Châu Âu công nhận tiêu chuẩn an ninh hàng không của Cảng Nội Bài
Liên minh châu Âu (EU) vừa cấp giấy chứng nhận và công nhận các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ đảm bảo an ninh, phục vụ hàng hóa, vận chuyển hàng hóa hàng không từ các nước thứ 3 vào EU, trong đó có Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài của Việt Nam.
Theo đó, Trung tâm An ninh hàng không (NASC)- Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa (ACS) đã đượcCông ty Greene & Co (Hồng Kong) cấp chứng nhận đảm bảo tiêu chuẩn RA3 của EU đồng thời được nhập vào cơ sở dữ liệu của EU với một mã định danh duy nhất (UAI).
Ông Kevin Greene – Chuyên gia đánh giá an ninh hàng không của Greene & Co – một trong những chuyên gia đánh giá về an ninh hàng không có tên trong danh sách được EU chấp thuận đã trực tiếp đánh giá và trao chứng nhận cho Trung tâm An ninh hàng không Nội Bài.
Ông Hoàng Thanh Quang (bên phải) – Giám đốc Trung tâm An ninh hàng không Nội Bài nhận chứng chỉ RA3
Theo quy định của EU, từ ngày 1/7/2014, tất cả các hãng hàng không vận chuyển hàng hóa, thư, bưu phẩm, bưu kiện (ACC3) từ các sân bay thuộc nhóm các nước thứ 3 (RA3) đến các sân bay thuộc EU sẽ được yêu cầu phải có một sự chứng nhận về việc đảm bảo an ninh hàng không theo tiêu chuẩn của EU để duy trì quyết định được phê duyệt là ACC3 của hãng.
Giấy chứng nhận này được rà soát và cấp lại 5 năm một lần, đây sẽ là chìa khóa cho hãng vận chuyển tiếp tục vận chuyển hàng hóa vào châu Âu bằng đường hàng không.
Mỗi đơn vị khi đã được cấp chứng chỉ RA3 phải được đảm bảo về các biện pháp an ninh hàng không (bao gồm cả soi chiếu) được cung cấp cho các hãng. Đơn vị gửi hàng, đơn vị giao nhận và đơn vị phục vụ hàng hóa cũng sẽ cần phải được trải qua đánh giá và cấp giấy chứng nhận, nếu họ muốn tiếp tục được thay mặt hãng hàng không, cung cấp các dịch vụ liên quan đến việc đảm bảo an ninh đối với hàng hóa, thư, bưu phẩm, bưu kiện.
Video đang HOT
Hiện tại, các hãng hàng không muốn vận chuyển hàng hóa, thư, bưu phẩm, bưu kiện từ Việt Nam vào EU đều phải trung chuyển qua các sân bay đã được EU chấp thuận, tại đó mọi hàng hóa trung chuyển sẽ phải kiểm tra an ninh lại như hàng hóa xuất phát, việc này gây tốn kém và chẫm trễ cho quá trình giao nhận hàng hóa của các hãng vận chuyển. Nhiều hãng hàng không có hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa từ các nước thứ 3 vào EU có nhu cầu được đánh giá và cấp chứng nhận ACC3.
Hàng trung chuyển/nối chuyến được miễn trừ soi chiếu lại nếu đến từ các tổ chức có ACC3/RA3/KC3 hoặc các quốc gia thứ 3 không yêu cầu phải được phê chuẩn ACC3, gồm: Argentina, Canada, Australia, Braxin, Hongkong, Nhật Bản, New Zealand, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Cộng hòa Nam Phi, Israel, Đài Loan, Liên bang Mỹ, Faroe Islands, Greenland, French Polynesia, New Caledonia, St-Barthélemy, St-Pierre-et-Miquelon, Wallis and Futuna.
Theo đó, Việt Nam thuộc nhóm nước phải được phê chuẩn ACC3. Tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, hoạt động đảm bảo An ninh đối với hàng hóa hàng không được thực hiện trong sự phối hợp giữa Trung tâm An ninh hàng không Nội Bài (NASC) và các đơn vị phục vụ hàng hóa (NCTS, ACS, ALS) cung cấp dịch vụ cho các hãng hàng không. Điều cần thiết là các đơn vị NASC, NCTS, ACS, ALS phải được cấp chứng nhận RA3 như một sự bảo đảm, cam kết về sự đảm bảo an ninh, an toàn cho mọi hàng hóa xuất phát từ Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.
Việc đón nhận Chứng nhận đảm bảo tiêu chuẩn RA3 là sự kiện quan trọng với Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài. Với các hãng hàng không vận chuyển hàng hoá, đó là chìa khoá mở cánh cửa bay thẳng tới Châu Âu. Chứng nhận đảm bảo tiêu chuẩn RA3 chắc chắn góp phần thúc đẩy sự phát triển ngày càng mạnh mẽ sản lượng vận chuyển hàng hoá xuất phát tại Nội Bài.
Trên thực tế, khi một hãng hàng không có nhu cầu đánh giá ACC3, phần đánh giá liên quan đến các đơn vị phục vụ tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài sẽ chỉ cần cung cấp mã RA3 như một minh chứng đảm bảo tiêu chuẩn an ninh đối với hàng hóa theo quy định của EU, không phải đánh giá lại nhiều lần quy trình kiểm tra an ninh và phục vụ hàng hóa tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Trung Quốc lên tiếng về nguyên tắc quốc phòng mới của liên minh Mỹ-Nhật
Ngày 30/4, Trung Quốc đã bày tỏ quan ngại về các nguyên tắc chỉ đạo quốc phòng mới của Mỹ và Nhật Bản, cảnh báo nguyên tắc này không được làm ảnh hưởng đến bên thứ ba.
Người phát ngôn Bộ quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh. (Ảnh:News.cn)
"Chúng tôi hết sức quan ngại về các nguyên tắc chỉ đạo hợp tác quốc phòng mới Mỹ-Nhật, cũng như những bình luận của giới chức cấp cao về Trung Quốc", người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh nói tại buổi họp báo thường kỳ.
"Liên minh Mỹ - Nhật là một thỏa thuận song phương được xây dựng căn cứ trên những yếu tố lịch sử đặc biệt. Nó không thể vượt quá khuôn khổ song phương hay hủy hoại lợi ích của các bên thứ 3", người phát ngôn nhấn mạnh.
Ông Cảnh Nhạn Sinh cho rằng việc tăng cường liên minh quân sự là hành động lỗi thời, đi ngược lại tiến trình hòa bình, phát triển, hợp tác và sự thịnh vượng chung của thế giới.
"Tất cả các bên nên quan tâm đúng mức tới tác động của việc củng cố liên minh quân sự Mỹ - Nhật, cũng như ảnh hưởng của việc mở rộng mối quan hệ hợp tác này đối với ổn định khu vực và hòa bình thế giới", ông Cảnh Nhạn Sinh cảnh báo.
Ông Cảnh Nhạn Sinh đưa ra những bình luận trên chỉ hai ngày sau khi Mỹ và Nhật Bản công bố các nguyên tắc chỉ đạo mới về hợp tác quốc phòng song phương, theo đó hai bên sẽ mở rộng cả về phạm vi và quy mô hợp tác theo hướng tăng cường sự chủ động tham gia của lực lượng phòng vệ Nhật Bản vào các hoạt động an ninh ở bên ngoài lãnh thổ Nhật Bản.
Nguyên tắc chỉ đạo mới này được cho là sẽ làm thay đổi căn bản liên minh quân sự Nhật - Mỹ cũng như sự can dự của Nhật Bản vào các vấn đề an ninh trong khu vực khi xóa bỏ những hạn chế hoạt động về mặt địa lý của các lực lượng vũ trang Nhật Bản.
Nguyên tắc mới được công bố trong chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và được cho là lời cảnh báo đanh thép đối với Trung Quốc sau hàng loạt hành động gây hấn gần đây của nước này ở Biển Đông và Hoa Đông, gây quan ngại sâu sắc cho các quốc gia trong khu vực.
Như mọi lần, Trung Quốc kiên quyết phản đối mọi sự can thiệp từ bên ngoài vào tình hình trong khu vực.
"Chúng tôi phản đối bất kỳ quốc gia nào ở bên ngoài khu vực can thiệp vào các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi hàng hải giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Không nước nào được đánh giá thấp quyết tâm và khả năng của chúng tôi trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình", ông Cảnh Nhạn Sinh tuyên bố.
Tuy nhiên, trong các tuyên bố gần đây, Washington nhiều lần khẳng định quần đảo Senkaku (theo cách gọi của Nhật Bản) hay Điếu Ngư (theo cách gọi của Trung Quốc) trên biển Hoa Đông thuộc quyền quản lý của Tokyo và nằm trong phạm vi bảo vệ của Hiệp ước An ninh và Hợp tác song phương Mỹ - Nhật.
Mỹ cũng khẳng định có quyền can dự vào bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của nước trong việc đảm bảo an ninh, an toàn hàng không và hàng hải ở Biển Đông, biển Hoa Đông cũng như các vùng biển khác ở châu Á - Thái Bình Dương.
Vũ Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Trung, Hàn lên tiếng về định hướng hợp tác quốc phòng mới Nhật-Mỹ Trung Quốc hôm 28/4 đã bày tỏ quan ngại về nguyên tắc chỉ đạo hợp tác quốc phòng mới vừa được Mỹ và Nhật Bản công bố. Trong khi đó, Hàn Quốc phản ứng một cách thận trọng trước xu hướng hay đổi mới này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi (Ảnh: AP) Trong buổi họp báo sáng nay...