Châu Âu có nguy cơ cạn kiệt dầu diesel
Thế giới đang gặp phải tình trạng thiếu nhiên liệu diesel do các nhà máy lọc dầu hiện không thể sản xuất đủ số lượng cần thiết.
Và nguy cơ này tại châu Âu là cao hơn cả.
Báo Nga Rossiyskaya Gazeta trích dẫn báo cáo từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IAE) cho biết, châu Âu đang gặp rủi ro cao về thiếu nhiên liệu. Bởi lẽ sau khi dừng mua dầu và các sản phẩm dầu mỏ của Nga, châu Âu không thể đáp ứng nhu cầu nhiên liệu diesel và phải phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu.
Theo Rossiyskaya Gazeta, Nga sẽ không phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt vì nước này sản xuất gấp đôi lượng nhiên liệu diesel mà thị trường nội địa cần. Tuy nhiên, giá dầu diesel tăng ở châu Âu đang đẩy giá nhiên liệu ở Nga tăng lên. Cùng với gánh nặng thuế ngày càng lớn đối với các công ty dầu mỏ, hai yếu tố trên đã nâng giá nhiên liệu tăng cao. Trong khi đó, xuất khẩu xăng và dầu diesel trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà sản xuất so với cung cấp cho thị trường nội địa.
Video đang HOT
Nhà phân tích Vladimir Chernov tại tổ chức Freedom Finance Global chỉ ra rằng trữ lượng dầu diesel ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã giảm xuống mức thấp nhất trong 50 năm. Nguyên nhân được cho là do xuất khẩu và sản lượng dầu ở Nga và Saudi Arabia giảm. Bên cạnh đó, sự thiếu đầu tư của châu Âu trong những năm gần đây cũng đóng một vai trò gây sụt giảm công suất lọc dầu.
Thế nhưng, chuyên gia hàng đầu tại hãng đầu tư Otkritie Investment, ông Andrey Kochetkov tin rằng còn quá sớm để nói về một cuộc khủng hoảng dầu diesel toàn diện ở châu Âu.
Nhà phân tích Vladimir Chernov lưu ý rằng khi giá dầu diesel toàn cầu tăng lên, việc xuất khẩu nhiên liệu diesel từ Nga sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn là bán buôn cho thị trường nội địa.
Và do đó, ông Valery Andrianov, chuyên gia tại tổ chức tư vấn Infotek, nhận định điều này đặc biệt rủi ro trong bối cảnh đồng ruble đang suy yếu. Tính theo tỷ giá ruble, giá bán lẻ ở châu Âu cao gấp 4 lần ở Nga. Khoảng cách lớn đó đang thúc đẩy dòng hàng hóa xuất khẩu. Hiện nay, chính phủ Nga đang thảo luận về các hạn chế xuất khẩu và tăng thuế xuất khẩu để có khả năng giải quyết vấn đề trên.
Trung Quốc nhanh chóng trở thành quốc gia lọc dầu lớn nhất thế giới
Trong báo cáo được công bố vào tuần trước, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán Trung Quốc đang trên đà trở thành quốc gia có công suất lọc dầu lớn nhất thế giới.
Một công nhân đi trên bể lọc dầu của tập đoàn Sinopec ở Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Điều này sẽ khiến Bắc Kinh trở thành nhà cung cấp lớn nhất các sản phẩm như xăng và dầu diesel cho thế giới, cũng như là nắm trong tay sức mạnh để chi phối giá cả.
Kịch bản trên đã được nhà báo Clyde Russell của Reuters lưu ý trong một bài phân tích riêng về báo cáo IEA. "Xuất khẩu sản phẩm tinh chế của Trung Quốc sẽ tuân theo hạn ngạch do Bắc Kinh cấp, hoạt động nhiều hơn vì lợi ích của nền kinh tế và thị trường trong nước", ông Russell viết.
Bản thân IEA cũng công nhận vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc với tư cách là nhà cung cấp nhiên liệu cho thế giới.
Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành quốc gia lọc dầu lớn nhất thế giới trong năm 2022, song vẫn chưa dừng lại ở đó. Các nhà máy lọc dầu ở Trung Quốc đang tăng cường công suất, với tổng công suất dự kiến đạt 19,7 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2028. Trong số này, IEA cho biết hơn 3 triệu thùng mỗi ngày sẽ là công suất dự phòng.
Khối lượng công suất dự phòng này cho thấy rằng Bắc Kinh có thể đang lên kế hoạch thực sự trở thành nhà cung cấp nhiên liệu của thế giới, sau khi các nhà máy lọc dầu của châu Âu và Mỹ đóng cửa cơ sở sản xuất dưới sức ép loại bỏ động cơ đốt trong hoặc chuyển đổi chúng thành các nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học. Về phần mình, Trung Quốc tin rằng không thể cấm ô tô chạy nhiên liệu và chuyển hoàn toàn sang xe điện.
Trung Quốc không chỉ là quốc gia lọc dầu lớn nhất thế giới. Quốc gia này cũng là thị trường tiêu thụ xe điện lớn nhất thế giới. IEA dự báo đến năm 2028, sẽ có hơn 155 triệu xe điện được bán trên toàn cầu. Báo cáo cho biết thêm hơn một nửa số xe này sẽ lăn bánh ở Trung Quốc.
Hiện tại, Trung Quốc chiếm hơn một nửa doanh số bán xe điện toàn cầu. Tuy nhiên, nước này vẫn đồng thời xây dựng thêm công suất lọc dầu.
Ngoài ra, Trung Quốc có thể đang thực hiện chiến lược tương tự với năng lượng gió, năng lượng mặt trời và than đá. Một trong những thứ khác mà đất nước này chiếm ưu thế lớn nhất là năng lực phát điện từ gió và mặt trời. Bởi vì, như các quan chức chính phủ đã tuyên bố, Trung Quốc đang dốc toàn lực và không chọn mục tiêu ưu tiên hơn.
Tương lai 'sáng' cho nhóm cổ phiếu ngành lọc dầu Mỹ Giá cổ phiếu của các nhà máy lọc dầu Mỹ đang lên như diều gặp gió khi giá xăng dự kiến tiếp tục tăng trong những tháng mùa xuân và mùa hè tới. Việc giá xăng đang tăng trở lại giúp giá cổ phiếu của các công ty lọc dầu tại Mỹ tăng vọt. Theo tuần báo tài chính Barron's của Mỹ ngày...