“Châu Á-TBD có nguy cơ lao vào chạy đua vũ trang”
Theo AFP, Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) Herman Van Rompuy ngày 9/11 cảnh báo khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang thể hiện những dấu hiệu quân sự hóa có thể dẫn tới một cuộc chạy đua vũ trang.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Ông Rompuy đồng thời kêu gọi tăng cường hơn nữa các quan hệ thương mại nhằm giải tỏa mọi căng thẳng chính trị.
Phát biểu tại trường Đại học Zurich, ông Rompuy nói: “Trong khi châu Âu là lục địa nguy hiểm nhất trong thế kỷ 20, trọng tâm của các phân tích an ninh và các nhà hoạch địch chiến lược sức mạnh cứng gần đây đã hướng sang những diễn biến tại châu Á-Thái Bình Dương. Họ chưa thấy xuất hiện một cuộc chạy đua vũ trang toàn diện, song xét tới chi tiêu quân sự và tâm lý đối đầu, giả thuyết về một cuộc chạy đua vũ trang là có.”
Ông Rompuy nêu rõ: “Điều quan trọng là tiếp tục tăng cường các quan hệ kinh tế tại khu vực này, nhằm khiến việc tiến hành một cuộc chiến tranh trở thành “điều không thể.”
Lưu ý rằng EU là một đối tác thương mại chủ chốt của các nền kinh tế hàng đầu tại khu vực, ông Van Rompuy nêu rõ liên minh này “không chỉ có quyền lợi tại một khu vực châu Á-Thái Bình Dương ổn định, mà chính EU còn là một nhân tố đóng góp cho sự ổn định này.”./.
Video đang HOT
Theo TTXVN
Trung Quốc thử tàu sân bay: Chạy đua vũ trang ở châu Á, Trung Quốc, Mỹ đổ lỗi cho nhau
Sức mạnh quân sự của Trung Quốc không ngừng gia tăng khiến các nước láng giềng lo ngại và tìm cách đối phó, nhất là trong tranh chấp chủ quyền.
Trang tin quân sự của Trung Quốc cho biết, gần đây, nhiều chuyên gia, học giả và báo chí phương Tây luôn khẳng định rằng "Trung Quốc phát triển sức mạnh quân sự làm các nước láng giềng căng thẳng".
Hãng Reuters ngày 21/9 cho rằng, Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự đã trở thành "chất dẫn cháy" cho các nước láng giềng châu Á mua vũ khí, mô tả một cuộc triển lãm vũ khí ở London, phản ánh khu vực châu Á đang triển khai một cuộc "chạy đua vũ trang".
Tàu Côn Lôn Sơn của hải quân Trung Quốc đang thực hiện nhiệm vụ hộ tống
Trước đây, một số tờ báo của Nhật Bản cũng cho hay, Nga có nhiều động thái dồn dập ở khu vực Viễn Đông, sự quan tâm của họ chính là sức mạnh quân sự không ngừng gia tăng của Trung Quốc.
Trong một bài phát biểu gần đây, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Hạ viện Mỹ Buck McKeon cho biết: "Trung Quốc đang thách thức sức mạnh quân sự của Mỹ, điều này làm cho các tướng lĩnh hải quân của chúng ta khó ngủ vào ban đêm...".
Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21 D có thể tạo ra mối đe dọa cho tàu sân bay Mỹ
Đối với vấn đề này, chuyên gia nghiên cứu chiến lược Quỹ nghiên cứu các vấn đề Trung Quốc Vương Ngung Sinh cho rằng, cùng với sự phát triển kinh tế trong những năm gần đây, để bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh lãnh thổ, phát triển sức mạnh quân sự "thích hợp" là một điều bình thường của bất cứ nước nào trên thế giới. Và phương Tây không có căn cứ khi tuyên truyền "Trung Quốc thúc đẩy chạy đua vũ trang".
Vương Ngung Sinh cho rằng, Mỹ muốn thông qua buôn bán vũ khí với lượng lớn để chấn hưng kinh tế, tạo cơ hội việc làm; còn về chính trị thì tạo nên "cục diện chiến lược - Mỹ không thể rời khỏi châu Á-Thái Bình Dương". Để làm điều đó, Mỹ không ngừng có ý đồ gây "chia rẽ" ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tạo dựng dư luận, đem cái mác "gây chạy đua vũ trang" gắn lên đầu Trung Quốc.
Biên đội tàu ngầm lớp Tống của hải quân Trung Quốc
Ngày 21/9, Reuters cũng thừa nhận: "Khủng hoảng kinh tế thúc đẩy các nước phương Tây cắt giảm chi tiêu quốc phòng, còn Mỹ có kế hoạch kết thúc các chiến dịch quân sự tại Afghanistan, càng khiến cho các doanh nghiệp vũ khí thiệt hại ngày càng nặng nề.
Cắt giảm chi tiêu quốc phòng có nghĩa là các doanh nghiệp vũ khí phương Tây có thể không đủ đơn đặt hàng. Họ sẽ triển khai cạnh tranh kịch liệt hơn để tranh thủ các giao dịch ở thị trường mới nổi nhằm bù đắp sự thiếu hụt đơn đặt hàng".
Thực ra, báo chí Mỹ cũng cho rằng, việc tuyên truyền "Trung Quốc đang thách thức sức mạnh quân sự Mỹ" cũng có mục đích là dọn đường cho tranh cử, lấy lòng các nhà cung cấp vũ khí, đồng thời nó phản ánh tư duy Chiến tranh Lạnh.
Trong phát triển hiện đại hóa quân đội, Trung Quốc ưu tiên cho hải quân
Phía Mỹ luôn yêu cầu Trung Quốc "làm một nước có trách nhiệm", nhưng Mỹ lại vừa quyết định phương án bán vũ khí cho Đài Loan có trị giá gần 6 tỷ USD.
Bên cạnh đó, nhờ có "mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc", châu Á-Thái Bình Dương đã trở thành khách hàng vũ khí lớn nhất của Mỹ.
Theo Giáo Dục VN
Ấn Độ sẽ "đáp lại" sức mạnh quân sự của Trung Quốc Tờ báo Nga "Pioneer" dẫn lời Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh phát biểu trong một cuộc họp báo đưa tin, mặc dù với nguồn lực hạn chế, Ấn Độ đang cố gắng bắt kịp Trung Quốc về sức mạnh quân sự. "Người Trung Quốc đang vượt trước chúng tôi. Họ đang hướng ra Thái Bình Dương và thực tế đã chế tạo...