Châu Âu chờ kết quả cuộc họp Normandy
Theo thông báo của điện Kremlin, hôm nay 9-12, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelenskiy sẽ gặp nhau tại Paris, trong khuôn khổ cuộc gặp thượng đỉnh Normandy.
Đường ống dẫn dầu của Nga đến châu Âu đi qua Ukraine Ảnh: Gazprom.ru
Đây là lần đầu tiên sau hơn 3 năm, lãnh đạo các nước Ukraine, Nga, Pháp và Đức sẽ gặp nhau để tìm cách chấm dứt cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine.
Trọng tâm thỏa thuận Minsk
Trước đó, phát biểu trước các binh sĩ, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy khẳng định đang thực hiện những nỗ lực ngoại giao mạnh mẽ nhằm giải quyết cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine giữa các lực lượng được Nga ủng hộ và binh sĩ Ukraine khiến hơn 13.000 người thiệt mạng. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy muốn nhất trí về việc trao đổi tất cả tù nhân còn lại với Nga. Ông Zeleskiy ngày 6-12 đã tới thăm các binh sĩ đang đối mặt với lực lượng do Nga hậu thuẫn trước khi sang tham dự hội nghị thượng đỉnh Nhóm bộ tứ Normandy nhằm giải quyết cuộc xung đột.
Lần gần đây nhất, hội nghị thượng đỉnh của nhóm Normandy về tình hình Ukraine được tiến hành là vào năm 2016 tại thủ đô Berlin của Đức. Trợ lý Tổng thống Ukraine, ông Andrei Ermak, khẳng định chính phủ mới của Ukraine đã tuân thủ các nghĩa vụ theo thỏa thuận Minsk, trong đó có việc rút quân khỏi một số khu vực giới tuyến. Ông Ermak tuyên bố, các thỏa thuận Minsk về giải quyết cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine cần được cụ thể hóa, đồng thời hy vọng nhận được sự ủng hộ của các đối tác phương Tây tại hội nghị thượng đỉnh nhóm Normandy. Ngoài ra, ông Andrei Ermak cũng cảnh báo, nếu Nga không nhất trí về lệnh ngừng bắn và trao đổi tù nhân tại cuộc gặp thượng đỉnh ở Paris, Kiev sẽ xây bức tường để tách phần còn lại của nước này với vùng lãnh thổ bị chiếm đóng Donbass.
Video đang HOT
Điều kiện của Nga
Các cuộc điều tra dư luận cho thấy đang có sự ủng hộ rộng rãi của dư luận Ukraine đối với những nỗ lực của Tổng thống Zelenskiy. Tuy vậy, vẫn có một số người ở quốc gia Đông Âu này lo ngại rằng ông sẽ nhượng bộ quá nhiều cho người đồng cấp Nga Vladimir Putin.
Cuộc gặp được dư luận châu Âu quan tâm trong bối cảnh hợp đồng cung cấp khí đốt của Nga cho thị trường châu Âu được vận chuyển qua hệ thống ống dẫn trên lãnh thổ Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31-12 tới, và nếu không có một hợp đồng mới, tình trạng gián đoạn nghiêm trọng nguồn cung khí đốt cho châu Âu giữa mùa đông giá lạnh 2008-2009 hoàn toàn có thể lặp lại.
Trong cuộc phỏng vấn được phát sóng truyền hình ngày 7-12, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tuyên bố, nước này sẽ không nối lại hoạt động cung cấp khí đốt cho Ukraine cho tới khi hai bên nhất trí về tất cả những điểm mấu chốt trong một thỏa thuận. Trước đó, hồi cuối tháng 10 vừa qua, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga sẵn sàng đàm phán về việc cung cấp khí đốt cho Ukraine với giá giảm đáng kể, cũng như đàm phán về vấn đề trung chuyển khí đốt từ Nga qua Ukraine sang châu Âu. Ông Putin khẳng định, Nga đã sẵn sàng bắt đầu “công việc mang tính xây dựng” trong các lĩnh vực này.
Tổng thống Vladimir Putin cũng kêu gọi vô hiệu hóa các kiện cáo tư pháp giữa Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga và Công ty năng lượng Naftogaz của Ukraine liên quan đến việc giải quyết nợ và ký kết hợp đồng vận chuyển khí đốt. Ông gọi quyết định của Ủy ban chống độc quyền Ukraine đòi Gazprom bồi thường 7 tỷ USD là vô lý.
Moscow cho biết, họ không muốn một “cuộc chiến khí đốt” với Ukraine như hồi năm 2009, dẫn tới ngắt quãng nguồn cung tại nhiều quốc gia châu Âu trước khi thỏa thuận hiện hành được ký kết. Thỏa thuận này sẽ hết hiệu lực vào ngày 31-12 tới, và các cuộc đàm phán về một thỏa thuận thay thế đang bị phức tạp hóa bởi các vấn đề chính trị trên.
Báo Washington Post ngày 7-12 bình luận, không có đột phá hòa bình lớn nào được mong đợi từ cuộc họp Normandy, nhưng các cuộc thăm dò dư luận lạc quan rằng, có thể có một số bước tiến tích cực.
HẠNH CHI tổng hợp
Theo sggp.org.vn
EU: Quan hệ kinh tế với Anh phải đảm bảo một sân chơi công bằng
Trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU lấy làm tiếc chính quyền mới của Thủ tướng Johnson đã cho thấy ý định "đi ngược lại những cam kết" về thương mại mà người tiền nhiệm là bà Theresa May đã đưa ra.
Trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU Michel Barnier. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Trưởng đoàn đàm phán Brexit của Liên minh châu Âu (EU) Michel Barnier ngày 18/9 cảnh báo mong muốn của nước Anh trong việc đạt được một thỏa thuận thương mại hậu Brexit đầy tham vọng với châu Âu có thể sẽ không được thỏa mãn vì những yêu cầu của Thủ tướng Anh Boris Johnson.
Phát biểu trước Nghị viện châu Âu, ông Barnier lấy làm tiếc rằng chính quyền mới của Thủ tướng Johnson đã cho thấy ý định "đi ngược lại những cam kết" về thương mại mà người tiền nhiệm của ông là bà Theresa May đã đưa ra.
Những cam kết này nằm trong một "tuyên bố chính trị" không ràng buộc về mối quan hệ tương lai giữa EU và Anh, bên cạnh thỏa thuận Brexit gây tranh cãi không được Quốc hội Anh thông qua.
Không chỉ từ chối thỏa thuận Brexit, các nhà đàm phán của ông Johnson đã yêu cầu cho phép nước Anh không tuân thủ các quy định của EU hậu Brexit, nhưng đồng thời vẫn muốn đạt được một thỏa thuận thương mại đầy tham vọng với châu Âu.
Ông Barnier đã bày tỏ thái độ không đồng tình với yêu cầu trên của London, khi cương quyết rằng một thỏa thuận thương mại toàn diện chỉ có thể đạt được bằng cách tuân thủ các quy định của EU.
Ông cho biết mối quan hệ kinh tế giữa Anh và EU phải được đi kèm với sự đảm bảo một sân chơi công bằng, tức các đối tác thương mại với EU phải cam kết tuân thủ những quy định như nhau.
Một quan chức cấp cao của châu Âu cho biết EU không sẵn sàng chấp nhận yêu cầu trên của Anh. Quan chức này tin rằng ông Johnson muốn Anh trở thành một "Singapore" của châu Âu, nơi các tập đoàn đa quốc gia có thể tránh các quy định của EU nhưng vẫn có thể tiếp cận thị trường 500 triệu người tiêu dùng của châu Âu.
London và Brussels đang gặp nhiều trở ngại trong việc đạt đồng thuận đối với những thay đổi trong thỏa thuận Brexit, trong bối cảnh nước Anh sẽ rời khỏi EU vào ngày 31/10 tới.
Mới đây, Ngân hàng đầu tư JPMorgan của Mỹ dự đoán Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ khó có thể đạt được một thỏa thuận Brexit tại hội nghị thượng đỉnh của EU sẽ diễn ra vào các ngày 17-18/10 tới./.
Theo Khánh Ly (TTXVN/Vietnam )
Chủ tịch Ủy ban châu Âu cảnh báo nguy cơ Brexit không thỏa thuận Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cảnh báo về nguy cơ của một Brexit không thỏa thuận là vấn đề rất thực tế. Reuters đưa tin, ngày 18/9, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cho biết, một thỏa thuận để đảm bảo Anh rời EU vẫn có thể xảy ra nhưng nguy cơ một Brexit không thỏa thuận cũng...