Châu Âu ‘bất an’ dưới thời Thủ tướng Merkel?
Tờ Die Zeit của Đức nhận định, các nước châu Âu vẫn “bất an” do thiếu sự thống nhất.
Cụ thể, nhà báo Theo Sommer viết trên Die Zeit cho rằng, các quốc gia thành viên của liên minh không đạt được thỏa thuận về nhiều vấn đề quan trọng trong lĩnh vực chính sách đối ngoại và an ninh. Để thay đổi điều này, cần phải xóa bỏ nguyên tắc nhất trí vốn có khả năng xảy ra trong quá trình tái thiết Liên minh châu Âu (EU). “Nhưng điều này sẽ không xảy ra dưới thời Thủ tướng Đức Angela Merkel và thậm chí cũng không xảy ra dưới thời người kế nhiệm của bà”, nhà báo Sommer cho biết.
“Một nửa nhiệm kỳ Thủ tướng của Đức trong vị trí Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu đã trôi qua, và bây giờ chúng ta có thể rút ra một kết cục đáng buồn”, Die Zeit viết.
Theo nhà báo Sommer, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã không đạt được các mục tiêu mong muốn. Các cuộc đàm phán giữa EU và Anh về một thỏa thuận thương mại tự do diễn ra chậm chạp đến mức có khả năng xảy ra một Brexit không thỏa thuận. Ba Lan và Hungary tiếp tục ngăn chặn thỏa hiệp về việc đưa ra các biện pháp trừng phạt tài chính đối với các quốc gia châu Âu vi phạm tính độc lập của tòa án, phương tiện truyền thông và nguyên tắc phân chia quyền lực.
Các nước thành viên EU cũng không thống nhất được hiệp ước di cư. Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp đang trên đà đối đầu có thể leo thang thành thù địch kéo dài. Ngoài ra, do đại dịch Covid-19, Brussels cũng thất bại trong việc thiết lập lại quan hệ với Bắc Kinh dẫn đến hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc bị hoãn.
“Trong khi đó, nhiều quốc gia trong liên minh không thích giọng điệu cứng rắn của châu Âu trong việc đối phó với Trung Quốc. Đồng thời, sau các “cuộc đàm phán đau đớn”, các nước EU vẫn có thể đồng ý về các hình phạt đối với Nga và Belarus, nhưng bản thân chính sách trừng phạt không phải là một chính sách đối ngoại của EU”, Die Zeit giải thích.
Video đang HOT
Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết ứng phó với đại dịch Covid-19 là một trong những ưu tiên của Đức trong nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu. (Ảnh: RIA)
Cũng theo nhà báo Sommer, kết quả của việc Đức làm Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu từ Croatia trong nhiệm kỳ luân phiên 6 tháng cuối năm 2020 là không ấn tượng. Trước khi kết thúc nhiệm kỳ, không chắc có điều gì đó sẽ thay đổi. Về vấn đề này, tương lai của châu Âu không được truyền cảm hứng lạc quan. Đồng thời, các nhà lãnh đạo EU hiểu rằng châu Âu không thể “ở lại phía sau”. Như ông Josep Borrell, Đại diện Cấp cao phụ trách An ninh và Chính sách Đối ngoại của Liên minh châu Âu đã nói, EU là “những người ăn chay cuối cùng trong thế giới của những người ăn thịt”.
Giới chuyên gia nhấn mạnh, châu Âu “không an toàn” khi có tiềm năng trở thành một “liên minh siêu cường” của thế giới, nhưng để đạt được điều này thì cần có mục tiêu, triển vọng và hướng dẫn cụ thể. Giới chuyên gia cũng kêu gọi xóa bỏ nguyên tắc nhất trí trong EU, cho phép bất kỳ thành viên nào của liên minh có quyền phủ quyết các quyết định về chính sách đối ngoại hoặc an ninh. Cần phải tạo ra một khuôn khổ chính trị cung cấp nhiều phạm vi hành động hơn.
Tuy nhiên, nhà báo Sommer tin rằng, còn rất lâu nữa nguyên tắc nhất trí mới bị hủy bỏ. Có thể là chỉ trong quá trình tái lập Liên minh Châu Âu thì mới có thể loại bỏ chúng. “Đó sẽ là một cuộc cách mạng, nhưng chắc chắn sẽ không xảy ra dưới thời bà Merkel và rất có thể cũng không xảy ra dưới thời người kế nhiệm của bà”, nhà báo Sommer kết luận.
Trước đó, kể từ ngày 1/7, Đức chính thức tiếp quản vị trí Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu từ Croatia trong nhiệm kỳ luân phiên 6 tháng cuối năm 2020. Đức đảm nhiệm vị trí quan trọng này trong một bối cảnh hoàn toàn khác biệt khi đại dịch Covid-19 đang làm đảo lộn mọi mặt đời sống của người dân châu Âu.
Để đảm nhận nhiệm kỳ, Đức đã có một thời gian dài chuẩn bị với danh sách các ưu tiên được thảo luận kỹ lưỡng. Theo tuyên bố của Thủ tướng Đức Angela Merkel, trong khoảng thời gian 6 tháng nắm giữ cương vị này, Berlin sẽ ưu tiên tập trung vào cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, nới lỏng giãn cách xã hội và tái thiết nền kinh tế EU sau những tác động của đại dịch Covid-19.
Đây là lần thứ 13 Đức đảm nhiệm vị trí Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU kể từ năm 1957. Bên cạnh ưu tiên ứng phó với khủng hoảng Covid-19, Đức sẽ tập trung vào các ưu tiên khác như vấn đề Brexit (Anh rời khỏi EU), biến đổi khí hậu, vấn đề người tị nạn, số hóa…
Merkel quyết không tái tranh cử
Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố "chắc chắn" không có kế hoạch tái tranh cử nhiệm kỳ 5, dù được tín nhiệm cao.
"Không, chắc chắn không", bà Merkel nói với các phóng viên trên kênh truyền hình ZDF, khi được hỏi về kế hoạch tái tranh cử Thủ tướng Đức nhiệm kỳ tiếp theo. Merkel khẳng định quyết định của bà "rất chắc chắn".
Quyết định được nữ thủ tướng 65 tuổi đưa ra dù bà đang nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ tại Đức. Theo kết quả thăm dò do kênh truyền hình ARD công bố hôm 4/6, 71% số người được hỏi nói rằng họ hài lòng với những gì Merkel làm ở cương vị Thủ tướng.
Mức tín nhiệm dành cho bà còn tăng lên khi Đức chịu ít thiệt hại hơn so với một số nước láng giềng châu Âu trong cuộc khủng hoảng Covid-19. Nước này hiện ghi nhận gần 185.000 ca nhiễm và hơn 8.700 ca tử vong do dịch bệnh.
Thủ tướng Đức Angela Merkel phát biểu trên sóng truyền hình quốc gia tối 18/3 về Covid-19. Ảnh: Cabinet of Germany.
Đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của Thủ tướng Merkel sẽ bầu ra lãnh đạo mới vào cuối năm 2020. Người được bầu có thể trở thành ứng cử viên sáng giá để kế nhiệm bà Merkel cho ghế Thủ tướng Đức tại các cuộc bầu cử liên bang vào mùa thu năm 2021.
Hai cái tên đang được chú ý trong đảng CDU là Friedrich Merz và Armin Laschet, thủ hiến bang đông dân nhất nước Đức, North Rhine-Westphalia.
Bên cạnh đó, sự chú ý cũng bắt đầu dành cho Markus Soeder, thủ hiến bang Bayern và là chủ tịch đảng Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CSU), đồng minh với CDU, khi ông này liên tục ghi điểm bằng các chính sách chống dịch hiệu quả.
Thủ tướng Đức hồi tháng 3 "phá lệ", khi xuất hiện trên sóng truyền hình trực tiếp để đưa ra bài phát biểu quan trọng nhằm cập nhật thông tin về Covid-19 và gióng lên hồi chuông cảnh báo về đại dịch cho người dân Đức. Đây là bài phát biểu không được lên kế hoạch từ trước và phát trực tiếp trên truyền hình đầu tiên của bà kể từ khi lãnh đạo nước Đức. Bài phát biểu nhanh chóng gây chấn động, được ví như một cú hích giúp Thủ tướng Đức vụt tỏa sáng.
Trong bài phát biểu, Merkel, con gái một mục sư, có bằng tiến sĩ hóa học lượng tử, vừa trình bày những sự thật nghiệt ngã về đại dịch, vừa thể hiện tâm trạng đau buồn, đồng cảm. Bà đề cập tới xuất thân từ Đông Đức của mình và những khó khăn đã gặp phải khi bị mất quyền tự do di chuyển trong quá khứ. Nhưng bà giải thích vì sao đây là điều cần thiết và người dân Đức đã đứng về phía bà trong cuộc khủng hoảng Covid-19 đang tàn phá thế giới.
Merkel là chủ tịch đảng CDU từ năm 2000 và là chủ tịch nhóm đảng CDU-CSU tại quốc hội từ năm 2002 đến năm 2005. Bà là phụ nữ đầu tiên đảm nhận chức vụ Thủ tướng Đức, cũng là công dân đầu tiên của Đông Đức vươn đến vị trí lãnh đạo nước Đức thống nhất.
Tính đến 2006, bà cũng là thủ tướng trẻ tuổi nhất từ sau Thế chiến II. Merkel đứng đầu danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới của Forbes năm 2006 và liên tục giữ vị trí này trong 13 năm kế tiếp. Năm 2017, Merkel tiếp tục đắc cử thủ tướng Đức nhiệm kỳ thứ tư.
Pháp - Đức bàn cách phục hồi EU Tổng thống Pháp Macron và Thủ tướng Merkel thảo luận về kế hoạch chung nhằm thúc đẩy sự phục hồi của Liên minh châu Âu hậu khủng hoảng Covid-19. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ cùng với Thủ tướng Đức Angela Merkel thảo luận về kế hoạch nhằm thúc đẩy sự phục hồi của Liên minh châu Âu (EU) từ cuộc khủng hoảng...