Châu Âu cần hàng chục triệu trạm sạc xe điện để đáp ứng nhu cầu gia tăng
Các chính phủ và các dịch vụ tiện ích ở châu Âu cần có kế hoạch giảm bớt thủ tục rườm rà để xây dựng các trạm sạc, đáp ứng nhu cầu nếu châu lục này đạt 130 triệu xe điện lưu thông vào năm 2035.
Châu Âu sẽ cần đến 65 triệu trạm sạc xe điện đến năm 2035. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Đây là nội dung báo cáo mới do hãng kiểm toán Ernst & Young và tổ chức điện lực châu Âu Eurelectric công bố ngày 8/2.
Theo báo cáo trên, châu Âu sẽ cần đến 65 triệu trạm sạc xe điện, gồm 9 triệu trạm sạc công cộng và 56 triệu trạm sạc ở các khu dân cư, để có thể đáp ứng nhu cầu trong lĩnh vực xe điện ngày càng gia tăng trong thời gian tới. Hiện nay đã có khoảng 3,3 triệu xe điện lưu thông trên các đường phố châu Âu.
Theo thống kê, trong năm 2021, cứ 11 xe ô tô mới bán ra tại thị trường Liên minh châu Âu (EU) thì có 1 xe chạy điện hoàn toàn, tăng 63% so với năm trước đó.
Tại châu Âu hiện nay có khoảng 374.000 trạm sạc xe điện công cộng, nhưng hơn 60% trong số đó tập trung ở 5 quốc gia gồm Hà Lan, Pháp, Italy, Đức và Anh. Trong khi đó, một số quốc gia châu Âu khác còn không có đến 1 trạm sạc xe điện mỗi 100km đường. Sự chênh lệch này giữa các nền kinh tế ở châu Âu có nguy cơ làm mất ổn định ngành điện khí hóa.
Ernst & Young cho rằng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, từ nay đến năm 2030, châu Âu cần có thêm 500.000 trạm sạc xe điện công cộng mỗi năm và sau đó cần có thêm 1 triệu trạm sạc mỗi năm.
Tuy nhiên, tổ chức Eurelectric cho rằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng các trạm sạc công cộng hiện nay đang bị trì trệ nghiêm trọng vì các vấn đề quy hoạch và cấp phép xây dựng. Do đó, Eurelectric kêu gọi các chính trị gia châu Âu ở tất cả các cấp tạo điều kiện cho việc thiết lập các trạm sạc xe điện như vậy.
Video đang HOT
Báo cáo trên cũng nhận định doanh số xe điện tại châu Âu tăng sẽ thúc đẩy nhu cầu về điện tăng theo, ước tính tăng khoảng 11%/năm. Để giảm thiểu rủi ro đối với lưới điện địa phương, báo cáo khuyến nghị hỗ trợ các giải pháp sạc điện thông minh – chẳng hạn cung cấp biểu giá cho các chủ sở hữu xe điện để sạc điện trong các nhà nghỉ, khách sạn ngoài giờ cao điểm, điều này có thể làm giảm tới 22% nhu cầu điện giờ cao điểm./.
Kế hoạch củaTổng thống Biden có thể giúp Tesla nhưng "bóp chết" Toyota
Tesla và nhiều công ty ô tô điện đang được hưởng lợi từ kế hoạch của Tổng thống Biden về xe điện, trong khi nhà sản xuất Toyota lại gặp vô vàn khó khăn.
Tuyên bố của chính quyền Biden sẽ đẩy doanh số bán xe điện lên đến 50% lượng xe mua mới vào năm 2030 và cam kết đưa Hoa Kỳ trở thành thị trường xe điện lớn trên thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc không còn chỗ cho bất kỳ nhà sản xuất ô tô nào chống lại việc chuyển sang sử dụng ô tô điện.
Peter Wells, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Công nghiệp ô tô tại Trường Kinh doanh Cardiff ở Wales, cho biết: "Đây là phần chính cuối cùng trong trò chơi ghép hình, đồng thời gây áp lực cho một số công ty chậm trễ hơn."
Thông báo của Tổng thống Biden là một tin tốt lành cho Tesla, công ty chiếm hơn 2/3 số lượng ô tô chạy bằng pin được bán tại Hoa Kỳ và có khả năng là tin xấu đối với Toyota Motor, nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới vẫn chưa sẵn sàng để bắt đầu bán nguyên ô tô điện ở Mỹ vào năm sau.
Việc chuyển đổi sử dụng ô tô điện của Hoa Kỳ cũng là cơ hội để các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc tiến ra ngoài thị trường nội địa của họ. (Ảnh: The New York Times)
Mặt khác, General Motors, Ford Motor và Volkswagen cũng đã bắt đầu bán hàng chục nghìn chiếc ô tô điện tại Mỹ nhưng chủ yếu vẫn phụ thuộc vào các loại xe có động cơ đốt trong vì đây là nguồn doanh thu chính mang lại lợi nhuận của các nhà sản xuất này.
Tuyên bố của ông Biden cũng có thể giúp các công ty khởi nghiệp như Rivian và Lucid Motors dự kiến sẽ giao những chiếc xe điện đầu tiên của họ trong năm nay.
Theo thông tin của Nhà Trắng cho biết, ông Biden coi việc thúc đẩy kế hoạch xe điện của mình một phần của cuộc cạnh tranh địa chính trị trong một công nghệ mới nổi.
Sáng kiến này là một phần trong nỗ lực "thúc đẩy tương lai xe điện tiến lên, vượt qua Trung Quốc và giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu". Hiện nay, Liên minh châu Âu đã vượt xa Hoa Kỳ về doanh số bán xe điện.
Ủy ban châu Âu đã đưa ra chính sách phạt nặng các hãng xe hơi bán những sản phẩm của mình vượt quá giới hạn về lượng khí thải carbon dioxide nhằm bắt buộc các công ty này phải chuyển sang sản xuất ô tô chạy bằng pin. Đồng thời, đưa ra các ưu đãi tiền mặt cho việc mua xe điện và công bố kế hoạch cấm bán ô tô động cơ đốt trong tại châu Âu vào năm 2035.
Ngày càng có nhiều người tiêu dùng thích sử dụng ô tô điện để di chuyển do khả năng tăng tốc nhanh, phạm vi hoạt động ngày càng lớn, tiết kiệm nhiên liệu và chi phí bảo dưỡng rẻ cũng như việc những mẫu xe điện giúp bảo vệ môi trường.
Trong 6 tháng đầu năm nay, 17% ô tô mới được bán ở châu Âu là xe chạy bằng pin hoặc xe hybrid và tại Hoa Kỳ chưa đến 4%. Tuy nhiên, trong tương lai một nửa số xe bán ra ở Hoa Kỳ sẽ vẫn chạy bằng xăng hoặc dầu diesel.
Lý do bởi vì ô tô thường tồn tại trên đường trong hơn một thập kỷ, điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ có thể sẽ không loại bỏ xe đốt trong hoặc các trạm xăng trong nhiều năm tới.
Sự thận trọng của Nhà Trắng có thể phản ánh sự công nhận về quy mô của quá trình chuyển đổi công nghiệp đang ở phía trước. Kế hoạch của Tổng thống cũng kêu gọi xây dựng một mạng lưới các trạm sạc trên toàn quốc và là tiền để giúp các công ty trang bị lại các nhà máy để sản xuất ô tô điện và linh kiện.
Một rủi ro lớn là kinh tế có thể bị xáo trộn và mất việc làm nếu các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng cho xe chạy xăng không thể thích ứng. Hiện tại, Mỹ đang thiếu các nhà máy sản xuất pin.
Trong khi, châu Âu đang hỗ trợ tài chính để xây dựng các nhà máy sản xuất pin ở lục địa này nhằm giảm sự phụ thuộc vào châu Á, nơi hầu hết các loại pin hiện đang được sản xuất.
Trước đó, Chính phủ Mỹ nhiệm kỳ Tổng thống Obama đã đóng một vai trò quan trọng trong việc khởi động quá trình chuyển đổi sang xe điện. Vào tháng 1/2010, chính quyền Obama đã cấp cho Tesla một khoản vay trị giá 465 triệu đô la để giúp công ty này phát triển và sản xuất mẫu sedan Model S.
Peter Rawlinson, kỹ sư trưởng của mẫu xe này và hiện là giám đốc điều hành của Lucid, cho biết: " Nếu không có 465 triệu đô la đó, Model S sẽ không bao giờ ra mắt thị trường và Tesla có lẽ sẽ không tồn tại, thành công như ngày nay".
Không chỉ Tesla, nhiều công ty khởi nghiệp xe điện cũng được hưởng lợi từ chính sách của tổng thống Biden. (Ảnh: VNP)
Bà Caldwell cho biết rằng, các mục tiêu bán hàng do chính quyền Biden và các nhà sản xuất ô tô đặt ra "chắc chắn không phải là không hợp lý và rất có thể đạt được vào năm 2030 do các nhà sản xuất ô tô đã đưa một số lượng lớn xe điện vào chu kỳ sản phẩm trong tương lai của họ".
Bằng cách đặt mục tiêu rõ ràng về doanh số bán xe điện, Tổng thống Biden đang tạo thêm động lực cho việc chuyển hướng sang phương tiện giao thông xanh, nhưng ông cũng đang giải phóng sức mạnh mà các nhà sản xuất ô tô có thể không kiểm soát được.
Người tiêu dùng có thể chuyển sang sử dụng xe điện khi chúng trở nên rẻ hơn và mọi người nhận ra rằng xe chạy xăng có nguy cơ trở thành "con voi trắng" với giá trị bán lại sụt giảm lớn theo thời gian. Điều đó sẽ làm căng thẳng cho các công ty vẫn chủ yếu kinh doanh sản xuất ô tô động cơ đốt trong.
Ông Wells chia sẻ rằng: "Ngành công nghiệp có thể mất quyền kiểm soát trong quá trình chuyển đổi này và đó có thể là một giai đoạn đầy biến động".
Giá chỉ 102 triệu đồng, mẫu ô tô này đang 'làm mưa làm gió' thị trường xe điện Nhiều công ty sản xuất ô tô cũng tập trung vào các dòng xe điện trong thời gian sắp tới, trong đó thị trường Trung Quốc đang có sư tăng trường doanh số nhờ vào xe điện. Trong 8 tháng đầu năm 2021, người tiêu dùng Trung Quốc đã mua 1,79 triệu xe điện, tăng 194% so với cùng kỳ năm ngoái. Các...