Châu Âu ấp ủ về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đa cực

Theo dõi VGT trên

Trong cuộc gặp đại sứ Australia năm 2017, Tổng thống Macron bày tỏ quan tâm đến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, giữa lúc Mỹ – Trung cạnh tranh ảnh hưởng.

“Macron nói rằng ông ấy nhận thức được tình huống ngặt nghèo tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và Australia sẽ không đơn độc”, Brendan Berne, đại sứ Australia tại Pháp hồi năm 2017, kể lại cuộc gặp đầu tiên với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Chưa đầy 6 tháng sau, Macron tới thăm Australia để công bố những kế hoạch lớn trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của ông, với cam kết rằng G7 sẽ bảo vệ an ninh hàng hải và những luật lệ trong trật tự quốc tế.

Pháp là quốc gia châu Âu đầu tiên đưa ra những kế hoạch tăng cường vai trò tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, sau đó Đức và Hà Lan cũng nối gót. Đây là ba nước đang dẫn dắt việc soạn thảo chiến lược tại khu vực này cho Liên minh châu Âu (EU), được kỳ vọng sẽ ra mắt trong năm nay.

Châu Âu ấp ủ về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đa cực - Hình 1

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) và cựu thủ tướng Australia Malcolm Turnbull trong cuộc họp báo ở Sydney, Australia, hồi tháng 5/2018. Ảnh: AP .

Khái niệm Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương thường được mô tả như một khuôn khổ nhằm kiềm chế tham vọng của Bắc Kinh, thể hiện qua chiến lược của cựu tổng thống Mỹ Donald Trump tại khu vực, với mục tiêu rõ ràng là ngăn Trung Quốc gia tăng khả năng quân sự và chiến lược.

Tuy nhiên, chiến lược của châu Âu nhìn chung hướng tới các điều khoản trung lập nhằm duy trì một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở . Các nhà ngoại giao cấp cao châu Âu nhấn mạnh họ sẽ không ủng hộ những yếu tố trong cuộc cạnh tranh Mỹ – Trung.

“Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của chúng tôi không hoàn toàn nhằm chống lại Trung Quốc. Điều thực sự quan trọng là tạo điều kiện phát triển một khu vực đa cực”, Christophe Penot, đại sứ Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Pháp, cho hay.

Tuy nhiên, ngoại trừ Pháp, quốc gia có tới 1,8 triệu công dân trên các đảo thuộc Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, cùng quan hệ rộng rãi với người Ấn Độ và Australia, những nước châu Âu khác mới nhận thức được tầm quan trọng từ sự tích cực của châu Á cách đây 12 – 18 tháng, giới phân tích nhận định.

Video đang HOT

“Chúng tôi luôn đồng quan điểm rằng Trung Quốc là một đối tác kinh tế. Tuy nhiên, với những bê bối về mạng 5G, Covid-19 và ngoại giao chiến lang, họ giờ đây bị coi là một thách thức an ninh”, Eva Pejsova, chuyên gia về Nhật Bản tại Đại học Vrije của Bỉ, cho biết.

“Đức và Hà Lan nhận thức được rằng cán cân địa chính trị đang chuyển sang phụ thuộc vào Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Họ muốn trở thành một phần của sự thay đổi và không muốn ngồi yên một chỗ”, Pejsova nói thêm.

Đường lối của Đức, được nội các nước này thông qua hồi tháng 9/2020, vạch ra các nguyên tắc về luật lệ, trật tự và tự do hàng hải, đồng thời kêu gọi hợp tác với những nước “có chung giá trị” như Australia, Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngay cả thông điệp được đánh giá thận trọng này cũng đã khiến phía Trung Quốc phản đối.

“Đường lối chính sách mới đây của Đức báo trước về sự đồng nhất thái độ và chính sách chung của Mỹ và Đức trong tương lai, đối với việc xử lý các vấn đề tại khu vực”, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Xinhua nhận định, đồng thời công kích rằng Đức thiếu ảnh hưởng ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và cảnh báo “quan hệ Trung Quốc – châu Âu có thể không bao giờ như cũ”.

Trong khi đó, các nước thuộc Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương ngày càng “mở lòng” với triển vọng về sự hiện diện của châu Âu . Australia, quốc gia có mối quan hệ với Trung Quốc đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, đã cử các nhà ngoại giao đến khắp những nước châu Âu trong năm qua để củng cố sự đồng thuận.

Ấn Độ cũng lặng lẽ ủng hộ việc Pháp gia nhập Hiệp hội Vành đai Ấn Độ Dương hồi tháng 12/2020, khiến quốc gia châu Âu trở thành nước thành viên đầu tiên không có lãnh thổ trong khu vực. Theo Bhaswati Mukherjee, cựu lãnh đạo phụ trách Tây Âu tại Bộ Ngoại giao Ấn Độ, New Delhi lâu nay còn kêu gọi EU triển khai chính sách đối ngoại kiên quyết hơn.

“Chúng tôi hoan nghênh việc các nước khác quyết định đầu tư vào khu vực. Sự trỗi dậy của Trung Quốc là mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh của phương Tây, nhưng EU thời gian qua đã nhẹ tay với họ”, Mukherjee, người từng giữ chức đại sứ Ấn Độ tại Hà Lan, nêu ý kiến.

Đối với ASEAN, bất chấp mối quan hệ khác nhau giữa các nước thành viên với Trung Quốc, họ được cho là vẫn sẽ chào đón một châu Âu cứng rắn hơn, sau khoảng thời gian mích lòng với phương Tây vì Đông Nam Á dường như không nhận được sự quan tâm nhiều như Đông Bắc Á.

Kanti Bajpai, giáo sư Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu tại Singapore, đánh giá một EU tích cực hơn sẽ dễ dàng có chỗ đứng trong cấu trúc an ninh khu vực. “Việc tất cả cường quốc đều tham gia cuộc chơi phù hợp với chiến lược của ASEAN”, ông nói.

Bằng chứng rõ ràng nhất cho sự xoay trục của châu Âu về phía Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là sự triển khai khí tài quân sự . Năm 2019, tàu sân bay Pháp Charles De Gaulle cập cảng Singapore, trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly có bài phát biểu được đón nhận nhiệt tình tại Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á, hay còn gọi là Đối thoại Shangri-La.

Châu Âu ấp ủ về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đa cực - Hình 2

Tàu sân bay Pháp Charles De Gaulle cập cảng căn cứ hải quân Changi, Singapore, hồi tháng 5/2019. Ảnh: CNA .

“Chúng tôi tin rằng mình có thể vạch ra con đường riêng, tránh đối đầu, mang tới một tiếng nói khác biệt”, Parly cho biết, kêu gọi các bằng hữu và “những người thiện chí” tham gia bảo vệ hệ thống quốc tế dựa trên quy tắc. “Chúng tôi hy vọng được đồng hành cùng quá trình tái cân bằng trên quy mô lớn đang diễn ra tại khu vực một cách hòa bình, đa phương, nhưng mạnh mẽ”.

Anh cũng dự kiến đưa một nhóm tác chiến tàu sân bay đến khu vực vào cuối năm nay, trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kamp-Karrenbauer hồi tháng 11/2020 tuyên bố các sĩ quan hải quân Đức sẽ làm nhiệm vụ trên các tàu Australia trong những chuyến tuần tra Ấn Độ Dương. Đức còn sẵn sàng điều một chiến hạm đến Nhật vào mùa hè. “Châu Âu nhận ra rằng quyền lực mềm không đủ để họ trở thành một bên có chỗ đứng trên trường quốc tế”, Mukherjee nhận xét.

Tuy nhiên, Collin Koh, chuyên gia quốc phòng tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, cho rằng ngoài Pháp thì các nước châu Âu khác không có khả năng thể hiện “sức mạnh cứng” đáng kể trong khu vực. ” Châu Âu sẽ tập trung hơn vào sự hiện diện kinh tế . Quân sự chỉ là công cụ thứ yếu để chứng minh sự quan tâm của họ”, Koh nhận định.

Một số người nghi ngờ tầm ảnh hưởng kinh tế của châu Âu sau sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nhìn thấy tiềm năng trong xây dựng và chuyển giao công nghệ, những lĩnh vực mà đại sứ Penot của Pháp cho rằng EU thực sự cần vạch ra chiến lược rõ ràng.

“EU vốn là đối tác lớn và có thể mang tới nhiều lợi ích về an ninh, thương mại tự do, cơ sở hạ tầng và viện trợ phát triển. Mục tiêu thúc đẩy sự tham gia toàn diện của EU là một phần vô cùng quan trọng trong chiến lược quốc gia của chúng tôi”, Penot cho biết.

Trong ba năm qua, EU đã ký các thỏa thuận thương mại tự do (FTA) với Singapore và Việt Nam, cùng một thỏa thuận quản lý khủng hoảng với Việt Nam. Liên minh cũng đang đàm phán một FTA với Australia kể từ năm 2018. Ngày 1/12/2020, vài tuần trước khi đồng ý một hiệp định đầu tư với Trung Quốc, EU nhất trí nâng cấp quan hệ với ASEAN lên đối tác chiến lược, hướng tới một hiệp định thương mại.

Trung Quốc dĩ nhiên không ngồi yên khi châu Âu vạch chiến lược. Trong bối cảnh EU đang chật vật tiêm chủng vaccine Covid-19 cho công dân của chính họ, Trung Quốc đã đồng ý đưa hàng triệu lọ vaccine Sinovac đến Myanmar, Philippines và Indonesia. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, người vừa kết thúc chuyến công du Đông Nam Á tháng trước, cảnh báo các nước “đề phòng với mọi hình thức giả mạo chủ nghĩa đa phương”.

Thêm vào đó, vẫn còn nhiều câu hỏi về tác động của chính quyền tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đối với chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của châu Âu. Động lực khiến châu Âu tích cực hiện diện trên trường quốc tế chủ yếu bắt nguồn từ nỗi lo lắng về chủ nghĩa biệt lập của Trump, cùng thái độ coi thường liên minh xuyên Đại Tây Dương của cựu tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, Biden đã cam kết tham vấn đồng minh nhiều hơn, đồng thời chỉ định Kurt Campbell, nhà ngoại giao “diều hâu” với Trung Quốc, phụ trách các vấn đề tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Một số quan chức an ninh quốc gia có tầm ảnh hưởng của đảng Dân chủ, như Michele Flournoy, từng gợi ý rằng châu Âu có thể tập trung vào an ninh tại khu vực Bắc Đại Tây Dương, để tạo điều kiện cho Mỹ dồn nhiều nguồn lực hơn vào Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, châu Âu được cho là sẽ không lung lay.

“Thật tuyệt nếu Mỹ trở lại, nhưng thế giới không còn giống như 4 năm trước. Châu Âu không muốn từ bỏ toàn bộ ý tưởng về sự tự chủ chiến lược chỉ vì Mỹ đã trở lại”, chuyên gia Pejsova nói.

Quân đội Trung Quốc tố Mỹ 'gây căng thẳng' ở eo biển Đài Loan

Quân đội Trung Quốc cho rằng Mỹ cố tình "gây căng thẳng" khi điều tàu chiến lần đầu qua eo biển Đài Loan dưới thời Tổng thống Biden.

"Động thái của Mỹ lặp lại thủ đoạn cũ là 'thao túng kép' tình hình trên eo biển Đài Loan, vừa cố tình gây căng thẳng vừa phá vỡ hòa bình, ổn định khu vực. Chúng tôi kiên quyết phản đối", Bộ Tư lệnh Chiến khu phía Đông thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc cho biết trong thông cáo hôm 4/2.

Thông cáo được đưa ra sau khi Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ cho biết khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường USS John S. McCain thuộc lớp Arleigh Burke thực hiện hành trình qua eo biển Đài Loan ngày 4/2. Đây là lần đầu tiên tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức.

Bộ Tư lệnh Chiến khu phía Đông cho hay đã theo dõi và bám sát tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan và khẳng định sẽ "quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia" dù "tình hình eo biển Đài Loan thay đổi thế nào".

Quân đội Trung Quốc tố Mỹ gây căng thẳng ở eo biển Đài Loan - Hình 1

Khu trục hạm USS John McCain (phải) trong một nhiệm vụ trên biển năm 2017. Ảnh: AFP .

Theo Hạm đội 7, hành trình của tàu USS John McCain "thể hiện cam kết của Mỹ đối với một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở", đồng thời khẳng định "quân đội Mỹ sẽ tiếp tục điều máy bay, tàu hoạt động ở bất cứ nơi đâu luật pháp quốc tế cho phép".

Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực. Bắc Kinh coi bất kỳ tàu nào đi qua eo biển về cơ bản đều vi phạm chủ quyền của họ, trong khi Mỹ và nhiều quốc gia khác coi tuyến đường này là vùng biển quốc tế.

Trung Quốc tăng cường sức ép quân sự, ngoại giao và kinh tế đối với Đài Loan từ khi lãnh đạo Thái Anh Văn, người từ chối công nhận chính sách "Một Trung Quốc", đắc cử năm 2016. Năm ngoái, các máy bay quân sự Trung Quốc thực hiện kỷ lục 380 lần áp sát Đài Loan. Một số nhà phân tích cảnh báo căng thẳng giữa hai bên đã ở mức cao nhất kể từ giữa những năm 1990.

Mỹ không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan nhưng là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho hòn đảo. Năm ngoái, Hải quân Mỹ điều tàu đi qua eo biển Đài Loan 13 lần. Chính phủ của Tổng thống Joe Biden muốn thể hiện sự ủng hộ đối với Đài Loan, khẳng định cam kết của Mỹ với hòn đảo luôn vững chắc.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Trung Quốc tuyên bố kiện Mỹ lên WTO sau lệnh áp thuếTrung Quốc tuyên bố kiện Mỹ lên WTO sau lệnh áp thuế
20:53:29 02/02/2025
Chủ tịch Samsung được tuyên trắng án trong vụ sáp nhập đình đám cách đây 10 nămChủ tịch Samsung được tuyên trắng án trong vụ sáp nhập đình đám cách đây 10 năm
06:38:57 04/02/2025
Tổng thống Ukraine sẵn sàng bắt đầu đàm phán chấm dứt xung độtTổng thống Ukraine sẵn sàng bắt đầu đàm phán chấm dứt xung đột
20:58:20 02/02/2025
Canada, Mexico lập tức đánh thuế đáp trả MỹCanada, Mexico lập tức đánh thuế đáp trả Mỹ
20:21:44 02/02/2025
Khống chế hoàn toàn 2 đám cháy rừng lớn ở California sau 24 ngàyKhống chế hoàn toàn 2 đám cháy rừng lớn ở California sau 24 ngày
20:06:36 02/02/2025
Ấn Độ công bố ngân sách quốc phòng kỷ lụcẤn Độ công bố ngân sách quốc phòng kỷ lục
16:04:10 02/02/2025
Thảm kịch hàng không Mỹ: quân đội giữ bí mật danh tính nữ phi công trực thăngThảm kịch hàng không Mỹ: quân đội giữ bí mật danh tính nữ phi công trực thăng
20:00:53 02/02/2025
Động thái của Panama sau khi Mỹ ra 'tối hậu thư' liên quan kênh đàoĐộng thái của Panama sau khi Mỹ ra 'tối hậu thư' liên quan kênh đào
09:10:36 04/02/2025

Tin đang nóng

Tang thương bao trùm Cbiz: Thêm nam diễn viên đột ngột qua đời ở tuổi 27Tang thương bao trùm Cbiz: Thêm nam diễn viên đột ngột qua đời ở tuổi 27
10:53:44 04/02/2025
Vụ con gái vứt nhầm kim cương 1 tỷ đồng của mẹ: Chủ nhân tắt hy vọng khi nhìn thấy núi rác trước mặtVụ con gái vứt nhầm kim cương 1 tỷ đồng của mẹ: Chủ nhân tắt hy vọng khi nhìn thấy núi rác trước mặt
10:41:35 04/02/2025
Mẹ và em gái Từ Hy Viên nhảy múa tiệc tùng ngay trước khi nữ diễn viên qua đời tại Nhật BảnMẹ và em gái Từ Hy Viên nhảy múa tiệc tùng ngay trước khi nữ diễn viên qua đời tại Nhật Bản
10:57:35 04/02/2025
Chồng ôm thi thể Từ Hy Viên gào khóc, hôn vĩnh biệt trước khi vợ bị hỏa tángChồng ôm thi thể Từ Hy Viên gào khóc, hôn vĩnh biệt trước khi vợ bị hỏa táng
11:21:39 04/02/2025
Ai thừa kế tài sản hàng trăm triệu USD của Từ Hy Viên?Ai thừa kế tài sản hàng trăm triệu USD của Từ Hy Viên?
13:58:03 04/02/2025
Truy tìm nghi phạm sát hại con rồi bỏ trốnTruy tìm nghi phạm sát hại con rồi bỏ trốn
12:44:16 04/02/2025
Mai Ngọc lần đầu tiên làm rõ 1 bí mật trong cuộc sống hôn nhân với thiếu gia Bắc GiangMai Ngọc lần đầu tiên làm rõ 1 bí mật trong cuộc sống hôn nhân với thiếu gia Bắc Giang
14:02:13 04/02/2025
3 thanh niên ở Bến Tre bất ngờ mất tích khi bị hút vào cống dẫn nước3 thanh niên ở Bến Tre bất ngờ mất tích khi bị hút vào cống dẫn nước
12:38:15 04/02/2025

Tin mới nhất

Ấn Độ: Vệ tinh NVS-02 gặp trục trặc kỹ thuật trong quá trình nâng quỹ đạo

Ấn Độ: Vệ tinh NVS-02 gặp trục trặc kỹ thuật trong quá trình nâng quỹ đạo

15:19:09 04/02/2025
Bất chấp sự cố này, ISRO đảm bảo rằng các hệ thống của vệ tinh vẫn hoạt động tốt và hiện tại vệ tinh đang ở quỹ đạo hình elip. Tổ chức hiện đang tìm hiểu các chiến lược nhiệm vụ thay thế để sử dụng vệ tinh cho mục đích dẫn đường trên qu...
Tỷ phú Elon Musk: Đóng cửa USAID là một phần trong nỗ lực cắt giảm chi phí chính phủ

Tỷ phú Elon Musk: Đóng cửa USAID là một phần trong nỗ lực cắt giảm chi phí chính phủ

15:16:31 04/02/2025
Động thái này diễn ra một ngày sau khi 2 quan chức an ninh cấp cao của USAID bị cách chức, sau khi ngăn cản nhân viên của DOGE tiếp cận các tài liệu mật trong quá trình kiểm tra sổ sách của chính phủ.
Bitcoin chạm đáy 3 tuần trước động thái kiên quyết của Tổng thống Trump

Bitcoin chạm đáy 3 tuần trước động thái kiên quyết của Tổng thống Trump

15:14:58 04/02/2025
Vào cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp thuế 25% đối với hầu hết hàng hóa nhập khẩu từ Mexico, Canada và 10% đối với hàng hóa từ Trung Quốc. Sắc lệnh trên của ông Trump bắt đầu có hiệu lực vào ngày 4/2 theo giờ Mỹ.
Thị trường châu Âu lao dốc do lo ngại chiến tranh thương mại

Thị trường châu Âu lao dốc do lo ngại chiến tranh thương mại

15:13:14 04/02/2025
Lệnh áp thuế do Tổng thống Donald Trump ký vào cuối tuần trước làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến thương mại có thể tái diễn và làm ảnh hưởng trực tiếp đến các nền kinh tế lớn của châu Âu.
Hàn Quốc: Ấn định ngày xét xử hình sự Tổng thống Yoon Suk Yeol

Hàn Quốc: Ấn định ngày xét xử hình sự Tổng thống Yoon Suk Yeol

14:23:16 04/02/2025
Ngoài ra, ông Yoon cũng bị cáo buộc đã điều động quân đội tới Quốc hội để ngăn các nhà lập pháp bỏ phiếu bác bỏ lệnh thiết quân luật, đồng thời lên kế hoạch bắt giữ các nhân vật chính trị quan trọng.
Quan chức cấp cao của USAid bị đình chỉ sau căng thẳng với Bộ Hiệu quả Chính phủ

Quan chức cấp cao của USAid bị đình chỉ sau căng thẳng với Bộ Hiệu quả Chính phủ

14:21:47 04/02/2025
Theo nguồn tin từ các quan chức USAid, cuộc đối đầu leo thang khi một trợ lý cấp cao đe dọa sẽ gọi cảnh sát liên bang để buộc mở cửa trụ sở cơ quan. Giám đốc an ninh và một cấp phó đã từ chối cấp quyền tiếp cận khu vực hạn chế cho nhóm ...
Mỹ đối mặt thách thức mới trong cuộc đua AI

Mỹ đối mặt thách thức mới trong cuộc đua AI

14:03:16 04/02/2025
Một ví dụ điển hình là việc DeepSeek đã sử dụng hơn 2.000 chip H800 của Nvidia - phiên bản rút gọn của con chip mạnh nhất thời điểm đó - để đào tạo mô hình AI của mình trước khi Mỹ cấm hoàn toàn loại chip này.
Cuộc chiến thương mại mới của Tổng thống Trump: Đồng minh thành mục tiêu

Cuộc chiến thương mại mới của Tổng thống Trump: Đồng minh thành mục tiêu

10:32:03 04/02/2025
Philip Verleger, nhà phân tích năng lượng kỳ cựu, nhận định: Ông Trump có ý định làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại bằng cách làm giảm sức mạnh của mọi quốc gia khác. Hợp tác không phải là mục tiêu, trọng tâm của ông ấy là thống trị .
Các đồng nội tệ châu Á lao đao sau khi Tổng thống Trump khiến giá USD tăng

Các đồng nội tệ châu Á lao đao sau khi Tổng thống Trump khiến giá USD tăng

10:14:35 04/02/2025
Đồng nhân dân tệ giao dịch bên ngoài Trung Quốc giảm 0,36% xuống còn 7,347 đổi 1 USD, sau khi Tổng thống Trump ngày 1/2 áp thuế 10% đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ.
Nổ bom xe tại Syria làm ít nhất 15 người tử vong

Nổ bom xe tại Syria làm ít nhất 15 người tử vong

06:36:53 04/02/2025
Theo SANA, đây là vụ nổ bom xe thứ hai tại khu vực trên chỉ trong 3 ngày qua. Trước đó, hôm 1/2, một vụ việc tương tự đã xảy ra ở trung tâm thành phố Manbij khiến 4 dân thường thiệt mạng và 9 người bị thương, bao gồm cả trẻ em.
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo về đàm phán với Ukraine và Liên bang Nga

Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo về đàm phán với Ukraine và Liên bang Nga

06:34:00 04/02/2025
Tuy không cung cấp chi tiết về vấn đề này, nhưng ông Trump lưu ý rằng mọi thứ hiện đang diễn ra theo chiều hướng tích cực và bày tỏ niềm tin rằng các cuộc thảo luận hiện tại đang diễn ra khá tốt.
Trung Quốc đề xuất khôi phục thỏa thuận thương mại năm 2020 với Mỹ

Trung Quốc đề xuất khôi phục thỏa thuận thương mại năm 2020 với Mỹ

06:28:41 04/02/2025
Hiện Bộ Thương mại Mỹ chưa đưa ra phản hồi nào về thông tin của WSJ, trong khi Bộ Thương mại Trung Quốc cũng chưa bình luận do đang kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Filip khoe chỉ số khiến dân mạng tranh cãi

Nguyễn Filip khoe chỉ số khiến dân mạng tranh cãi

Sao thể thao

15:58:08 04/02/2025
Nguyễn Filip vừa đăng tải số liệu chuyên môn về bản thân và một số đồng nghiệp đang thi đấu cho các đội bóng khác tại V.League.
Bức ảnh gây sốc của HIEUTHUHAI và bạn gái bị lộ?

Bức ảnh gây sốc của HIEUTHUHAI và bạn gái bị lộ?

Sao việt

15:36:17 04/02/2025
Song song với sự nghiệp nghệ thuật, HIEUTHUHAI còn gây chú ý bởi chuyện tình không công khai, cũng không giấu diếm với một cô gái xinh xắn, giàu có tên Tăng Mỹ Hàn.
Công bố thời điểm chồng ca sĩ đưa tro cốt Từ Hy Viên về nước, mẹ gấp rút về nước hôm nay lo hậu sự

Công bố thời điểm chồng ca sĩ đưa tro cốt Từ Hy Viên về nước, mẹ gấp rút về nước hôm nay lo hậu sự

Sao châu á

15:28:44 04/02/2025
Ngày 4/2, tờ Sohu đưa tin gia đình Từ Hy Viên cho biết tro cốt nữ diễn viên nổi tiếng sẽ được đưa về Đài Loan (Trung Quốc) vào ngày 6/2.
Không thời gian - Tập 34: Hùng quyết tâm không chia tay Hạnh

Không thời gian - Tập 34: Hùng quyết tâm không chia tay Hạnh

Phim việt

15:15:24 04/02/2025
Trong trích đoạn giới thiệu Không thời gian tập 34, biết bác Nậm - bố của thủ trưởng Đại cũng chính là thủ trưởng của cô Hồi - mẹ Hạnh, Hùng ngay lập tức sang có đôi lời xin trợ giúp.
Mẹ ác ma, cha thiên sứ - Tập 28: Suýt bị chồng tát, Thắng đòi ly hôn

Mẹ ác ma, cha thiên sứ - Tập 28: Suýt bị chồng tát, Thắng đòi ly hôn

Hậu trường phim

15:04:31 04/02/2025
Dù ba Thắng, Ngân, Thành Công có hợp sức để bảo vệ tổ ấm cho Thắng Lộc trước nguy cơ đổ vỡ, nhưng xem chừng không đơn giản.
Gần chục năm tuổi, tựa game này vẫn được coi là "tuyệt tác", tất cả chỉ nhờ một điều

Gần chục năm tuổi, tựa game này vẫn được coi là "tuyệt tác", tất cả chỉ nhờ một điều

Mọt game

14:59:23 04/02/2025
Ngành công nghiệp game thế giới luôn rất tàn nhẫn khi theo thời gian, số lượng các trò chơi rơi vào quên lãng, bị đào thải ngày càng nhiều.
Vợ chồng ca sĩ nổi tiếng lại gây sốc vì 'mặc cũng như không'

Vợ chồng ca sĩ nổi tiếng lại gây sốc vì 'mặc cũng như không'

Sao âu mỹ

14:57:23 04/02/2025
Tờ PEOPLE xác nhận thông tin chính xác liên quan tin đồn Kanye West và Bianca Censori bị cảnh sát hộ tống khỏi lễ trao giải Grammy 2025 vì trang phục gây sốc.
Lên đồ trẻ trung đầy ấm áp với áo cardigan

Lên đồ trẻ trung đầy ấm áp với áo cardigan

Thời trang

13:52:35 04/02/2025
Cardigan - món đồ thời trang dễ dàng kết hợp, không bao giờ lỗi mốt, đang trở thành lựa chọn yêu thích của nhiều tín đồ thời trang trong những ngày xuân se lạnh này.
Chấn động đầu năm: Thành viên đẹp nhất BLACKPINK công bố tổ chức show tại Hà Nội!

Chấn động đầu năm: Thành viên đẹp nhất BLACKPINK công bố tổ chức show tại Hà Nội!

Nhạc quốc tế

13:40:12 04/02/2025
Sáng 4/2, BLISSOO - công ty của chị cả BLACKPINK Jisoo cập nhật tin chấn động. Theo đó, Jisoo sẽ tổ chức tour fanmeeting toàn châu Á Lights, Love, Action - đi qua 7 thành phố bao gồm cả Hà Nội.
Chuyện rút ruột quỹ bình ổn giá xăng dầu ở Công ty Bách Khoa Việt

Chuyện rút ruột quỹ bình ổn giá xăng dầu ở Công ty Bách Khoa Việt

Pháp luật

13:30:07 04/02/2025
Công ty này mới nộp hơn 1,6 tỷ đồng, không còn khả năng nộp lại hơn 105 tỷ đồng, khiến ngân sách Nhà nước bị thất thoát.
Thiên tài nổi tiếng châu Á: 9 tuổi học cấp ba, 12 tuổi vào Đại học, 20 tuổi trở thành Tiến sĩ y khoa xuất sắc

Thiên tài nổi tiếng châu Á: 9 tuổi học cấp ba, 12 tuổi vào Đại học, 20 tuổi trở thành Tiến sĩ y khoa xuất sắc

Netizen

12:55:53 04/02/2025
Trong thế giới học thuật, nơi thành công thường phải trả giá bằng những năm tháng miệt mài và không ngừng phấn đấu thì câu chuyện của Trần Sở Hàm - một thiên tài nhỏ tuổi, như một tia sáng rực rỡ xuyên qua bóng tối của những giới hạn th...