Châu Âu bức xúc vụ Navalny, Moscow chứng minh dàn dựng
Hành động của Đức dấy lên nghi ngờ về khả năng có dàn dựng trong vụ đầu độc Navalny.
Bộ Ngoại giao Nga mới đây tiếp tục đặt ra hàng loạt câu hỏi xung quanh vụ việc của nhà hoạt động đối lập Nga Alexei Navalny, đặc biệt là ông này nhận được sự quan tâm mạnh mẽ của giới chức Đức.
Nhà hoạt động đối lập Nga Alexei Navalny.
Cụ thể, Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Đức đã có sự điều chỉnh về phản ứng của họ trong vụ việc của ông Navalny từ khi nó bắt đầu xảy ra đến nay, khiến Nga buộc phải nghi ngờ về tình huống ông Navalny bị ngộ độc bởi một chất đặc biệt, được dàn dựng bởi phương Tây.
Tuyên bố của Bộ này nêu rõ: “Hành động của Đức đã được điều chỉnh tốt đến mức cần phải đặt ra nhiều câu hỏi về việc chúng ta dường như đang giải quyết một vụ dàn dựng vũ khí hóa học, nhưng ở đây không phải ở Syria, ở Anh mà là ở Nga.”
Câu tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga lộ rõ vẻ châm biếm trước các cáo buộc cho rằng, chính Nhà nước Nga đang sử dụng vũ khí hóa học cực độc – chất độc thần kinh quân sự Novichok – trên đất nước Nga, nhằm vào công dân của mình.
Video đang HOT
Ở đây, nước Đức đã phản ứng rất mạnh mẽ, ban đầu là đổ lỗi sau đó là chỉ trích và kêu gọi thế giới cùng phản ứng.
Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ: “Một số tình huống gợi ra những suy nghĩ của chúng tôi như vậy: ví như việc tuyên bố ngay lập tức ở cấp cao nhất, đưa nhà hoạt động Nga sang Đức để điều trị, sự hiện diện của phòng thí nghiệm quân sự Bundeswehr [tìm ra chất độc là Novichok - ND] và các xe chuyên dụng trong quân đội thực hiện vận chuyển ông Navalny từ Nga sang Đức, sự tiếp nhận tình huống của giới lãnh đạo quân sự- chính trị cấp cao nhất [tại Đức-ND], bệnh nhân được chỉ định là ‘khách’ của một nhân vật nào đó.
Tất cả các phản ứng này, được dễ dàng hình dung giống như một kế hoạch để chính trị hóa vụ việc này, nhằm mục đích dễ hiểu là cáo buộc Nga vi phạm Công ước Vũ khí Hóa học (WCC).
Thông điệp từ Bộ Ngoại giao Nga cũng nhấn mạnh tới các vấn đề phi lý của vụ việc, như việc thực hiện âm mưu tấn công hóa học nhưng không một người Nga nào bị ảnh hưởng ngoài ông Navalny, trong khi giới chức Đức còn khẳng định chất độc hóa học được sử dụng đối với ông Navalny còn có độc tính mạnh hơn so với chất độc được sử dụng trong vụ việc hai cha con nhà tình báo thời Liên Xô Sergei Skripal.
Bộ Ngoại giao Nga ví von những cáo buộc của phương Tây trong vụ việc đầu độc của ông Navalny không khác gì “một câu chuyện viễn tưởng”.
“Nói một cách ngắn gọn: ở khắp mọi nơi, đã xảy ra những điều đáng kinh ngạc trên ranh giới của chuyện viễn tưởng”- thông điệp của Bộ Ngoại giao Nga viết.
Liên quan đến vụ việc của ông Navalny, Tổng thống Nga Vladimir Putin trước đó đã đặt ra một khả năng rằng nhà hoạt động này đã tự đầu độc chính mình.
Ông Putin cho rằng Navalno “có thể đã tự đầu độc mình” trong một âm mưu được lên kế hoạch kỹ lưỡng nhằm bôi nhọ, hạ thấp uy tín của Nga. Tổng thống Nga cũng gọi Navalny là “kẻ gây rối trên Internet từng giả bệnh trong quá khứ”.
Quả thực một kịch bản tấn công hóa học chính bản thân mình mới có thể gây ra xác suất thiệt hại cho người khác là hạn chế nhất trong trường hợp chất độc mà ông Navalny sử dụng không phải là.. Novichok. Nhóm chất độc quân sự này được các nhà hoạt động Liên Xô phát triển được cho là mạnh gấp nhiều lần các chất độc thần kinh như XV, sarin, ricin… và chỉ cần một liều cực nhỏ đã có thể lấy đi tính mạng của nhiều người.
Nếu đặt trong bối cảnh tất cả vụ ngộ độc là một vụ dàn dựng và ông Navalny đã tự đầu độc mình thì quả thật đây là một kịch bản liều chết đáng sợ và cũng không quá phi lý.
Pháp gần đây đã có phản ứng mạnh mẽ tương tự Đức liên quan đến các hoạt động chung với Nga. Paris đã dừng họp cấp bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng với Nga sau vụ Alexei Navalny bị đầu độc.
Các bộ trưởng dự kiến gặp mặt tại Paris, Pháp ngày 14/9 theo hình thức 2 2. Đây vốn là một mục chủ đạo trong nỗ lực của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhằm cải thiện quan hệ với Moscow nhưng giờ đây đã bị hoãn lại.
Các nhà phân tích nhận định, mức độ nghiêm trọng của vụ việc nhà hoạt động đối lập Nga đã giáng một đòn nặng nề vào chiến lược lập lại mối quan hệ với Nga của ông Macron.
Nga bức xúc vì Đức từ chối cung cấp hồ sơ y tế của Navalny
Nga cáo buộc Đức từ chối hợp tác xác định nguyên nhân gây bệnh cho Alexei Navalny khi ông này đang điều trị phục hồi ở Berlin.
Bộ Ngoại giao Nga hôm 25/9 tuyên bố các bác sĩ ở Siberia đã chuyển hồ sơ thông tin cho các đồng nghiệp ở Berlin và Nga sẵn sàng hợp tác để Navalny "nhanh chóng khỏi bệnh".
"Thật không may, phản hồi mà chúng tôi nhận được là lời từ chối thẳng thừng của chính phủ Đức khi đề nghị hợp tác để xác định sự thật về tình hình của Alexei Navalny", Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố.
Alexei Navalny, lãnh đạo đảng đối lập Nga. Ảnh: TASS
Navalny, luật sư, lãnh đạo 44 tuổi của đảng Liên minh Nhân dân Nga đối lập, bất tỉnh khi đang trên chuyến bay từ Siberia đến Moskva hôm 20/8, sau đó được đưa tới Berlin để điều trị theo nguyện vọng của gia đình.
Các đồng minh của Navalny cáo buộc đây là vụ tấn công đầu độc do nhà nước Nga thực hiện. Nalvany đã xuất viện ở Berlin, sau khi được điều trị một tháng.
Anh và Đức tuyên bố Navalny bị đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok. Hai phòng thí nghiệm độc lập tại Thụy Điển và Pháp sau đó cũng kết luận Navalny trúng độc Novichok, chất độc hóa học bị cấm.
Điện Kremlin bác bỏ mọi cáo buộc, cho rằng các lãnh đạo phương Tây đã phát động chiến dịch đưa tin sai về bệnh tình của Navalny. Nga khẳng định các cuộc kiểm tra y tế do bác sĩ Nga thực hiện không tìm thấy chất độc nào trong cơ thể Navalny và thiếu cơ sở để mở điều tra hình sự.
Kira Yarmysh, phát ngôn viên của Navalny, hôm 25/9 cho biết ông sẽ mất nhiều thời gian để hồi phục và tiến trình này sẽ diễn ra ở Đức. Trong bài đăng sáng 25/9, Navalny cảm ơn các phi công Nga đã hạ cánh khẩn cấp khi ông bất tỉnh, cũng như các nhân viên y tế đầu tiên đã cấp cứu cho mình.
Nga phong tỏa tài sản của Nalvany Phát ngôn viên của Navalny cho hay Nga tịch thu căn hộ và đóng băng tài sản của ông trong lúc chính trị gia đối lập nằm viện ở Đức. Kira Yarmysh, phát ngôn viên của Navalny hôm 24/9 cho hay trên Twitter rằng các tài sản của ông Navalny đã bị phong tỏa vào ngày 27/8, liên quan vụ kiện kéo dài...