Châu Âu có thể giảm phụ thuộc vào vũ khí của Mỹ?
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gần đây đã kêu gọi các quốc gia châu Âu tìm kiếm sự độc lập hơn nữa trong việc bảo vệ không phận và ủng hộ việc không phụ thuộc quá nhiều vào Mỹ.
Theo hãng tin AP, trong bài phát biểu bế mạc một hội nghị ở Paris quy tụ các bộ trưởng quốc phòng và đại diện từ 20 quốc gia châu Âu, nhà lãnh đạo Pháp Macron đã đưa ra quan điểm của mình về việc châu Âu cần xây dựng chiến lược bảo vệ không phận thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ thông qua Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Chìa khóa cho điều đó sẽ là xây dựng ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu và mua vũ khí trong Liên minh châu Âu (EU). “Chúng ta cần biết mối đe dọa là gì, có thể sản xuất được gì? Và chúng ta cần mua gì?”, ông Macron nhấn mạnh tại hội nghị diễn ra bên lề Triển lãm hàng không Paris.
Nhà lãnh đạo Pháp cũng kêu gọi các nhà sản xuất thiết bị quốc phòng tại châu Âu xây dựng hệ thống độc lập và chuyển dây chuyền sản xuất về lục địa này. Theo ông Macron, sẽ khó quản lý vũ khí từ các quốc gia ngoài châu Âu do phụ thuộc vào thời gian giao hàng, ưu tiên và đôi khi là cả sự cho phép từ các nước thứ ba. Đề cập đến việc nâng cao các tiêu chuẩn của châu Âu, ông Macron lập luận: “Tại sao chúng ta cần phải thường xuyên mua vũ khí từ Mỹ? Bởi vì Mỹ đã tiêu chuẩn hóa nhiều hơn chúng ta và họ có các cơ quan liên bang trợ cấp dồi dào cho việc sản xuất”.
Một số nước châu Âu cũng có chung quan điểm với Pháp. Theo Reuters, nhà lãnh đạo Pháp Macron đã đạt được kết quả khả quan trong việc thuyết phục một số đồng minh trong EU xem xét một chiến lược phòng thủ “nội địa” hơn. Pháp, Bỉ, Cyprus, Estonia và Hungary đã ký một ý định thư về việc mua chung các hệ thống phòng không mistral do nhà sản xuất tên lửa châu Âu MBDA chế tạo.
Video đang HOT
Binh sĩ Pháp sử dụng hệ thống phòng không Mistral tại cuộc trình diễn giới thiệu năng lực quân sự của nước này hồi năm 2020. Ảnh: Reuters
Việc Pháp kêu gọi các nước châu Âu mua vũ khí sản xuất tại khu vực trái ngược với nỗ lực do Đức dẫn đầu nhằm mua chung các hệ thống phòng không do các đơn vị bên ngoài châu Âu sản xuất. Theo Reuters, Đức đã khiến Pháp “không vừa lòng” vào tháng 10 năm ngoái khi công bố sáng kiến Lá chắn bầu trời châu Âu nhằm cải thiện khả năng phòng không của khu vực. Sáng kiến do Đức khởi xướng cho phép các nước tham gia cùng mua chung các hệ thống phòng không và tên lửa, chẳng hạn như hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ và Arrow-3 của Israel. Những hệ thống này sẽ được tích hệ với các hệ thống của NATO. Cho đến nay, có 17 quốc gia châu Âu vốn có truyền thống mua khí tài quân sự từ Mỹ đã tham gia sáng kiến này. Trong cuộc họp báo mới đây với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tại Berlin, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nêu rõ: “Với sáng kiến Lá chắn bầu trời châu Âu, chúng tôi đang tập hợp các quốc gia châu Âu để cùng tăng cường khả năng bảo vệ chống lại tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và máy bay không người lái”.
Đức đã để ngỏ cho Pháp gia nhập sáng kiến này bằng cách bổ sung hệ thống MAMBA do Pháp và Italy cùng sản xuất vào danh sách các hệ thống phòng không có thể cung cấp cho các thành viên tham gia sáng kiến. Tuy nhiên, Pháp đã từ chối tham gia. Paris cho rằng sáng kiến này không bảo vệ đầy đủ chủ quyền của châu Âu vì nó chủ yếu dựa vào ngành công nghiệp quốc phòng của Mỹ và Israel. Quốc phòng là vấn đề thường xuyên gây tranh cãi giữa Pháp và Đức. Paris phàn nàn rằng Đức đã không nỗ lực trong lĩnh vực này trong nhiều năm. Chỉ khi cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra, Berlin mới tuyên bố tăng mạnh chi tiêu quốc phòng.
Ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu đã suy giảm năng lực nghiêm trọng sau hàng chục năm các nước duy trì mức chi tiêu thấp cho quốc phòng. Đó là cơ hội để các nhà thầu quốc phòng Mỹ nhảy vào và hưởng lợi từ những hợp đồng vũ khí trên khắp châu Âu. Bên cạnh đó, nhiều nước ở lục địa già cũng chú trọng mua vũ khí từ các công ty Mỹ để tăng cường quan hệ quốc phòng với Washington.
Cuộc xung đột ở Ukraine đã làm bộc lộ sự phụ thuộc của châu Âu vào vũ khí Mỹ. Sau khi gửi một lượng lớn vũ khí tới Ukraine, các nước thành viên EU cho rằng họ không thể chờ đợi các nhà sản xuất châu Âu lấp đầy kho vũ khí. Do đó, họ có xu hướng tìm mua vũ khí từ các nhà sản xuất bên ngoài, chủ yếu là từ Mỹ.
Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều diễn biến khó lường, Pháp-một trong những nhà sản xuất vũ khí hàng đầu thế giới-đang dẫn đầu những nỗ lực thúc đẩy châu Âu tăng cường năng lực tự chủ về quốc phòng, tránh lệ thuộc vào bên ngoài. Tuy nhiên trên thực tế, đây không phải việc có thể giải quyết trong một sớm một chiều, bởi trong nội bộ EU vẫn tồn tại bất đồng lớn về vấn đề này.
EU gặp khó trong cung cấp đạn dược cho Ukraine do thiếu thuốc nổ
Sự thiếu hụt thuốc súng, chất nổ dẻo và TNT ngăn EU cung cấp đạn dược cho Ukraine một cách ổn định, tờ Financial Times (Anh) ngày 19/3 đưa tin.
Các nước châu Âu đang đối mặt với một số thách thức khi muốn cung cấp thêm đạn pháo cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga. Ảnh: FMG
Nguồn tin trên dẫn lời một quan chức Đức cho biết, một vấn đề cơ bản ở châu Âu là ngành công nghiệp quốc phòng không có khả năng sản xuất vũ khí, trang thiết bị ở mức cần thiết trong một cuộc xung đột vũ trang toàn diện.
Theo Ji"5;í Hynek, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Quốc phòng và An ninh Séc, châu Âu "rất khó" để tăng sản lượng sản xuất đạn pháo trong thời gian ngắn, đặc biệt là trong bối cảnh thiếu nguyên liệu thô. Ông Hynek cho rằng không có nhà sản xuất lớn nguyên liệu thô nào họ cần ở châu Âu và sẽ mất khoảng ba năm để tăng sản lượng thuốc súng.
Người phát ngôn của nhà sản xuất đạn 155mm Explosia ở Séc cũng cho biết các nhà máy của công ty hiện đang hoạt động hết công suất và không thể tăng sản lượng sớm nhất cho đến năm 2026.
Antonio Caro, Giám đốc điều hành của FMG, công ty sản xuất đạn 155 mm, cho biết tình trạng thiếu thuốc nổ đã khiến giá của chúng tăng gấp đôi, thậm chí có trường hợp tăng gấp ba lần. Tăng giá nguyên liệu dẫn đến tăng giá đạn dược. Theo ông, hiện nay một quả đạn pháo thông thường có giá 850 euro, cao hơn 20% so với trước khi bắt đầu cuộc xung đột ở Ukraine.
Cùng ngày, Ukraine đã công bố các gói viện trợ quân sự mới, bao gồm đạn dược, từ Đức, Đan Mạch, Canada, Pháp và Estonia. Trước đó vào ngày 8/3, đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng các nước EU đã nhất trí về sự cần thiết phải cung cấp ngay cho Ukraine đạn pháo từ kho dự trữ còn lại trong kho ở châu Âu.
Ukraine thiếu hụt vũ khí: Hàng tặng hỏng hóc, hàng mua chậm giao Chính quyền Ukraine đã chi 800 triệu USD mua vũ khí nhưng vẫn chưa được giao đủ, dù đã thanh toán trước. Trong khi đó, nhiều vũ khí các nước "tặng" thì quá cũ hoặc bị hỏng hóc. Quân nhân Ukraine chuẩn bị lựu pháo M119 trước khi bắn về phía quân đội Nga ở vùng Donetsk, ngày 19-6 - Ảnh: REUTERS Hai...