Châu Âu bày tỏ lập trường cứng rắn về vấn đề Greenland
Ngay sau những phát biểu gây sốc của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về việc mua lại vùng lãnh thổ Greenland của Đan Mạch, nhiều nhà lãnh đạo châu Âu ngày 8/1 đã đưa ra quan điểm cứng rắn về vấn đề này, trong đó đều nhấn mạnh tới tầm quan trọng của chủ quyền đối với các quốc gia.
Những tảng băng trôi ở Baffin Bay, đảo Greenland. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ủy ban châu Âu (EC) ra tuyên bố khẳng định chủ quyền của các quốc gia cần được tôn trọng và đây cũng là giá trị ngoại giao và nguyên tắc cốt lõi mà EC đang hướng tới. Bên cạnh đó, điều khoản về phòng thủ chung theo Hiệp ước Lisbon cũng sẽ được áp dụng đối với Greenland trong trường hợp xảy ra các động thái quân sự. Tuy nhiên, EC bày tỏ mong muốn thúc đẩy mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương mạnh mẽ hơn với chính quyền mới tại Mỹ, hướng tới các mục tiêu chung và lợi ích chiến lược quan trọng.
Cùng ngày, Thủ tướng Đức Olaf Sholz cũng cho biết đã liên lạc với các đối tác trong khu vực về vấn đề Greenland và nhiều nhà lãnh đạo châu Âu đều tỏ ra bối rối trước những tuyên bố của Tổng thống đắc cử Mỹ. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Đức khẳng định việc không xâm phạm biên giới là nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế mà các nước nhỏ hay siêu cường đều phải tuân thủ.
Những tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh hôm 7/1, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cho biết sẽ áp thuế đối với Đan Mạch nếu nước này từ chối đề nghị mua Greenland, mà theo ông, có ý nghĩa sống còn với an ninh quốc gia Mỹ. Ông Trump cũng từ chối loại trừ khả năng có hành động quân sự hoặc kinh tế để theo đuổi việc giành quyền kiểm soát Greenland. Tuy nhiên, Đan Mạch đã khẳng định Greenland không phải để bán.
Video đang HOT
Kiev thúc đẩy 'mô hình Đan Mạch' hút vốn nước ngoài đầu tư sản xuất vũ khí ở Ukraine
Ukraine đang hướng tới việc huy động 1 tỷ USD cho ngành công nghiệp quốc phòng thông qua mô hình hợp tác mới, lấy cảm hứng từ Đan Mạch.
Mô hình này không chỉ giúp Ukraine tự chủ trong sản xuất vũ khí mà còn tạo cơ hội cho các quốc gia khác tham gia vào quá trình sản xuất quân sự.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (giữa) tại căn cứ quân sự Melsbroek (Bỉ), ngày 28/5/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ The Kyiv Post ngày 7/1, Ukraine đang đặt mục tiêu huy động 1 tỷ USD cho ngành công nghiệp quốc phòng của mình, với kế hoạch chế tạo 30.000 thiết bị bay không người lái (UAV) tầm xa và 3.000 tên lửa hành trình. Để đạt được mục tiêu này, Kiev đang áp dụng "Mô hình Đan Mạch", trong đó các đồng minh sẽ tài trợ cho ngành công nghiệp quốc phòng của Ukraine thay vì gửi vũ khí quân sự trực tiếp.
Theo Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal, mục tiêu huy động 1 tỷ USD sẽ được thực hiện trong năm 2025. Mô hình này nhằm đảm bảo rằng nguồn quỹ sẽ được sử dụng để chế tạo các loại vũ khí hiệu quả hơn, đồng thời giúp ngành công nghiệp quốc phòng trong nước mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Mô hình Đan Mạch đã được áp dụng thành công khi nước này đầu tư vào ngành công nghiệp quốc phòng của Ukraine. Vào tháng 7/2024, Đan Mạch đã tài trợ cho 18 khẩu pháo tự hành bánh lốp Bohdana do Ukraine sản xuất.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch Lund Poulsen đã bày tỏ hy vọng rằng nhiều quốc gia khác sẽ noi theo mô hình này.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã khẳng định rằng việc sản xuất vũ khí trong nước là rất quan trọng cho an ninh quốc gia. Ông nhấn mạnh rằng "cơ hội sản xuất thiết bị của người Ukraine lớn hơn nguồn tài chính mà họ có hiện tại", điều này cho thấy tiềm năng lớn cho các thỏa thuận tương tự nhằm phát triển thêm nhiều thiết bị quân sự tại Ukraine.
Trong khi đó, ngành công nghiệp quân sự châu Âu thường gặp khó khăn do sự kém hiệu quả của bộ máy hành chính, dẫn đến tình trạng thiếu hụt vũ khí cung cấp cho các lực lượng Ukraine. Nhà lãnh đạo Ukraine nhấn mạnh rằng mô hình Đan Mạch sẽ giúp vượt qua những rào cản này.
Trong bối cảnh đó, vào ngày 7/1, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Andrii Sybiha thông báo rằng Iceland đã cung cấp hơn 2 triệu USD cho hoạt động sản xuất vũ khí của Ukraine. Đồng thời, Chính phủ Phần Lan cũng đã đồng ý hợp tác với các công ty Ukraine để xây dựng hầm trú bom, một sáng kiến mà Thủ tướng Shmyhal nhận định sẽ tạo ra một mạng lưới trú ẩn đáng tin cậy.
Ngoài ra, Bộ Công nghiệp Chiến lược của Ukraine đã khởi động sáng kiến "Zbroyari (thợ rèn vũ khí): Tự do sản xuất" vào tháng 5 năm ngoái, với mục tiêu huy động vốn từ các nước đối tác để mua vũ khí do Ukraine sản xuất. Sáng kiến này đã nhận được tổng cộng 750 triệu USD từ các nước như Anh, Hà Lan, Đan Mạch và Litva.
Ngành công nghiệp quốc phòng của Ukraine đã tăng trưởng khoảng 6 lần trong vài năm qua nhờ vào các khoản đầu tư nước ngoài. Các công ty quốc phòng nước ngoài cũng đang mở cơ sở tại Ukraine. Giám đốc điều hành tập đoàn Rheinmetall của Đức đã thông báo về việc mở cơ sở sản xuất đầu tiên tại Ukraine để chế tạo xe chiến đấu bộ binh Lynx.
Bên cạnh đó, công ty quốc phòng Pháp - Đức KNDS cũng đã đăng ký thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Kiev để thực hiện bảo trì và sửa chữa các hệ thống quân sự ở trong nước. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác với các đối tác quốc tế để phát triển ngành công nghiệp quốc phòng nội địa.
Như vậy, với những kế hoạch đầy tham vọng và sự hỗ trợ từ các đồng minh, Ukraine đang nỗ lực xây dựng một ngành công nghiệp quốc phòng mạnh mẽ hơn thông qua mô hình Đan Mạch. Nếu thành công, mô hình này sẽ giúp Ukraine tăng cường khả năng tự chủ trong sản xuất vũ khí.
Ngoại trưởng Pháp: EU sẽ sớm dỡ bỏ một số biện pháp trừng phạt Syria Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot ngày 8/1 cho biết các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) ở Syria, vốn gây cản trở việc cung cấp viện trợ nhân đạo và ngăn cản sự phục hồi của quốc gia Trung Đông này, có thể được dỡ bỏ nhanh chóng. Người tị nạn Syria tại...