một phiên tòa chính thức xét xử tổng thống.
Phe Dân chủ sẽ chiến đấu để bảo vệ quá trình luận tội tổng thống mà họ cố gắng thúc đẩy trước các nỗ lực phản kích của phe Cộng hòa. Các chính trị gia Dân chủ nhiều khả năng sẽ tìm mọi cách khiến công chúng chống lại ông Trump thông qua sử dụng các nhân chứng ở cả trong chính quyền và quân đội.
Trả lời đài CBS News, luật sư Jonathan Turley cho rằng điểm mấu chốt vụ luận tội lần này là hầu như có rất ít bằng chứng được đưa ra nhằm kết tội Tổng thống Trump. Ông Turley cũng nhận định mức độ của các động thái vi phạm liên quan đến Ukraine nhằm chống lại Tổng thống Trump không đạt được quy mô của các cáo buộc ở ba lần luận tội tổng thống trước.
"Cuộc điều tra luận tội Tổng thống Trump hiện nay chủ yếu dựa trên cuộc điện đàm gây tranh cãi với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy. Nếu họ tiếp tục theo hướng này, đây sẽ là cuộc luận tội với quy mô hẹp nhất lịch sử và bên điều tra sẽ có một hồ sơ phạm tội rất hạn chế" - ông Turley giải thích.
Trong khi đó, chuyên gia Major Garrett cảnh báo đảng Dân chủ đang tiến quá nhanh. "Nếu bạn tiến quá nhanh và công chúng không theo kịp những thực tế bạn đưa ra, bạn sẽ thua, ít nhất là thua trong mắt công chúng khi họ xem xét những bằng chứng của bạn" - ông Garrett nói.
"Do đó, đảng Dân chủ có một tiêu chuẩn cao cần phải đáp ứng ở đây. Luận tội không phải chỉ đơn giản là về việc họ có thích ông Trump hay không mà là phải thuyết phục để công chúng hiểu rằng tổng thống Mỹ đã làm điều gì đó hoặc tiếp tục làm điều gì đó đe dọa đến chính phủ và quốc gia" - chuyên gia Major Garrett nói thêm.
Tiến trình điều tra luận tội sắp tới sẽ khiến ông Trump gặp nhiều khó khăn. Ảnh: BBC
Dù vậy, Hạ viện mới đây cũng đã cho bản sao lời khai của một số nhân chứng tham gia điều trần kín về vụ việc. Theo hãng tin Reuters, trong số những thông tin đáng chú ý vừa được tiết lộ có những thông tin do bà Laura Coopera, phó trợ lý bộ trưởng quốc phòng Mỹ phụ trách giám sát chính sách của Mỹ với Ukraine, cung cấp.
Cụ thể, bà Coopera nói rằng bà cảm thấy khó hiểu và quan ngại trước việc ông Trump yêu cầu đóng băng khoản viện trợ quân sự gần 400 triệu USD cho Ukraine mà không đưa ra giải thích nào. Trong bản chi tiết về việc điều trần, bà Coopera khẳng định việc đóng băng khoản viện trợ trên là không bình thường.
Vẫn theo quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ này, ông Trump đã thông qua Văn phòng Quản trị và Ngân sách chỉ thị đóng băng viện trợ quân sự quan trọng cho Ukraine, đi ngược lại quyết định của giới chức Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan. Bà Coopera cho biết có hai cơ chế hợp pháp để tổng thống hoãn viện trợ, bao gồm thông báo cho Quốc hội hoặc cho Bộ Quốc phòng nhưng ông Trump đã không tuân thủ cơ chế nào.
Những tháng tiếp theo sẽ để lại vết sẹo buồn trong lòng người dân Mỹ giống như các vụ luận tội trước đó. Tiến trình này sẽ phản ánh và lột tả một cuộc đấu đá nội bộ về ý thức hệ có nguy cơ làm tổn hại đến sự thống nhất của chúng ta và đe dọa tương lai của nước Mỹ.
Chuyên gia về chính trị Mỹ Stephen Collinson, đài CNN
Đảng Cộng hòa sẽ bảo vệ ông Trump ra sao?
Theo giới phân tích, các đồng minh Cộng hòa của ông Trump dự kiến sẽ phản biện rằng những bằng chứng do các Ủy ban Hạ viện nằm dưới sự kiểm soát của đảng Dân chủ thu thập được cho tới nay vẫn chưa thể chứng minh tổng thống hay những người thân cận trực tiếp liên quan đến việc trì hoãn viện trợ quân sự cho Ukraine hay ép buộc Kiev phải thực thi các nhượng bộ chính trị. Đây được coi là lập luận mở màn đanh thép nhất nhằm phản bác vụ điều tra luận tội của phe Dân chủ nhằm vào Tổng thống Trump.
Một số chính khách Cộng hòa biện minh rằng ông Trump thực sự chỉ đang lo lắng về tình trạng tham nhũng ở Ukraine. Tuy nhiên, đây lại là chủ đề mà chủ nhân Nhà Trắng gần như chưa từng tỏ ra quan tâm ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.
"Ở đây có hai khả năng. Một là tổng thống yêu cầu điều tra một đối thủ chính trị. Hai là tổng thống yêu cầu điều tra nghi án tham nhũng của ai đó vô tình lại là đối thủ chính trị của ông. Khả năng thứ hai là vì lợi ích quốc gia. Khả năng thứ nhất là vì lợi ích cá nhân của tổng thống và sẽ vượt quá giới hạn cho phép... Theo quan điểm của tôi, việc "có đi có lại" chỉ là sự hiểu nhầm" - thượng nghị sĩ Cộng hòa John Kennedy chia sẻ với đài CBS News.
Nga không muốn ông Trump bị luận tội?
Đài CNN cho hay truyền thông nhà nước Nga đã lên tiếng ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump và bác bỏ mọi cáo buộc Moscow can thiệp để giúp ông Trump đắc cử hồi năm 2016.
"Những vấn đề mà ông Trump gây ra đối với hệ thống chính phủ Mỹ đang tác động đến sức mạnh của Mỹ" - chuyên gia Karen Shakhnazarov, giám đốc một trong những đài truyền thông lớn nhất nước Nga phát biểu.
"Mỹ trở nên yếu hơn và giờ Nga đang giành chỗ ở Trung Đông. Đột nhiên Nga cũng bắt đầu xâm nhập mạnh mẽ vào châu Phi. Vì thế, khi họ nói ông Trump đang làm suy yếu nước Mỹ thì có thể đúng là như vậy và đó là lý do chúng tôi không chống ông ấy. Họ càng có vấn đề thì càng thuận lợi cho chúng tôi" - CNN dẫn lời ông Shakhnazarov nói.
PHẠM KỲ
Theo news.zing.vn
Ảnh : Venice ngập nặng kỷ lục 50 năm, tàu thuyền 'leo lên' vỉa hè Thị trưởng thành phố Venice cho rằng biến đổi khí hậu là nguyên nhân gây ra triều cường gần đạt mức kỷ lục từng ghi nhận tại đây. Triều cường cao 187 cm cuối ngày thứ Ba (12/11) "tấn công" Venice, Italy. Hơn 85% thành phố bị ngập lụt. Mức cao nhất từng được ghi nhận là hơn 198 cm năm 1966. (Ảnh:...