Châu Á vượt châu Âu thành thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới
Khu vực này có doanh thu 406,1 tỷ euro trong năm 2013, và tốc độ tăng 16,7% cũng nhanh hơn khu vực châu Âu.
Kết quả một báo cáo công bố hôm 17/6 cho biết, lĩnh vực thương mại điện tử của khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã lần đầu tiên vượt qua ngành mua sắm trực tuyến của châu Âu nhờ thị trường khổng lồ Trung Quốc.
Khu vực này có doanh thu 406,1 tỷ euro trong năm 2013, và tốc độ tăng 16,7% cũng nhanh hơn khu vực châu Âu. Hai năm trước đó châu Âu đã từng vượt qua Bắc Mỹ trở thành thị trường thương mại trực tuyến lớn nhất thế giới .
Thương mại điện tử ở châu Á đang tăng trưởng mạnh. Những thống kê mới nhất cho thấy 42%người dùng Internet là ở Châu Á. Ngày càng nhiều người tiêu dùng sử dụng điện thoại thông minh và các thiết bị di động để mua hàng hóa trực tuyến. Cùng với sự cải tiến công nghệ của các thiết bị thông minh, doanh số thương mại điện tử khu vực sẽ ngày càng tăng.
Theo hiệp hội thương mại Ecommerce Europe, thị trường châu Âu tăng 16% năm đạt 363,1 tỷ euro năm 2013, và dự kiến sẽ đạt doanh thu 425,5 tỷ euro trong năm nay.
Năm 2013, bán hàng trực tuyến cho người tiêu dùng ở châu Âu đạt trị giá 276,5 tỷ euro, chiếm 87,6% tổng bán hàng ở châu Âu, theo báo cáo mang tên European B2C E-commerce Report 2014. Trong khi đó, bán hàng xuyên biên giới ở châu Âu vẫn thấp chỉ chiếm 12%, theo số liệu của Ủy ban châu Âu (EC). EC mong muốn tăng tỷ lệ này lên 20% vào năm 2020 như một phần của mục tiêu Chương trình kỹ thuật số (Digital Agenda).
Theo Ecommerce Europe, kinh tế internet chiếm khoảng 2,2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trị giá 16,4 nghìn tỷ euro của châu Âu năm 2013. Tỷ lệ này dự kiến tăng gấp đôi vào năm 2016 và 2020. Số lượng website mua sắm trực tuyến đã tăng lên 650.000 vào cuối 2013. Ecommerce Europe ước tính số lượng này sẽ tăng khoảng 15 – 20% mỗi năm và cho biết có khoảng 3,7 tỷ gói hàng được chuyển tới khách hàng châu Âu mỗi năm.
Wijnand Jongen, Chủ tịch ủy ban điều hành của Ecommerce Europe, nhận định: “Đến cuối năm 2016, chúng tôi tin rằng doanh thu thương mại trực tuyến B2C ở châu Âu sẽ tăng lên khoảng 625 tỷ euro, nhờ chi tiêu mua sắm qua mạng tăng ở cả những nước phát triển cũng như số lượng người tiêu dùng trực tuyến ở các nước đang phát triển”.
Theo ông Jongen, trong khi sự nổi lên của thị trường Trung Quốc đang thu hút sự chú ý, với những công ty tầm cỡ quốc tế như Alibaba của Jack Ma , thị trường Trung Quốc cũng tạo những cơ hội cho ngành kinh doanh trực tuyến châu Âu.
Bắc Mỹ, bao gồm Mỹ và Canada, trước đây là thị trường lớn nhất thế giới. Song bởi đã phát triển đến mức bão hòa nên khu vực này còn ít “room” để tăng trưởng hơn so với châu Âu và châu Á TBD. Thị trường Bắc Mỹ đạt trị giá 333,5 tỷ euro năm 2013, tăng 6% so với năm 2012.
Video đang HOT
Thị trường Trung Đông và Bắc Phi (MENA) đang có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, tiếp đến là Mỹ latinh – nơi có tăng trưởng 24,6% đạt 37,9 tỷ euro.
Anh, Đức và Pháp là ba nước có doanh thu thương mại trực tuyến lớn nhất châu Âu với lần lượt 107,1 tỷ euro, 63,4 tỷ euro và 51,1 tỷ euro. Hiện 3 quốc gia này chiếm gần 2/3 toàn thị trường châu Âu (61%) và hơn 2/3 thị trường Liên minh châu Âu (EU).
Với doanh thu 177,7 tỷ euro, Tây Âu – Anh, Pháp, các nước Benelux và Ireland – chiếm gần một nửa toàn thị trường thương mại điện tử châu Âu.
Trung Âu, bao gồm cả Đức, Áo, Thụy Sỹ và Ba Lan, là thị trường lớn thứ 2 với doanh thu 93,2 tỷ euro.
Các nước mới nổi ở Nam, Trung Nam và Đông Âu tăng trưởng chậm hơn, song cũng đang tăng tốc. Với tiềm năng khổng lồ ở những thị trường này dự kiến sẽ còn phát triển rất mạnh trong tương lai.
Đông Âu, dẫn đầu là Nga, có tăng trưởng 47,4%, đem lại doanh thu 19,3 tỷ euro. Nam Âu, bao gồm Tây Ban Nha, Italia, Bồ Đào Nha, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, chiếm 40,8 tỷ euro, chiếm 11,2% thị trường thương mại trực tuyến châu Âu.
Thụy Điển, Đan Mạch, Nauy, Iceland và các nước Baltic đứng hàng thứ 4, với 32 tỷ euro, chiếm 8,8% thị phần.
Theo Trí Thức Trẻ
Google Play bị kiện vì lạm dụng vị trí độc quyền
Trong tuần vừa qua, Aptoide - hãng kinh doanh ứng dụng phần mềm ở châu Âu đã kiện "ông vua tìm kiếm" Google lên Ủy ban châu Âu (European Commission) vì gây khó khăn cho người sử dụng các ứng dụng tích hợp hệ điều hành Android của hãng.
Theo đó, Aptoide - một hãng kinh doanh ứng dụng trực tuyến độc lập có trụ sở ở Lisbon, Bồ Đào Nha sở hữu 200.000 ứng dụng với 6 triệu thành viên, đã gửi kiến nghị lên Ủy ban châu Âu - cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu có nhiệm vụ phê chuẩn các hiệp định và thông qua các điều luật mới.
Aptoide - hãng phát hành ứng dụng có trụ sở tại Lisbon, Bồ Đào Nha
Chúng ta đều biết rằng, ứng dụng di động là một phần không thể thiếu của các thiết bị tích hợp HĐH Android của Google, trong đó, cửa hàng trực tuyến Google Play là nơi phân phối các phần mềm "chính chủ" của hãng. Tuy nhiên, cũng có những cửa hàng trực tuyến khác tham gia vào thị trường ứng dụng "robo xanh" nhưng lại bị chèn ép quá mức.
Trả lời phỏng vấn của CNET, người đồng sáng lập và cũng là CEO của Aptoide - Trezentos cho biết: "Ủy ban châu Âu EC đang tích cực tìm kiếm các bằng chứng chứng minh hành vi lạm dụng vị trí độc quyền [của Google]. Chúng tôi tin rằng, việc này sẽ được thực hiện triệt để và Ủy ban châu Âu có thể làm việc với Google nhằm đưa ra các chính sách thích đáng hơn." Không những vậy, ông cũng chỉ ra các vấn đề chính Google cần giải quyết với các bên phát hành ứng dụng thứ ba.
Thứ nhất, Google "gây khó khăn cho người dùng khi cài đặt các phần mềm của các bên không phải là Google Play" bằng cách thay đổi quy trình cài đặt thường xuyên.
Google thường gây khó khăn cho các ứng dụng không download từ hãng
Thứ hai, Google gỡ bỏ các tính năng then chốt của Dự án mã nguồn mở Android và chuyển chúng sang các gói dịch vụ di động trên Google bao gồm các ứng dụng chính như Maps, Gmail hayGoogle Play. Không những vậy, Trezentos cũng cho biết ông không thích cách Google loại bỏ các cửa hàng ứng dụng trực tuyến khác bằng cách hạn chế kết quả tìm kiếm và khóa tài khoản truy cập trên thanh công cụ mã nguồn mở Chromium. Cụ thể, ông nhận xét: "các cửa hàng App Store rất thú vị nhưng Google đang đảm bảo rằng họ kiểm soát 100% các kênh phân phối ứng dụng. Hành vi lạm dụng độc quyền này không chỉ gây ảnh hưởng tới người tiêu dùng nói riêng mà còn có các nền tảng Android nói chung."
"Trước mắt, Google nên cho phép các cửa hàng ứng dụng khác có mặt trên Google Play nhằm đem tới cho người dùng nhiều hơn một sự lựa chọn." Ông cũng muốn các cửa hàng đó được phân loại dưới hình thức các "nguồn cung đáng tin cậy" đối với HĐH Android. Về lâu dài, CEO của Aptoide muốn Google "cởi mở hơn đối với các công ty muốn tham gia vào nền tảng Android."
Google nên cởi mở hơn với các công ty muốn tham gia vào nền tảng Android
Theo quy định chống độc quyền của Ủy ban châu Âu, "một công ty nắm độc quyền có trách nhiệm đảm bảo rằng các hành vi của họ không gây ảnh hưởng tới hoạt động cạnh tranh." Mặc dù vẫn chưa ai khẳng định được những cáo buộc trên có thể buộc Google thay đổi lập trường của mình hay không nhưng theo tiến sĩ Orla Lynskey - trợ lí pháp lí tại Đại học kinh tế Luân Đôn nhận xét: "Điều này sẽ phụ thuộc vào các chi tiết cụ thể của vụ việc. Google đang nắm trong tay khả năng chi phối thị trường trong nhiều lĩnh vực. Do đó, câu hỏi được đặt ra rằng liệu họ có tận dụng lợi thế của mình để loại bỏ các đối thủ tiềm năng khác ra khỏi thị trường hay không?"
"Cho dù thế nào đi chăng nữa, Ủy ban EC sẽ cần xem xét kĩ lưỡng cáo buộc này bởi bất cứ quyết định nào đưa ra cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh sau này. Nếu họ [EC] thông qua, sẽ có một cuộc điều tra chính thức xoay quanh các hoạt động của Google."
Trong những năm qua, "ông vua tìm kiếm" đã từng gặp phải không ít các cáo buộc liên quan tới hành vi độc quyền ở các nước châu Âu. Điển hình như năm 2013, Liên minh châu Âu - EU đã tiến hành kiếm tra hoạt động sử dụng Android của Google khi một nhóm các công ty như Nokia, Microsoft hay Oracle cáo buộc hãng "lợi dụng kết quả tìm kiếm và cho ra 70% các ứng dụng Google trên smartphone xuất xưởng" thời gian đó.
Google lợi dụng kết quả tìm kiếm và cho ra gần 70% kết quả là các ứng dụng của hãng
Hiện tại, vẫn chưa có bất cứ nghi vấn nào về hoạt động ưu tiên kết quả tìm kiếm ứng dụng chạy nền tảng Android ở châu Âu. Theo một nguồn tin khác cho biết trong ba tháng đầu năm, ước tính Android chiếm 72,4% thị phần ở khu vực này. Tuy nhiên, Google không phải là công ty duy nhất sử dụng hình thức "ưu tiên" đối với sản phẩm của mình. Theo ông Ian Fogg, chuyên gia phân tích di động của IHS cho biết: "Thị trường di động ngày nay tương đối khác PC bởi các hệ điều hành thống trị thường gắn liền với các chợ ứng dụng như Android thì có Google Play, iOS có App Store của Apple hay Windows Phone có Microsoft Store. Nếu EC điều tra Google, đây sẽ là bước mở đầu cho các nghiên cứu khác về chất lượng nội dung và dịch vụ cũng như vai trò của Google, Apple và Microsoft trong thị trường ứng dụng."
Mặc dù tiến trình điều tra mới chỉ bắt đầu, nhưng động thái này của EC có thể sẽ đem tới rất nhiều hệ lụy cho các hãng công nghệ lớn. Cụ thể, ông Fogg nhận định: "Bên hành pháp (EC) có khả năng ép "mở tung" các cánh cửa về kênh phân phối ứng dụng, nội dung và dịch vụ di động của Google hiện nay."
Rất có thể, Google sẽ bị kiểm soát các ứng dụng, nội dung và dịch vụ
Cũng giống như các cửa hàng ứng dụng của bên thứ ba khác, Aptoide cũng sử dụng công nghệ của riêng hãng để cung cấp cho các đối tác dịch vụ chợ ứng dụng. Tuy nhiên, CEO Trezentos cũng cho biết ông đã gửi "hàng tá báo cáo" trong vòng 6 tuần qua cho Google về việc Aptoide bị khóa trên trình duyệt mã nguồn mở Chromium, nhưng vẫn chưa nhận được bất cử phản hồi nào từ hãng. Ông nói: "Tôi đã cố tìm cách liên lạc với Google để thảo luận về các vấn đề nhưng không thành công."
Theo Trí Thức Trẻ
iPad Air 2 lại lộ ảnh nút Home tích hợp Touch ID iPad Air 2 nhiều khả năng sẽ được trang bị cảm biến vân tay như iPhone 5s. Không lâu sau hình ảnh iPhone 6 cùng iPad mini 3 và iPad Air 2 khoe nút Home tích hợp cảm biến vân tay Touch ID thì một bức ảnh khác cho thấy nút Home mới của iPad Air 2 đã vừa được công bố. Bức...









Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

AWS lên kế hoạch đầu tư hàng trăm triệu USD cho AI

AI gây sốc tại Olympic Toán quốc tế

Cảnh báo nguy cơ từ lỗ hổng 'zero-day' trong phần mềm của Microsoft

Mối đe dọa từ những chiếc USB không rõ nguồn gốc

Công nghệ sợi sinh học đột phá giúp xử lý rác thải điện tử

Sạc nhanh bỗng dưng chậm chạp? Thủ phạm có thể là những thứ bạn không ngờ

Nỗi lo quyền riêng tư và cách sống an toàn hơn trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo

Có lãng phí khi đầu tư vào bo mạch chủ cao cấp?

Nhược điểm lớn nhất của smartphone gập sắp được loại bỏ

YouTube có thêm tính năng được các nhà sáng tạo nội dung mong đợi

Phần mềm antivirus có diệt được malware hay không?

Đột phá sạc không dây truyền năng lượng bằng sóng siêu âm
Có thể bạn quan tâm

Lấy chồng đại gia, tôi hốt hoảng khi biết lý do vợ cũ của anh qua đời
Góc tâm tình
10:41:17 23/07/2025
Báo Mỹ ca ngợi hang động ở Việt Nam 'có thể chứa cả dãy nhà chọc trời'
Du lịch
10:41:02 23/07/2025
Phong cách độc đáo gọi tên áo dây rút
Thời trang
10:34:54 23/07/2025
Quân đội tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa, lũ trên khu vực tỉnh Nghệ An
Tin nổi bật
10:30:49 23/07/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 23/7: Kim Ngưu bắt sóng tăng thu nhập, Sư Tử chiếm spotlight, Bọ Cạp chậm mà chắc
Trắc nghiệm
10:30:06 23/07/2025
Bị tố dựng chuyện, câu like vụ thoát nạn lật tàu ở vịnh Hạ Long, "Gia đình nhà Thóc": Chúng tôi muốn khép lại mọi chuyện
Netizen
10:24:21 23/07/2025
Hình ảnh hiếm hoi trong lễ đính hôn của cầu thủ U23 Việt Nam và cô chủ tiệm vàng
Sao thể thao
10:16:01 23/07/2025
8 dấu hiệu phòng ngủ phạm phong thủy
Sáng tạo
10:12:53 23/07/2025
Diệp Lâm Anh lên tiếng thông tin bị bắt với 1 NTK và 1 nam ca sĩ
Sao việt
10:11:47 23/07/2025
Sống cùng người mắc bệnh ghẻ có bị lây không?
Sức khỏe
10:09:45 23/07/2025