Châu Á sẽ trở thành động cơ tăng trưởng mới của thế giới
Sự liên kết kinh tế của mười nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các nước láng giềng ở Đông Á có thể giúp thổi “luồng sinh khí mới” vào nền kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều khó khăn hiện nay.
Hội nghị cấp cao ASEAN-21 chuẩn bị cho sự tăng trưởng mới.
Cuộc khủng hoảng nợ công “lay lắt” ở khu vực đồng tiền chung châu Âu, “vách đá tài chính” và tình hình việc làm ảm đạm ở Mỹ, cùng với nợ công cao ở Nhật Bản đang giáng những đòn nặng nề xuống các nền kinh tế phát triển. Trong khi đó, các nền kinh tế đang nổi lên ở châu Á, đặc biệt các quốc gia ASEAN, lại đang tăng tốc liên kết khu vực và dần nổi lên trở thành động cơ tăng trưởng mới của thế giới.
ASEAN đang thu hút các cường quốc chính trên toàn cầu, những nước từ trước đến nay vì vị trí địa lý mà trở nên xa cách, muốn được tham gia vào thuyết động lực kinh tế của khối này. Sau một thập kỷ sao nhãng và quá tập trung vào các mối quan hệ với những nước ở khu vực Trung Đông, Mỹ nay nhận ra và đang lao vào cái gọi là “tái cân bằng chiến lược” hướng tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 21 và các hội nghị liên quan ở Phnom Penh (Campuchia), Mỹ và các nước ASEAN nâng cấp các quan hệ lên tầm “đối tác chiến lược”. Lần đầu tiên, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng tổ chức các cuộc đối thoại với ASEAN, một dấu hiệu rõ ràng nữa cho thấy các thể chế tài chính toàn cầu đã nhận ra tầm quan trọng chiến lược của khối này đối với nền kinh tế thế giới.
Một kế hoạch tham vọng hơn, được đưa ra nhằm mở rộng phạm vi thương mại tự do, cũng sẽ đưa các nước ASEAN tiến thêm một bước trên con đường trở thành một “ngã khổng lồ kinh tế thống nhất”.
Video đang HOT
Lãnh đạo của cả các nước ASEAN và 6 cường quốc chủ chốt châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm Trung Quốc, Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand, đã phát động cuộc đàm phán về Đối tác Kinh tế Khu vực Toàn diện (RCEP) trong thời gian diễn ra các hội nghị ở Phnom Penh.
RCEP được xây dựng nhằm giảm bớt những rào cản thuế quan và tạo mối liên hệ xuyên khu vực trong buôn bán và đầu tư. RCEP cũng được kỳ vọng sẽ biến các quốc gia trong khu vực này thành thị trường liên kết lớn nhất thế giới với trên 3 tỷ người và Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) kết hợp lên tới gần 20 nghìn tỷ USD.
Hội nghị thượng đỉnh Phnom Penh cũng giúp đẩy thêm một bước sự liên kết xã hội – văn hóa và chính trị – an ninh của ASEAN với việc thông qua một loại văn kiện, trong đó có Tuyên bố ASEAN về nhân quyền, Các điều khoản liên quan tới thể chế ASEAN về hòa bình và hòa giải, và Thỏa thuận ASEAN về chống buôn bán người.
Thành lập năm 1967, cơ chế hợp tác trong ASEAN đã được tiến hành thảo luận từ lâu nay và có thể trở thành một công cụ thực tế và mạnh mẽ để thúc đẩy hơn nữa tăng trưởng của khu vực.
Theo Dantri
Dự kiến tăng 1,5 lần phí cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài
Trong khi Hà Nội đề nghị xóa trạm thu phí trên "con đường đối ngoại" để giảm ùn tắc giao thông thì Bộ Tài chính lại dự kiến tăng mức phí cao tốc này lên tới 1,5 lần. Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam cho rằng, điều này là vô lý.
Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo quyết định tăng mức phí đường Bắc Thăng Long - Nội Bài (Hà Nội) để lấy ý kiến đóng góp của người dân.
Theo đó, xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải trọng dưới 2 tấn và các loại xe buýt chở khách công cộng giá vé tăng từ 10.000 đồng lên 15.000 đồng một lượt Xe 12 - 30 ghế, xe tải trọng 2 - 4 tấn tăng từ 15.000 đồng lên 22.000 đồng Xe 31 ghế trở lên, xe tải trọng 4 - 10 tấn tăng từ 22.000 đồng lên 33.000 đồng. Xe tải 10 - 18 tấn tăng từ 40.000 đến 60.000 đồng một lượt.
Mức phí cao nhất dự kiến áp dụng đối với xe có tải trọng 18 tấn trở lên và xe chở hàng bằng container 40 feet được dự kiến tăng từ 80.000 đồng lên 120.000 đồng một lượt từ 2,4 triệu đồng lên 3,6 triệu đồng một tháng từ 6,5 triệu đồng lên 9,7 triệu đồng một quý.
Trạm thu phí này hiện do Công ty CP BOT Vietrancimex 8 thu phí hoàn vốn cho dự án xây dựng quốc lộ 2 đoạn tránh thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc theo hình thức BOT.
Mặt cầu Thăng Long xuống cấp, hạ tầng trên tuyến cao tốc không được thay đổi nhưng giá vé đường lại dự kiến được tăng 1,5 lần. Ảnh: Phương Sơn.
Tuy nhiên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, Bộ Tài chính cần cân nhắc kỹ việc dự kiến tăng phí cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài lên 1,5 bởi "tuyến đường vẫn có hạ tầng như cũ, người sử dụng dịch vụ không được tăng chất lượng mà lại phải trả thêm tiền là bất hợp lý".
Ngoài ra, theo ông Hùng, trong thời điểm kinh tế khó khăn hiện nay, việc tăng phí sẽ gây gánh nặng cho doanh nghiệp vận tải vì tăng cước vận chuyển.
"Thu phí đường Bắc Thăng Long để lấy tiền đầu tư cho một con đường khác theo hình thức BOT là vô lý. Đây là tuyến đường do nhà nước đầu tư chứ không phải doanh nghiệp đầu tư nên không thể coi là đường BOT", ông Hùng bày tỏ.
Chủ tịch Hùng cũng cho rằng, từ năm 2013 sẽ bắt đầu thu phí bảo trì đường bộ. Theo đó, các trạm thu phí không phải BOT sẽ bị xóa bỏ. Tuyến đường Bắc Thăng Long không phải đường đầu tư theo hình thức BOT sẽ ngừng hoạt động, nên tăng phí vào thời điểm này là bất hợp lý.
Quan điểm này cũng trùng với kiến nghị của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội về việc ngừng hoạt động của trạm thu phí Bắc Thăng Long bởi trạm thu phí trên "đường đối ngoại" nối sân bay Nội Bài với thủ đô Hà Nội thường xuyên gây ùn tắc giao thông trên tuyến vào giờ cao điểm.
Theo VNE
Bác tin đồn trong sữa có đỉa Hiệp hội Sữa Việt Nam ngày 24/9 ra văn bản bác bỏ thông tin đỉa có thể băm nhỏ để trộn vào thực phẩm, trong đó có sữa. Theo Hiệp hội, đây là tin đồn thất thiệt nhằm phá hoại kinh tế và gây mất ổn định xã hội. Hơn một tháng qua, trên các diễn đàn và mạng xã hội rộ thông...