Châu Âu chuẩn bị các phương án tiếp nhận người tị nạn Ukraine
Ngày 7/3, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell cho biết có thể sẽ có khoảng 5 triệu người từ Ukraine sơ tán sang các nước EU nếu chiến sự vẫn tiếp diễn.
Một tình nguyện viên hỗ trợ người tị nạn Ukraine tại Medyka, Ba Lan, ngày 28/2/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Paris, cảnh báo trên được ông Borrell đưa ra sau cuộc họp không chính thức của ngoại trưởng các nước EU tại thành phố Montpellier ở miền Nam nước Pháp. Ông Borrell lưu ý các quốc gia châu Âu cần chuẩn bị mở các quỹ quan trọng để giúp đỡ những người di tản. Ủy ban châu Âu đã công bố khoản viện trợ bổ sung 500 triệu euro (tương đương 560 triệu USD) để hỗ trợ hoạt động nhân đạo tại Ukraine. Trước đó, một khoản đầu tư ban đầu trị giá 100 triệu euro đã được phân bổ cho Ukraine và Moldova.
Cùng ngày, Chính phủ Ba Lan đề xuất một dự luật tạo điều kiện thuận lợi cho người tị nạn Ukraine ở lại nước này. Dự luật trên, vẫn cần được Quốc hội thông qua, sẽ cho phép công dân Ukraine được ở lại một cách hợp pháp tại Ba Lan trong vòng 18 tháng và gia hạn giấy phép của họ thêm 18 tháng nữa. Người dân Ukraine sẽ được phép làm việc và tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục. Ngoài ra, Chính phủ Ba Lan cũng đề xuất viện trợ tài chính cho người tị nạn, các gia đình tiếp nhận người tị nạn và chính quyền các địa phương hỗ trợ người Ukraine. Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki khẳng định mục tiêu là tạo ra “cuộc sống bình thường cho người tới Ba Lan”.
Trong khi đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố Chính phủ nước này cam kết viện trợ thêm 175 triệu bảng (230,28 triệu USD) cho Ukraine để hỗ trợ Kiev đối phó với cuộc khủng hoảng nhân đạo đang ngày một gia tăng, trong đó 100 triệu bảng sẽ được cung cấp trực tiếp cho Chính phủ Ukraine. Phát biểu họp báo, Thủ tướng Johnson cho biết khoản viện trợ bổ sung này nâng viện trợ của Anh cho Ukraine lên mức 400 triệu bảng. Ngoài ra, ông Johnson thừa nhận châu Âu không thể ngay lập tức ngừng sử dụng dầu và khí đốt, tuy nhiên các quốc gia cần nhanh chóng cùng nhau tìm kiếm nguồn cung cấp dầu khí ngoài Nga. Nhà lãnh đạo Anh cũng khẳng định sẽ đưa ra một chiến lược cung cấp năng lượng trong những ngày tới, sau khi căng thẳng Nga-Ukraine đẩy giá dầu và khí đốt lên mức cao nhất trong nhiều năm.
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Bộ Nhập cư Israel cùng ngày cho biết những người Ukrane sơ tán tới Israel sẽ được coi là người nhập cư từ vùng có chiến sự và được nhà nước bổ sung trợ cấp tài chính. Theo đó, những người nhập cư từ Ukraine sẽ được cấp quy chế đặc biệt cho phép họ được nhận một lần khoản 6.000 NIS/người (khoảng 1.800 USD) hoặc 11.000 NIS/ một cặp đôi (khoảng 3.350 USD) hay 15.000 NIS/ một gia đình (khoảng 4.580 USD). Khoản tiền này nằm ngoài khoản trợ cấp đầu tiên cho mỗi người nhập cư tới Israel, với khoảng 19.000 NIS/người (khoảng 5.800 USD) hoặc 36.000 NIS/một gia đình (khoảng 10.995 USD) trong 6 tháng đầu tiên.
Trong năm 2021, hơn 3.100 người từ Ukraine đã di cư tới Israel. Các quan chức nước này dự đoán làn sóng nhập cư này có thể lên đến hàng chục nghìn người trong năm nay.
Gruzia, Moldova chính thức nộp đơn xin gia nhập EU
Thủ tướng Gruzia, ông Irakli Garibashvili, cho biết ngày 3/3, nước này đã chính thức nộp đơn xin gia nhập Liên minh châu Âu (EU) sau khi Nghị viện châu Âu bày tỏ sự ủng hộ đối với một động thái tương tự của Ukraine, đất nước đang bị chiến tranh tàn phá.
Trụ sở Ủy ban châu Âu tại Brussels (Bỉ). Ảnh: AFP/TTXVN
Thủ tướng Irakli Garibashvili phát biểu sau khi ký đơn rằng Gruzia là một quốc gia châu Âu và tiếp tục có những đóng góp giá trị trong việc bảo vệ và phát triển châu Âu.
Trước đó, ngày 2/3, Chủ tịch đảng cầm quyền Giấc mơ Gruzia, ông Irakli Kobakhidze, đã kêu gọi các cơ quan EU "khẩn cấp" xem xét đề nghị gia nhập EU của nước này.
Cũng trong ngày 3/3, Tổng thống Moldova, ông Maia Sandu, đã ký đơn nước này chính thức xin gia nhập EU và lá đơn sẽ được gửi tới Brussels trong những ngày tới. Phát biểu trong cuộc họp báo tại thủ đô Chisinau, Tổng thống Maia Sandu khẳng định Moldova mong muốn được sống trong hòa bình, dân chủ và tự do.
EU là một liên minh chính trị và kinh tế, hiện bao gồm 27 quốc gia thành viên. EU được thành lập theo Hiệp ước Maastricht vào ngày 1/1/1993 trên cơ sở Cộng đồng châu Âu (EC). EU đã phát triển thị trường chung trên cơ sở hệ thống luật pháp tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các nước thành viên nhằm đảm bảo sự tự do đi lại và lưu thông hàng hóa, dịch vụ và vốn. EU cũng duy trì các chính sách chung về thương mại, nông nghiệp, ngư nghiệp và phát triển địa phương. Tổng dân số của EU vào khoảng hơn 459,7 triệu người.
Cháy nhà máy điện hạt nhân, Ukraine cảnh báo nguy cơ cho thế giới Ukraine cho rằng quân đội Nga tấn công gây hỏa hoạn tại nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu, với nguy cơ "lớn hơn gấp 10 lần Chernobyl". Ukraine cáo buộc Nga khai hỏa vào nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.ẢNH CHỤP MÀN HÌNH DAILY MAIL Tờ The Guardian dẫn lời Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba ngày 4.3 nói có một...