Châu Âu chật vật thu giữ tài sản của Nga
Ủy ban châu Âu đang cân nhắc các lựa chọn để thu giữ tài sản của nhà nước và các nhà tài phiệt Nga, nhưng đó vẫn là một con đường nhiều trở ngại.
Các quan chức EU tham gia hội thảo về các quy định mới của EU về đóng băng và thu giữ tài sản của các tài phiệt vi phạm lệnh cấm. Ảnh: AFP/Getty Images
Ủy ban châu Âu đang xem xét các lựa chọn pháp lý để tịch thu tài sản nhà nước và tư nhân của Nga như một biện pháp khai thác nguồn tiền cho hoạt động tái thiết Ukraine – theo một tài liệu mà tờ Politico xem được.
Theo tài liệu trên, mục tiêu của kế hoạch sẽ là “xác định các cách tăng cường truy tìm, nhận dạng, đóng băng và quản lý tài sản như các bước sơ bộ cho việc tịch thu”.
Đối tượng tịch thu tiềm năng sẽ bao gồm gần 300 tỷ USD tài sản của ngân hàng trung ương Nga bị đóng băng, cũng như các tài sản và doanh thu của các cá nhân và tổ chức trong danh sách trừng phạt của EU.
Ý tưởng này đã được đưa ra vào tháng 5 và được ủng hộ bởi Kiev, cũng như Ba Lan, các nước Baltic và Slovakia. Sau đó, hồi tháng 10, các nhà lãnh đạo EU đã giao nhiệm vụ cho Ủy ban châu Âu xem xét các lựa chọn pháp lý để thu giữ tài sản của Nga hiện đang bị đóng băng do lệnh trừng phạt.
Nhưng vấn đề hóc búa là hiện tại không có cơ chế pháp lý nào để tịch thu tài sản của Nga như Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã chỉ ra hồi tháng 5. Cơ chế này sẽ cần phải được tạo ra.
Jan Dunin-Wasowicz, luật sư tại hãng luật Hughes Hubbard & Reed, cho biết: “Có thể có một con đường để EU tịch thu hợp lệ các tài sản bị phong tỏa theo luật pháp quốc tế, nhưng đó có thể là một con đường hẹp, dài và chưa được thử nghiệm”.
Du thuyền của các cá nhân người Nga bị thu giữ. Ảnh: EPA-EFE
Video đang HOT
Nhưng điều đó không ngăn cản EU xem xét việc này. Liên quan đến tài sản cá nhân thuộc về những người hoặc tổ chức bị trừng phạt, Brussels sẵn sàng đề xuất quy định việc trốn tránh lệnh trừng phạt là một tội phạm trong một bước đi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tịch thu tài sản – nhưng chỉ trong trường hợp có kết án hình sự. Ngay cả khi đó, EU sẽ cần phải tranh luận từng trường hợp trước tòa, và có khả năng đối mặt với kiện tụng trong nhiều năm.
Lý do là bởi rất nhiều tài sản này sẽ được coi là đầu tư nước ngoài, vốn được hưởng sự bảo vệ chống lại việc sung công mà không được bồi thường và quyền được đối xử công bằng và bình đẳng theo các hiệp ước quốc tế mà Nga tham gia với nhiều nước EU.
Cơ quan có thẩm quyền tịch thu cũng cần chỉ ra mối liên hệ rõ ràng giữa chủ sở hữu tài sản và cuộc xung đột ở Ukraine.
Stephan Schill, Giáo sư về quản trị và luật kinh tế quốc tế tại Đại học Amsterdam (Hà Lan), cho biết: “Để đảm bảo tính tương xứng, bạn cần xem ai là chủ sở hữu, họ đã làm gì, v.v.”.
Liên quan đến dự trữ ngoại hối bị đóng băng của Ngân hàng trung ương Nga, kho tiền mục tiêu lớn nhất, các lãnh đạo EU viết trong tài liệu nói trên rằng “những khoản này thường được coi là được miễn trừ”, với chú thích chỉ ra một công ước của Liên hợp quốc về quyền miễn trừ tài phán của các quốc gia nước ngoài và tài sản của họ, mặc dù vẫn chưa có hiệu lực.
“Từ góc độ luật pháp quốc tế, khá rõ ràng rằng nếu không có sự đồng ý của Nga, bạn không thể sử dụng tài sản của ngân hàng trung ương Nga”, ông Schill nói.
Đối với tài sản của các doanh nghiệp nhà nước thuộc sở hữu của Nga, tài liệu trên lưu ý rằng những thứ này “về nguyên tắc” sẽ không được quy định trong công ước đó, nhưng việc nắm giữ chúng có thể gây ra các vấn đề liên quan đến việc tịch thu tài sản tư nhân, “bên cạnh yêu cầu chứng minh về một sự kết nối đầy đủ với nhà nước Nga.”
EU cũng đang cân nhắc áp dụng “thuế xuất cảnh” đối với tài sản hoặc tiền thu được từ tài sản của những cá nhân bị trừng phạt muốn chuyển tài sản của họ ra khỏi EU. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề pháp lý riêng, vì nó sẽ nhắm mục tiêu vào một nhóm cá nhân cụ thể – tức là đi ngược lại các điều khoản không phân biệt đối xử trong luật pháp quốc tế. Và các nạn nhân có thể viện dẫn quyền con người đối với tài sản như một biện pháp bảo vệ.
Theo chuyên gia Schill, không có tiền lệ hợp lệ và gần đây nào cho bất kỳ tùy chọn nào trong số này. Ông nói: “EU và các quốc gia thành viên đang tìm cách đưa ra luật hình sự mới”.
EU vạch kế hoạch tịch thu tài sản của Nga dùng để tái thiết Ukraine
Liên minh châu Âu đang tìm cách tịch thu hoàn toàn tài sản của Nga thay vì chỉ đóng băng chúng, và lấy đây làm nguồn tiền tái thiết Ukraine.
Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen và Tổng thống Ukraine Zelensky. Ảnh: ABC
Theo đài RT, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen ngày 25/10 cho biết Liên minh châu Âu (EU) đang tìm cách tịch thu hoàn toàn tài sản của Nga thay vì chỉ đóng băng chúng. Tuy nhiên, liên minh này vẫn chưa thiết lập cơ sở pháp lý để hành động như vậy.
Bà Ursula von der Leyen đã thông báo về ý định nói trên trong một hội nghị về tái thiết Ukraine, với sự tham dự của một số nhà tài trợ quốc tế nổi tiếng của Kiev.
Bà nói: "Mục đích của chúng tôi không chỉ là đóng băng mà còn thu giữ tài sản, cho dù việc thiết lập cơ sở pháp lý cho một động thái như vậy là 'không hề đơn giản'".
Theo bà von der Leyen, EU đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm bao gồm nhiều chuyên gia quốc tế khác nhau "không chỉ để vạch ra những gì đã bị đóng băng" mà còn để xem sẽ cần các điều kiện pháp lý gì để thu giữ tài sản của Nga và sử dụng chúng để tái thiết Ukraine.
"Ý chí là có, nhưng về mặt pháp lý thì không hề đơn giản, vẫn còn rất nhiều việc [phải làm] để đạt được mục tiêu đó", bà Ursula von der Leyen nhắc lại, đồng thời lưu ý rằng EU tuân thủ pháp quyền và do đó quá trình này phải "hợp pháp .
Đáp lại phát ngôn của bà Ursula von der Leyen, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói rằng trên thực tế, Chủ tịch Ủy ban EU muốn Nga "kiệt sức khi bị lôi ra tòa án" trong nỗ lực lấy lại tiền của mình.
Tại hội nghị nói trên, bà Ursula von der Leyen tuyên bố rằng Ngân hàng Thế giới đã ước tính chi phí thiệt hại cho Ukraine là 350 tỷ euro (345 tỷ USD). Khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine vào cuối tháng 2, một lực lượng đặc nhiệm đa quốc gia đã đóng băng 30 tỷ USD tiền thuộc về các cá nhân Nga, cũng như 300 tỷ USD tài sản của ngân hàng trung ương Nga.
Moskva đã chỉ trích mạnh mẽ việc đóng băng các quỹ của nước này, thậm chí Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov nói rằng phương Tây về thực chất đã thực hiện "hành vi trộm cắp".
Các quan chức phương Tây nhiều lần bày tỏ mong muốn tịch thu tài sản của Nga để phục vụ cho Ukraine. Tuy nhiên, vào tháng 7, trong một hội nghị khác về tái thiết Ukraine, Tổng thống Thụy Sĩ Ignazio Cassis đã phản đối một động thái như vậy, cho rằng nó sẽ thiết lập một tiền lệ nguy hiểm.
"Bạn phải đảm bảo các công dân được bảo vệ trước quyền lực của nhà nước. Đây là cái mà chúng tôi gọi là các nền dân chủ tự do", ông Cassis nói vào thời điểm đó.
Hồi tháng 7, Cao ủy Tư pháp của EU, ông Didier Reynders cho biết EU đã đóng băng 13,8 tỷ USD tài sản của Nga kể từ khi Moskva phát động chiến dịch quân sự. Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner nói nước này đã đóng băng 4,48 tỷ euro tài sản của Nga tính đến giữa tháng 6.
Tại Mỹ, nhóm thực thi lệnh tịch thu tài sản của Nga hồi tháng 9 đã kêu gọi quốc hội Mỹ thay đổi luật quản lý tài sản thu giữ nhằm cho phép Washington chuyển các tài sản đóng băng của Nga cho Ukraine nhằm khắc phục hậu quả chiến sự.
Lực lượng do ông Adams lãnh đạo được Bộ Tư pháp Mỹ lập ra chuyên để thu giữ tài sản của Nga nhằm đáp trả Moscow mở chiến dịch quân sự ở Ukraine từ ngày 24/2 tới nay.
Quan chức trên nhận xét, "phạm vi, tác động và liên kết quốc tế" của các lệnh trừng phạt chống lại Nga là "chưa có tiền lệ".
Một trong những đề xuất ông nêu ra trong bài phát biểu chính là các nhà làm luật Mỹ cần sửa đổi luật để Washington có thể chuyển tài sản của Nga cho Ukraine nhằm khắc phục hậu quả chiến sự.
Theo ông Adams, cả Bộ Tư pháp, Tài chính và Ngoại giao Mỹ đều muốn chuyển khoản tiền tịch thu từ Nga và giới tài phiệt Nga cho Kiev, nhưng điều này sẽ đòi hỏi "sự thay đổi trong hàng loạt các quy định".
Vào tháng 6, Bộ Tài chính Mỹ thông báo đã phong tỏa 30 tỷ USD tiền thuộc về các cá nhân Nga trong danh sách trừng phạt, trong khi 300 tỷ USD tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga cũng bị đóng băng.
Nga nêu đích danh người hưởng lợi trong khủng hoảng Ukraine Quan chức an ninh hàng đầu của Nga cho biết một số công ty Mỹ đang tận dụng cuộc chiến ở Ukraine để mở rộng ảnh hưởng kinh tế. Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev. Ảnh: TASS Phát biểu tại phiên họp ngày 31/3, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev nhận định nhiều công ty, thiết chế...