“Châu Á nên giải quyết tranh chấp Biển Đông trước khi bàn với Trung Quốc”
Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia nhận định các quốc gia châu Á nên tìm cách giải quyết những tranh chấp hàng hải trên Biển Đông trước khi tiến hành trao đổi với Trung Quốc.
Tàu cá Trung Quốc hoạt động trên Biển Đông
“Tôi đề nghị các quốc gia châu Á gặp bất đồng trong vấn đề tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông nên bắt đầu các cuộc thảo luận phi chính thức”, Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia – Datuk Seri Anifah Aman phát biểu trước giới báo chí hôm 1/8 sau cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc – Vương Nghị.
Ông Anifah nhấn mạnh nếu cần thiết, các nước châu Á có thể chính thức đưa vấn đề này vào thảo luận trong các cuộc họp quan chức cấp cao hoặc cấp bộ trưởng ngoại giao để tìm ra hướng giải quyết hữu hiệu nhất.
Ngoài ra, ông Anifah cho biết Malaysia vẫn giữ vững lập trường trước vấn đề tranh chấp chủ quyền trên khu vực Biển Đông. Malaysia mong muốn tìm kiếm giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề trên nhằm duy trì tình hữu nghị và mối quan hệ hợp tác giữa các nước trong khu vực.
Đồng thời, Bộ trưởng Anifah khẳng định các bên liên quan cần tuân thủ theo luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
“Chúng ta cần tôn trọng Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông đã được các bộ trưởng châu Á và Trung Quốc ký kết năm 2002. Ngoài ra, năm 2011, các bộ trưởng châu Á và Trung Quốc cũng đã ký thêm thỏa thuận Thi hành Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông”, ông Anifah nói.
Video đang HOT
Trong cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị hôm 1/8, các quan chức Malaysia đã thảo luận hàng loạt vấn đề liên quan tới lĩnh vực giáo dục, du lịch, quốc phòng, an ninh và chống tội phạm xuyên quốc gia, bên cạnh các cuộc đàm thoại nhằm cải thiện mối quan hệ song phương. Bộ trưởng Vương cũng đã gửi lời mời Thủ tướng Malaysia – Datuk Seri Najib Tun Razak tới tham dự Hội chợ hàng Xuất khẩu châu Á Trung Quốc vào tháng tới.
Theo Infonet
Xe tăng Syria rầm rập vào thành phố chiến lược
Quân đội trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad dưới sự hậu thuẫn của xe tăng và chiến đấu cơ hôm qua (19/5) đã phát động một cuộc tấn công lớn vào thành phố chiến lược Qusair gần biên giới Li-băng. Qusair đang nằm trong sự kiểm soát của phe nổi dậy nhưng sau trận đánh ác liệt ngày hôm qua, quân của ông Assad đã chiếm lại được một phần lớn thành phố này.
Cuộc nội chiến ở Syria kéo dài suốt hơn 2 năm qua mà không có dấu hiệu kết thúc. Không những thế, cuộc chiến này mỗi lúc một trở nên ác liệt hơn và đẫm máu hơn.
Theo các nhà hoạt động cho biết, quân đội Syria đã không kích dồn dập và nã pháo không thương tiếc vào Qusaid. Chiến dịch này đã làm ít nhất 30 người thiệt mạng và người dân nháo nhào tìm nơi ẩn nấp.
Thành phố Qusair đã bị bao vây bởi quân đội và các tay súng ủng hộ chính phủ do lực lượng Hezbollah hậu thuẫn trong suốt nhiều tuần qua. Chiến dịch bao vây này là một phần trong kế hoạch tấn công giành lại Qusair cùng với một loạt thành phố, thị trấn, làng mạc khác nằm trên đường biên giới với Li-băng của chính phủ.
Khu vực biên giới giữa Syria và Li-băng có ý nghĩa chiến lược rất lớn. Đây là nơi nối giữa thủ đô Damascus với vùng ven biển Địa Trung Hải vốn là trung tâm sinh sống của giáo phái Alawite của Tổng thống Assad. Thứ hai, phe nổi dậy thường nhận được vũ khí và các nguồn cung cấp hậu cần khác qua đường biên giới ở Li-băng. Vì thế, việc đánh chiếm khu vực dọc biên giới Syria với Li-băng là vô cùng quan trọng với quân chính phủ.
Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria có trụ sở ở Anh cho biết, 30 người, trong đó có 16 chiến binh nổi dậy và một phụ nữ đã bị giết chết trong các cuộc giao tranh ác liệt trong buổi sáng ngày hôm qua (19/5) ở Qusair. Con số thương vong được cho là sẽ còn tăng cao hơn nữa khi chính phủ tiếp tục đánh thọc sâu vào thành phố này.
Một quan chức chính phủ ở thủ phủ của Homs gần đó cho biết, quân của ông Assad đã bao vây thành phố Qusair và "chiến dịch tấn công giải phóng Qusair đã bắt đầu".
Vị quan chức giấu tên trên cho biết, quân đội đã dựng lên 3 mặt trận xung quanh Qusair và chỉ để lại một "lối thoát an toàn cho dân thường và những tên khủng bố có vũ trang muốn đầu hàng".
Những trận oanh kích dồn dập và dữ dội bắt đầu từ hôm 18/5 và kéo dài suốt ngày hôm qua. "Đó là trận đánh ác liệt nhất kể từ khi cuộc nổi dậy ở Syria bùng lên", vị quan chức Syria cho biết đồng thời nói thêm rằng ít nhất 17 ngôi nhà đã bị phá hủy.
Quân Assad thọc sâu vào Qusair
Sau khi phát động chiến dịch đánh chiếm Qusair trên quy mô lớn, quân đội trung thành với Tổng thống Assad đã giành được quyền kiểm soát nhiều khu vực rộng lớn ở thành phố chiến lược này.
Theo đài phát thanh Sham, các binh lính chính phủ đã tiến được vào trung tâm của Qusair và cắm cờ Syria trên tòa nhà của chính quyền thành phố. Nhiều chiến binh thiệt mạng và nhiều người khác bỏ vũ khí, đầu hàng quân đội. Đây là một chiến thắng lớn và đầy ý nghĩa với quân của ông Assad sau khi họ để mất thành phố chiến lược Qusair suốt từ năm ngoái đến giờ.
Từ tháng truớc, quân đội Syria đã phát động một chiến dịch quy mô lớn với mục tiêu đánh chiếm lại những thành phố, thị trấn nằm xung quanh Qusair để cắt đứt các nguồn cung cấp hậu cần cho phe nổi dậy đang cố thủ bên trong thành phố.
Mới đây, hồi tuần trước, Không quân Syria đã thả tờ rơi kêu gọi người dân ở Qusair rời nhà để tránh cuộc chiến ác liệt mà họ sắp khởi động ở thành phố này. Các nguồn tin cho biết, hơn 400 gia đình đã chạy ra khỏi Qsair từ tuần trước.
Với việc chiếm được phần lớn thành phố Qusair, quân chính phủ đã cắt đứt nguồn cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy Syria. Giới chức Syria cho biết, vũ khí được cung cấp cho phe nổi dậy Syria ở các khu vực ngoại ô thủ đô Damascus đều đến từ thành phố Qusair. Như vậy, mất Qusair rõ ràng là một bất lợi lớn cho phe đối lập đang tìm cách lật đổ Tổng thống Assad.
Ngoài Qusair, quân đội Syria còn giành được chiến thắng ở chiến trường Halfaya thuộc tỉnh miền trung Hama. Đây là nơi nối với thành phố Qusair.
Ở thủ đô Damascus - thành trì chính của Tổng thống Assad, quân đội cũng đã đánh chiếm được quận đông bắc Barzeh và tiêu diệt được hàng chục chiến binh nổi dậy, báo chí địa phương đưa tin.
Những bước tiến vững chắc trên chiến trường mà quân chính phủ giành được diễn ra trong thời điểm khi mà các siêu cường của thế giới đang có kế hoạch tổ chức một hội nghị quốc tế vào tháng 6 tới nhằm mục đích tìm kiếm một giải pháp chính trị cho cuộc nội chiến kéo dài đã 26 tháng qua ở Syria. Cuộc họp này được cho là sẽ có sự tham dự của đại diện đến từ cả chính phủ Syria lẫn phe nổi dậy.
Hơn 70.000 người đã thiệt mạng và nhiều triệu người mất nhà cửa kể từ khi cuộc nổi dậy chống Tổng thống Assad nổ ra hồi tháng 3 năm 2011 và leo thang thành một cuộc nội chiến đẫm máu như hiện nay. Điều đáng lo ngại là cuộc nội chiến ác liệt ở đất nước Syria đang dần lan sang các quốc gia láng giềng như Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Li-băng và Israel. Trước nguy cơ đáng sợ về việc cuộc nội chiến ở Syria sẽ bùng nổ thành một cuộc chiến Trung Đông, Mỹ và Nga đang nỗ lực tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng này. Tuy vậy, người ta vẫn chưa "nhìn thấy ánh sáng phía cuối đường hầm" khi mà Nga và Mỹ được cho là vẫn tiếp tục mâu thuẫn sâu sắc với nhau về hướng giải quyết cuộc nội chiến ở Syria.
Theo vietbao