Châu Á sẽ biến động sau vụ Philippines kiện Trung Quốc?
Phán quyết sắp tới của năm chuyên gia luật biển đối với vụ việc Philippines kiện Trung Quốc có thể sẽ tạo ra tác động lớn đến một trong những vùng biển năng động nhất thế giới – Biển Đông.
Bãi cạn Scaborough – nơi Philippines tuyên bố chủ quyền nhưng đang nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc.
Vào năm 2013, Philippines gửi hồ sơ khởi kiện Trung Quốc lên Tòa Trọng tài thường trực (PCA) tại The Hague, Hà Lan, yêu cầu cơ quan này đưa ra phán quyết phân định chủ quyền của quốc gia này đối với các vùng biển xung quanh các đảo và rạn san hô thuộc Biển Đông.
Bắc Kinh từ chối tham gia vụ kiện, tuy vậy, kết quả của vụ kiện này có thể có những tác động lâu dài tới sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, tới thương mại toàn cầu và thậm chí là cả hòa bình thế giới.
Hôm 3/7, Cục Hải sự Trung Quốc tuyên bố trên website của mình nước này sẽ tổ chức tập trận quân sự ở Biển Đông với phạm vi mở rộng sang cả quần đảo Hoàng Sa. Thời gian tập luyện ngay đúng trước thời điểm PCA sẽ ra phán quyết vào 12/7 tới đây.
Philippines kiện Trung Quốc những vấn đề gì?
Có ba vấn đề chính:
Trước hết, Philippines muốn PCA xác định các thực thể trên biển là đảo, đảo đá, bãi cạn nửa nổi nửa chìm hay bãi chìm. Điều này có vẻ như chỉ là vấn đề nhỏ. Nhưng theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), mỗi thực thể như vậy lại tạo ra quyền và tài phán khác nhau đối với vùng biển xung quanh. Ví dụ, nếu một thực thể được xác nhận là đảo, nó sẽ tạo ra một khu đặc quyền kinh tế 200 hải lý cho quốc gia nào sở hữu hòn đảo đó. Nghĩa là quốc gia đó có quyền kiểm soát tất cả tài nguyên xung quanh 200 hải lý của hòn đảo này, bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên như hải sản, dầu và khí đốt. Điều quan trọng là, những hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng lại không được tính đến.
Thứ hai, Philippines muốn PCA phán quyết một cách chính xác về tính hiệu lực của các tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông của quốc gia này theo điều luật của UNCLOS. Điều này có thể tạo ra mâu thuẫn và tiềm năng sẽ làm mất giá trị pháp lý các tuyên bố của Trung Quốc.
Cuối cùng, Philippines muốn Tòa Trọng tài xác định có hay không việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền lãnh thổ của mình thông qua hoạt động xây dựng và đánh bắt cá ở Biển Đông.
Quan điểm của Trung Quốc
Từ lâu nay, Trung Quốc vẫn kiên quyết không tham gia vụ kiện. Theo các điều luật của UNCLOS, quốc gia này có quyền từ chối. Tuy vậy, khi ngày phán quyết càng đến gần, Bắc Kinh đã buộc phải lên tiếng, cho rằng vụ kiện vượt quá thẩm quyền của UNCLOS và sẽ không thừa nhận quyết định của tòa án.
Ngoài ra, trong suốt năm qua, Trung Quốc cho tiến hành một chiến dịch tuyên truyền nhằm khẳng định quyền của mình trong lịch sử khu vực, thể hiện quan điểm của họ thông qua các bài báo hàng ngày thông qua Tân Hoa Xã.
Tuy nhiên, quyết định của tòa án được dự đoán rộng rãi sẽ chống lại nỗ lực này của họ. “Tôi không thể chắc chắn 100% nhưng các dự đoán chủ yếu nghiêng về phía Philippines”, Euan Graham, Phụ trách chương trình an ninh quốc tế tại Viện Lowy, Australia cho biết, “Sẽ có gì đó cho Trung Quốc nhưng hầu hết những người từng nói chuyện với tôi đều hy vọng sẽ có phán quyết tích cực cho phía Philippines”.
Video đang HOT
UNCLOS là gì?
Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển, chính thức thông qua vào năm 1982, được tạo ra cho phép các quốc gia ký kết xác định rõ ràng khu vực ngoài bờ biển có nằm trong quyền kiểm soát của họ hay không.
Bãi cạn Scaborough – nơi Philippines tuyên bố chủ quyền nhưng đang nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc.
Trong tranh chấp Biển Đông, vai trò mấu chốt của UNCLOS là xác định chính xác chủ quyền lãnh thổ của mỗi quốc gia đối với các vùng biển.
Một hòn đảo do một quốc gia kiểm soát sẽ được hưởng một “lãnh hải” 12 hải lý (22km) có tên gọi là Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), có quyền toàn vẹn đối với tài nguyên thiên nhiên trong vùng này như cá, dầu và khí đốt. Quốc gia kiểm soát có quyền khai thác ở vùng biển lên đến 200 hải lý (370km) xung quanh hòn đảo.
Một đảo đá, theo UNCLOS, cũng tạo ra một lãnh hải 12 hải lý nhưng sẽ không có vùng đặc quyền kinh tế. Còn một bãi cạn nửa chìm nửa nổi sẽ không tạo ra bất cứ quyền lãnh thổ nào.
Những định nghĩa mơ hồ này rất quan trọng ở Biển Đông. Trong vụ kiện của Philippines, vùng chủ quyền đặc quyền kinh tế của Manila nếu tuân theo UNCLOS sẽ bị chồng lấn với các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và một số quốc gia láng giềng.
Điều này lý giải vì sao các quốc gia lại tìm mọi cách để sở hữu các hòn đảo và rạn san hô ở Biển Đông và khẳng định chủ quyền hợp pháp của mình. Cả Trung Quốc và Philippines đều tham gia ký tên vào công ước, cũng như Việt Nam và một số quốc gia/vùng lãnh thổ khác trong khu vực. Tuy nhiên, Mỹ không tham gia vào công ước này.
Tại sao lại quan trọng như vậy?
Biển Đông là một trong những khu vực nhạy cảm chính trị nhất trên thế giới. Phán quyết của PCA lần này là lần đầu tiên một tòa án quốc tế thông qua một bản án về các tuyên bố chủ quyền chồng chéo trong khu vực và phản tố.
Tòa Trọng tài thường trực quốc tế (PCA). Ảnh: PCA.
Có ít nhất 5 quốc gia tuyên bố chủ quyền đối với Biển Đông gồm Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei. Đã có vài xung đột xảy ra đe dọa sẽ đẩy khu vực vào xung đột, bao gồm sự kiện năm 2012 khi Hải quân Philippines ngăn ngư dân Trung Quốc rời khỏi bãi cạn Scarborough.
Trung Quốc ngày càng tỏ ra bành trướng ở khu vực với tư thế của một siêu cường mới nổi. Biển Đông sẽ trở thành một phép thử xem liệu quốc gia này sẽ trở thành một phần của xã hội toàn cầu hay trở thành một kẻ đứng ngoài cuộc chơi.
Nếu Bắc Kinh từ chối và chống lại phán quyết của tòa án, các chuyên gia phân tích cho rằng nó sẽ tạo ra những tác động đáng lo ngại cho sự ổn định của khu vực và làm suy yếu nền hòa bình vốn có trên biển.
Biển Đông là một hành lang thương mại khổng lồ, với giá trị thương mại vận tải biển lên đến 5,3 nghìn tỷ USD lưu thông qua lại mỗi năm. “Các dự đoán tích cực cho thấy hơn một nửa thương mại hàng hải thế giới sẽ đi qua eo biển Malacca, cùng với một nửa trữ lượng khí hóa lỏng và một phần ba lượng dầu thô đang nằm dưới đáy Biển Đông”, Chuyên gia Đông Nam Á Bill Hayton viết trong cuốn “Biển Đông: Cuộc đấu tranh quyền lực ở châu Á”.
Có giải quyết được điều gì?
Về mặt pháp lý, phán quyết của PCA sẽ ràng buộc và có những tác động ngoại giao nhất định đối với Trung Quốc nếu nước này tuân thủ luật định. “Người ta cho rằng nếu Trung Quốc không tuân thủ các phán quyết thì tự họ làm suy giảm vị thế của chính mình trong các cam kết duy trì trật tự theo luật pháp”, chuyên viên cao cấp Ian Storey tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore nhận định, “Hậu quả sẽ là danh tiếng của chính họ”.
Tuy nhiên, không có phương án thực thi pháp luật bằng quân sự nào. Quân đội Liên Hợp Quốc sẽ không thể buộc Trung Quốc rời khỏi bãi Vành Khăn và Đá Chữ Thập.
“Dấu hỏi lớn về phán quyết là ai sẽ củng cố nó? Bởi cho đến cùng, đó vẫn là phán quyết có tính ràng buộc. Tuy nhiên, Trung Quốc phủ nhận phán quyết và sẽ rất khó để Philippines thay đổi hiện trạng”, Graham ở Viên Lowy nhận định, “Tôi không nghĩ là mọi người chờ đợi Trung Quốc gỡ bỏ công trình cải tạo đảo của họ”.
Tuy nhiên, các chuyên gia pháp lý cho rằng nếu phán quyết ủng hộ Philippines, họ sẽ tiếp tục tiến hành nhiều vụ kiện khác, yêu cầu các biện pháp nghiêm khắc hơn đối với Trung Quốc.
Theo Infonet
Brexit tác động gì đến châu Á?
Nỗ lực quốc tế hóa nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ phải lùi bước.
Trước khi diễn ra cuộc trưng cầu dân ý ở Anh về rời khỏi EU (Brexit) hay ở lại, các nước châu Á-Thái Bình Dương gần như nhất trí khuyến cáo Anh nên ở lại. Tạp chí The Diplomat (Nhật) lúc đó đã đặt vấn đề: Nước Nhật phải đương đầu với hậu quả địa-chính trị và kinh tế như thế nào?
Trung Quốc sẽ rất thất vọng với Brexit vì Thủ tướng Lý Khắc Cường đặc biệt quan tâm đến Vương quốc Anh. Mùa thu năm 2015, London trở thành trung tâm tài chính quốc tế đầu tiên phát hành nợ bằng nhân dân tệ sau chuyến thăm Anh của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Brexit là một bước lùi cho nỗ lực quốc tế hóa nhân dân tệ khi ý nghĩa của trung tâm tài chính toàn cầu của London bị thu hẹp lại.
Brexit cũng đánh dấu thất bại cho mục tiêu dài hơi của Bắc Kinh về một thỏa thuận thương mại tự do (FTA) với EU.
Anh là một trong những nước vận động cho một FTA gắn kết Trung Quốc với EU. Nay Anh rút khỏi EU, xem ra sẽ không có quốc gia lớn nào trong EU muốn đạt thỏa thuận với Bắc Kinh.
Biểu tình tại Westminster (thủ đô London) kêu gọi tổ chức cuộc trưng cầu ý dân thứ hai. Ảnh: LNP
Trung Quốc sẽ chỉ có thể đạt được một FTA với London nếu như người kế nhiệm Thủ tướng Anh David Cameron cũng theo chủ trương "chơi với Trung Quốc" của ông. Nhưng điều này sẽ không có cùng lợi ích kinh tế cho Trung Quốc.
Đối với Nhật, có thể nói Brexit là thảm họa và sẽ mang đến một năm tệ hại cho Thủ tướng Shinzo Abe và Thống đốc Ngân hàng Nhật Haruhiko Kuroda.
Hậu quả của Brexit là đồng bảng Anh mất giá trầm trọng, đồng yen tăng giá đáng kể nhưng lại là thách thức cho chương trình kinh tế kiểu Abe (Abenomic).
Trong năm nay, Thống đốc Haruhiko Kuroda đã chọn chủ trương tiền tệ mang tính đột phá, áp dụng lãi suất thấp. Vì thế, các chọn lựa tiền tệ của Nhật bị trói tay.
Giải pháp duy nhất hiện nay là nhờ nước ngoài can thiệp, điều mà Mỹ đã cảnh báo là chớ nên thực hiện.
Ở Nam Á, Ấn Độ phản ứng cẩn trọng trước Brexit. Ấn Độ có tỉ lệ tăng trưởng ấn tượng, tiếp tục là nền kinh tế mới nổi có thể thỏa mãn các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, mối đe dọa phải tăng lãi suất của thế giới, nhất là việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ liên tục tăng lãi suất khiến đà tăng trưởng của Ấn Độ có thể chậm lại.
Ở Đông Nam Á và châu Đại Dương, Brexit là diễn biến đáng lo ngại, có thể góp phần vào sự bất an và bất ổn tài chính nhưng cũng có thể đem lại nhiều cơ hội.
Anh xuất khẩu khoảng 15 tỉ USD đến thị trường Đông Nam Á. Đồng bảng Anh mất giá có thể giúp các nền kinh tế khu vực này tận dụng cơ hội. Malaysia đã tỏ ý sẵn sàng đàm phán thỏa thuận thương mại tự do với nước Anh thời hậu Brexit.
Trong khi đó, Úc giữ thái độ bình tĩnh. Thủ tướng Turnbull cho biết ông nghĩ nền kinh tế Úc sẽ tránh được tác động nghiêm trọng từ cú sốc tài chính do Brexit gây ra. Ông nói: "Điều quan trọng nên nhớ là kinh tế Úc mạnh và linh động, đã dự báo trước những cú sốc cấp toàn cầu và dự báo tốt".
Về hậu quả địa-chính trị, Trung Quốc có thể thở phào vì không bị giới truyền thông quốc tế soi mói về vấn đề biển Đông do còn bận theo dõi Brexit. Người kế nhiệm thủ tướng Anh sẽ bận chuyện đối nội, có thể sẽ không còn quan tâm đến việc Anh hiện diện ở Thái Bình Dương. Brexit cũng có thể làm mờ nhạt vai trò giữ gìn an ninh của EU ở khu vực này khi chỉ còn mỗi Pháp có quân đội lớn mạnh. 52% số người được hỏi ủng hộ Scotland độc lập và 48% không muốn tách khỏi Anh. Đây là kết quả thăm dò của Viện Panelbase thực hiện cho báo Sunday Times công bố ngày 26-6.
KHÔI VIỆT
Theo PLO
Châu Á sẵn sàng ứng phó với việc Anh rời EU Các nhà hoạch định chính sách tại châu Á đã chuẩn bị các phương án để ổn định thị trường trước khả năng Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) trong cuộc trưng cầu ý dân lịch sử hôm 23-6. Sắc đỏ bao trùm trên thị trường chứng khoán Trung Quốc Tại Thủ đô Seoul, Thứ trưởng Bộ Tài chính Hàn Quốc,...