Châu Âu cho Hy Lạp thêm 48 giờ để trình kế hoạch trả nợ
Không đạt được sự đồng thuận nào trong cuộc họp vừa kết thúc cách đây ít giờ, lãnh đạo châu Âu đã đồng ý cho Hy Lạp thêm 48 giờ để trình kế hoạch trả nợ mới, trước khi một phiên họp toàn thể EU diễn ra vào cuối tuần, định đoạt số phận của Athens.
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras (thứ hai từ phải sang) trong cuộc họp khẩn với các lãnh đạo Eurozone ngày 7/7 (Ảnh: AP)
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk khẳng định giờ là “thời khắc gay go nhất trong lịch sử Eurozone”. “Thời hạn chót cuối cùng là tuần này”, ông Tusk cho biết sau các cuộc họp khẩn tại Brussels.
Trước cuộc họp, lãnh đạo các nước thành viên Eurozone đã mong đợi Hy Lạp đệ trình các kế hoạch mới sau khi các cử tri nước này hôm 5/7 đã bác bỏ các đề xuất từ phía chủ nợ. Tuy nhiên đã không có đề xuất nào mới được Athens đưa ra.
Chủ nhật tới, một phiên họp toàn thể 28 thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ diễn ra.
Video đang HOT
Theo BBC, trong phiên họp vừa kết thúc, tối hậu thư đã được gửi tới Athens. Theo đó chính phủ của Thủ tướng Alexis Tsipras sẽ phải chấp nhận một thỏa thuận nào đó, hoặc Hy Lạp và các ngân hàng nước này sẽ phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ trong ngày thứ Hai tới.
Trong ngày hôm qua, các ngân hàng Hy Lạp vẫn tiếp tục đóng cửa, và theo tờ Telegraph của Anh, trình trạng này sẽ còn tiếp diễn ít nhất 2 ngày nữa.
Một tín hiệu tích cực đó là ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã xác nhận sẽ làm tất cả những gì cần thiết để giúp các ngân hàng Hy Lạp trụ vững cho đến ngày Chủ nhật, khi phiên họp thượng đỉnh EU diễn ra, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết.
“Tiến trình nhanh chóng”
Phát biểu tại buổi họp báo khuya ngày thứ Ba, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk tin rằng việc Hy Lạp phá sản và hệ thống ngân hàng nước này sụp đổ sẽ ảnh hưởng tới cả châu Â. Bất kỳ ai có suy nghĩ khác đi đều là những kẻ ngây thơ, ông Tusk nói.
Tổng thống Pháp Francois Hollande khẳng định: “Đây không chỉ là vấn đề của Hy Lạp. Đây là tương lai của Liên minh châu Âu”.
Trong khi đó, Thủ tướng Hy Lạp nói ông muốn “một thỏa thuận công bằng xã hội và khả thi về mặt kinh tế”. “Tiến trình sẽ diễn ra nhanh chóng. Mọi việc sẽ bắt đầu trong vài giờ tới với mục tiêu chốt lại chậm nhất trước cuối tuần này”.
Ông Tsipras sẽ phát biểu trước nghị viện châu Âu trong hôm nay (8/7), còn các đề xuất của nước này sẽ được các Bộ trưởng tài chính châu Âu thảo luận trong ngày thứ Bảy.
Nếu không được nhận các khoản cứu trợ khẩn cấp mới, trong vòng 12 ngày tới, Hy Lạp sẽ không thể hoàn trả khoản vay 4,2 tỷ Euro vay từ ECB, đồng nghĩa với việc phải rời Eurozone.
Thanh Tùng
Theo Dantri/BBC, Telegraph
EU và Hy Lạp đạt bước tiến khiêm tốn trong đàm phán nợ
Ngày 12/2, Hy Lạp và nhóm chủ nợ tại Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã nhất trí thảo luận ở cấp chuyên viên nhằm soạn thảo một chương trình tài trợ tạm thời cho Athens.
Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis (phải) và Chủ tịch Nhóm Eurozone Jeroen Dijsselbloem trong cuộc gặp tại Athens ngày 30/1 (Ảnh: AFP/ TTXVN)
Cuộc họp đầu tiên giữa bộ ba chủ nợ (Liên minh châu Âu - EU, Ngân hàng trung ương châu Âu - ECB và Quỹ Tiền tệ quốc tế - IMF) với Hy Lạp dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 13/3. Đây được xem là bước tiến khiêm tốn đầu tiên trong tiến trình tìm kiếm một thỏa thuận mới thay cho chương trình tín dụng hiện có giữa Athens và các chủ nợ quốc tế.
Chủ tịch Eurogroup (nhóm các bộ trưởng tài chính Eurozone) Jeroen Dijsselbloem cho biết kết quả thảo luận kỹ thuật sẽ được thông báo đến cuộc họp của Eurogroup ngày 16/2 tới. Ông Dijsselbloem hy vọng thảo luận sẽ giúp thu hẹp được khoảng cách trong quan điểm hai bên, giúp EU điều chỉnh chương trình cứu trợ hiện nay tính đến tham vọng và sáng kiến của Hy Lạp, nhờ đó tiến tới chương trình hợp tác khả thi trong những tháng tới. Tuy nhiên, Chủ tịch Eurogroup chưa thể khẳng định về khả năng ký kết chương trình mới vào ngày 16/2.
Cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker xác nhận EC sẽ bắt đầu đánh giá lại chương trình cứu trợ cho Hy Lạp ngay trong ngày 12/2.
Về phần mình, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras cho biết chương trình mới mà Athens đệ trình với Eurogroup sẽ tuân thủ các quy định của EU về cân bằng ngân sách. Ông Tsipras cũng khẳng định Hy Lạp sẽ không quay trở lại "kỷ nguyên của thâm hụt ngân sách", thực hiện các cải cách nhằm đấu tranh chống các "căn bệnh" của Hy Lạp như tham nhũng và trốn thuế. Tại phiên điều trần ở Hội nghị thượng đỉnh EU ngày 12/2 ông Tsipras cũng tái khẳng định quyết tâm không gia hạn chương trình cứu trợ quốc tế dẫn đến chính sách kinh tế khắc khổ không được lòng người dân nước này. Một chương trình "bắc cầu" mới sẽ là mục đích đàm phán của Hy Lạp khi đất nước đang đối mặt với khả năng phá sản, cùng với nó là nguy cơ rời khỏi Eurozone, một động thái đang khiến cả châu Âu lo ngại.
Một tín hiệu đáng mừng nữa đến với Hy Lạp trong quá trình đàm phán tái cơ cấu nợ khi ECB quyết định tăng mức trần hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp (ELA) cho các ngân hàng Hy Lạp lên 65 tỷ euro (74 tỷ USD).
Theo TTXVN/baotintuc.vn
Trên "tầu tốc hành" rời Eurozone, Hy Lạp xích gần Nga? Ngày 5/7, gần 2/3 cử tri Hy Lạp bỏ phiếu phản đối các điều kiện mà chủ nợ đặt ra gắn với một khoản cứu trợ mới dành cho nước này. Đây là sự kiện đỉnh điểm của một tuần lễ hoảng loạn chứng kiến Athens vỡ nợ trước IMF, tê liệt tài chính và phải áp dụng các biện pháp kiểm soát...