Châu Âu chi thêm 400 triệu euro giải quyết khủng hoảng di cư
Nghị viện châu Âu (EP) vừa thông qua ngân sách bổ sung trị giá 401,3 triệu euro để quản lý cuộc khủng hoảng người nhập cư.
Người di cư ngồi tại một trại tị nạn ở thị trấn miền nam Gevgelija ở Macedonia.
Nguồn vốn này sẽ được cung cấp cho các quốc gia châu Âu bị ảnh hưởng nhiều nhất từ làn sóng người tị nạn và cho các quốc gia thứ 3 tiếp nhận nhiều nhất người tị nạn Syria. 3 cơ quan châu Âu làm nhiệm vụ quản lý vấn đề nhập cư cũng được hưởng khoản hỗ trợ tài chính này.
Bên cạnh việc thông qua thay đổi ngân sách trước mắt cần thiết để đáp ứng quyết định của Hội nghị Thượng đỉnh không chính thức họp hôm 23/9 về vấn đề nhập cư, EP cũng nhấn mạnh hệ thống khuôn khổ ngân sách 7 năm của châu Âu cần phải được sửa đổi cho phép các biện pháp tài chính dài hạn để giải quyết vấn đề này hiện có nguy cơ trở thành một vấn đề lớn và lâu dài.
Mới đây, bên lề hội nghị thường niên Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) diễn ra tại Lima, Peru, Liên Hợp Quốc (LHQ) và WB cũng cho biết sẽ tăng cường hỗ trợ tài chính cho khu vực Trung Đông và Bắc Phi nhằm giúp các quốc gia trong khu vực này ứng phó với cuộc khủng người di cư và tái thiết sau các cuộc xung đột.
Người tị nạn đang đổ ngày càng nhiều vào các nước châu Âu với hy vọng tìm kiếm một cuộc sống mới. Trong khi một số nước chi trả tiền ăn ở và cấp cho người tị nạn một khoản tiền sinh hoạt nhất định thì ở nhiều nước khác, người tị nạn hầu như không được trợ cấp gì.
Video đang HOT
Ví như tại Hy Lạp, người tị nạn chỉ được các tổ chức cứu trợ cung cấp quần áo, đồ ăn uống; tại Thổ Nhĩ Kỳ, người tị nạn cũng không được cấp chi phí sinh hoạt, song việc ăn ở có thể được đảm bảo trong các trại tị nạn; tại Italy, người tị nạn chỉ nhận được tiền tiêu vặt 2,5 euro/ngày và 35 euro/ngày cho việc thuê chỗ ở và các khoản chi khác.
Trong khi đó, Đan Mạch có mức hỗ trợ người tị nạn tối đa hàng tháng lên tới 800 euro/người ngoài việc cung cấp miễn phí chỗ ở. Đức cũng là một trong những nước có mức hỗ trợ người tị nạn cao với 359 euro/người/tháng.
Theo_Giáo dục thời đại
TQ ra luật an ninh quốc gia mới để tuyên chiến với nước ngoài?
Theo luật An ninh Quốc gia mới, Trung Quốc có thể hành động quân sự ở nước ngoài để bảo vệ "lợi ích bên ngoài" của mình. Đây được cho là bước cần thiết để nước này tuyên chiến với các quốc gia khác.
Tin tức từ Reuters cho hay, Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (quốc hội) Trung Quốc ngày 1.7 đã thông qua Luật an ninh quốc gia mới, bao trùm các lĩnh vực từ quốc phòng, tài chính, khoa học và công nghệ, văn hóa và tôn giáo. Luật mới của Trung Quốc cũng nêu rõ về việc thắt chặt an ninh mạng cũng như các điều khoản về chủ quyền không gian mạng.
Tàu chiến Trung Quốc hoạt động trên Biển Đông
Trong luật an ninh quốc gia được thông qua ngày 1.7, Trung Quốc nhấn mạnh an ninh trên biển và trên không là lợi ích cốt lõi, và nước này sẽ dùng "tất cả các biện pháp cần thiết" để bảo vệ.
Tờ South China Morning Post (Hồng Kông) ngày 2.7 đưa tin, một trong những điểm đáng chú ý của luật mới này là việc quân đội Trung Quốc có thể tiến hành các hành động quân sự để bảo vệ cái mà nước này coi là "lợi ích bên ngoài".
Theo South China Morning Post, việc Ủy ban thường vụ quốc hội Trung Quốc thông qua luật này là cần thiết để nước này có thể tuyên chiến với các quốc gia khác. Và tất cả các hành động của quân đội Trung Quốc ở trong nước và nước ngoài đều cần được Quân uỷ Trung ương do Chủ tịch Tập Cận Bình đứng đầu thông qua.
Luật an ninh quốc gia mới của Trung Quốc được thông qua chỉ hơn một tháng sau khi nước này công bố sách trắng quốc phòng năm 2015, với những nội dung nhấn mạnh chiến lược "chủ động phòng vệ", cũng như khẳng định những bước đi bảo vệ lợi ích ở vùng biển xa bờ.
Nội dung Sách chủ yếu đề cập đến xây dựng lực lượng quân sự, nhấn mạnh phương châm chủ động phòng vệ và tăng cường hợp tác an ninh quốc tế.
"Chúng ta sẽ không tấn công trước trừ phi bị tấn công, và một khi bị tấn công, chúng ta sẽ đáp trả," là nội dung phương châm phòng vệ của Sách trắng. Ngoài ra, Trung Quốc cho biết sẽ tăng cường hợp tác an ninh quốc tế trong những khu vực lợi ích của nước này ở nước ngoài.
Bản chiến lược quân sự nhấn mạnh 4 "lĩnh vực an ninh quan trọng," bao gồm: đại dương, không gian vũ trụ, không gian mạng và lực lượng hạt nhân.
Trong đó, đáng chú ý là hải quân Trung Quốc sẽ chuyển đổi trọng tâm từ "phòng vệ ngoài khơi" sang kết hợp giữa "phòng vệ ngoài khơi" và "bảo vệ trên các đại dương" để đối phó với "mối đe dọa đối với quyền và lợi ích hàng hải của Trung Quốc."
Trang tin International Business Times (Mỹ) ngày 2.7 nhận định việc quốc hội Trung Quốc thông qua luật mới này là động thái liên quan tới tham vọng của Bắc Kinh tại Biển Đông.
International Business Times dẫn lời bà Bonnie Glaser, cố vấn châu Á cấp cao thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược tại Washington (CSIS, Mỹ), nhận định rằng luật an ninh quốc gia mới có thể sẽ đặt nền móng cho một Trung Quốc "kiên quyết" hơn.
Theo bà Bonnie Glaser, Trung Quốc sẽ viện dẫn luật này, cùng với các luật trong nước khác nữa để biện minh cho những hành động của mình tại Biển Đông.
Thanh Ngọc
Theo_Người Đưa Tin
Iran thông qua thỏa thuận "lịch sử" về hạt nhân Giới truyền thông cho hay, Quốc hội Iran vừa thông qua một thỏa thuận hạt nhân với sự đồng ý của sáu cường quốc thế giới. Quốc hội Iran thông qua Thỏa thuận hạt nhân được thông qua với 161 phiếu thuận, 59 phiếu chống và 13 phiếu trắng, hãng tin IRNA cho biết. Điều khoản thỏa thuận yêu cầu dỡ bỏ các...