Châu Á Muốn thành siêu cường phải có tàu sân bay
Các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ đang sôi sục tham gia cuộc đua tàu sân bay, nhằm giành vị thế siêu cường tại khu vực này.
Tàu sân bay nội địa đầu tiên của Ấn Độ – INS Vikrant
Điển hình, trong năm 2011, Trung Quốc đã công khai thông tin đóng Liêu Ninh – tàu sân bay đầu tiên của quốc gia này, vốn được sửa chữa, nâng cấp từ tàu sân bay mua lại của Ukrainia. Trong khi đó, hồi tháng Tám, Ấn Độ cho ra mắt tàu sân bay nội địa đầu tiên mang tên INS Vikrant – một phần trong kế hoạch triển khai hoạt động nhóm tác chiến 3 tàu sân bay vào năm 2020.
Cũng trong tháng Tám, Nhật Bản đã trình làng tàu sân bay trực thăng Izumo có khả năng chuyên chở 14 trực thăng chống tàu ngầm SH-60K cùng lúc khi tham chiến.
Bên cạnh việc trang bị các thiết bị phần mềm quân sự hiện đại, máy bay không người lái và tàu ngầm, theo hãng tin CNN, tàu sân bay vẫn được xem là một trong những dự án lớn nhất với mọi cường quốc quân sự. Ngoài ra, cuộc đua tàu sân bay đang diễn ra trong bối cảnh các cường quốc quân sự châu Á quyết tâm thể hiện vị thế và tình hình trong khu vực không ngừng biến đổi.
Với Nhật Bản, mối đe dọa an ninh quốc gia ngày càng hiện hữu từ phía Trung Quốc và Triều Tiên. Với Ấn Độ, sự hiện diện của tàu sân bay là phương thức dằn mặt Pakistan cũng như ngăn chặn Trung Quốc bành trướng trên các tuyến đường thương mại và mở rộng lợi ích trong khu vực.
Video đang HOT
Hiện nay, chỉ có 20 tàu sân bay đang hoạt động trên khắp thế giới với 10 tàu thuộc quyền điều hành của Mỹ. Song theo giới phân tích quân sự, hiện nay, giá trị của các tàu sân bay thể hiện ở mặt hình ảnh nhiều hơn là hoạt động.
Nhà phân tích tại Viện Chính sách quốc tế Lowy – ông Ashley Townshend cho rằng tồn tại sự khác biệt giữa mục đích thực hiện dự án xây dựng tàu sân bay với thực tế triển khai hoạt động.
“Việc cần một tàu sân bay và muốn một tàu sân bay là hai điều hoàn toàn khác nhau. Khác với Trung Quốc, trước đây, Ấn Độ từng triển khai hoạt động của nhiều tàu sân bay, song Bắc Kinh lại tạo nên bước đột phá mới trong cuộc đua và điều hành tàu sân bay hải quân. Trong khi đó, Nhật Bản từng sở hữu tàu sân bay đầu tiên trên thế giới, ông Townshend nói.
Theo ông Townshend, lực lượng tàu ngầm, tên lửa đạn đạo phóng từ chiến hạm và trong đất liền đều là mối nguy hại với hoạt động của các tàu sân bay.
“Rõ ràng, Trung Quốc sở hữu tàu sân bay nhằm chặn đường hoạt động của Mỹ tại Eo biển Đài Loan cũng như nâng cao vị thế năng lực hải quân trước các quốc gia Đông Nam Á”, ông Townshend nhận định.
Trong khi, Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản hiện đang dư giả nguồn ngân sách cũng như công nghệ và cơ sở hạ tầng quân sự cần thiết để triển khai hoạt động của các tàu sân bay. Song, trong cuốn sách mang tên “The Diffusion of Military Power”, nhà phân tích quân sự Michael Horowitz tại Đại học Pennsylvania nhận định quá trình học hỏi triển khai một tàu sân bay thường vô cùng khó khăn và mất thời gian.
“Cuộc đua tàu sân bay là một trong những cải tiến quân sự lớn đòi hỏi độ hùng mạnh tài chính và tổ chức cấp cao. Việc triển khai một tàu sân bay cần kết hợp với lực lượng tàu hỗ trợ khó khăn hơn rất nhiều so với việc đưa hàng loạt đại bác lên một chiến hạm và khai hỏa”, ông Horowitz chia sẻ.
Tiêu hao lớn
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc – Liêu Ninh
Phương án triển khai hoạt động tàu sân bay là một trong những lựa chọn rủi ro lớn với mọi quốc gia quân sự. Giáo sư Robert Rubel tại trường Cao đẳng Chiến tranh Hải quân Mỹ cho biết giữa năm 1949 – 1988, Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ chịu tổn thất 12.000 máy bay và 8.500 phi hành đoàn.
Giới phân tích cho rằng việc Trung Quốc đào tạo dưới 100 phi công điều khiển máy bay cánh cứng hoạt động trên tàu sân bay, sẽ giúp quốc gia này giảm tỷ lệ tổn hao nhân lực.
Trong cuộc chiến đọ quy mô tàu sân bay giữa Ấn Độ và Trung Quốc, các nhà phân tích nhận định cả hai quốc gia này mới chỉ sở hữu lực lượng tàu bằng 1/3 quy mô đội tàu lớp Nimitz của Mỹ.
Theo Infonet
Thỏa thuận Mỹ-Nga bất lợi cho phiến quân Syria
Các nhà phân tích Trung Đông nói rằng thỏa thuận hủy bỏ vũ khí hóa học của Damascus có thể thay đổi cục diện nội chiến đẫm máu ở Syria.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov thắng Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) tại Geneva.
Thỏa thuận Nga-Mỹ về vũ khí hóa học không làm giảm bớt giao tranh ác liệt trong cuộc nội chiến Syria. Nhưng theo các nhà phân tích Mỹ, thỏa thuận này sẽ có những hậu quả lâu dài và củng cố vị thế của Tổng thống Bashar al-Assad.
Nhà phân tích Steven Bucci, phụ trách nghiên cứu chính sách đối ngoại của Quỹ Heritage, nhận định: "Các lực lượng đối lập có thể là bên thua trong thỏa thuận này và rõ ràng ông Bashar al-Assad là người thắng cuộc. Nay ông ta đã có được một sự bao che của cả Nga lẫn cộng đồng quốc tế. Tôi có thể nói ông Assad vẫn yên vị ít nhất thêm một năm hay một năm rưỡi nữa và đó là điều đáng buồn bởi vì ông ta là một nhà độc tài, đã làm những điều khủng khiếp đối với người dân Syria".
Theo VOA, thỏa thuận này đã loại bỏ khả năng tấn công quân sự ngay lập tức của Mỹ vì Tổng thống Assad tuyên bố sẽ từ bỏ vũ khí hóa học. Vốn hy vọng vào một cuộc can thiệp quân sự của phương Tây như ở Libya, quân nổi dậy giờ đây lại phải đối mặt với khả năng chính phủ Syria sẽ leo thang các hoạt động quân sự. Vũ khí hóa học có thể sẽ bị loại ra khỏi chiến trường. Nhưng vũ khí quy ước tiếp tục gây tử vong giữa lúc cuộc chiến tranh ở Syria tiếp tục kéo dài.
Các nhà phân tích cho rằng thỏa thuận này cũng nâng cao vị thế của Tổng thống Nga Vladimir Putin trên trường quốc tế, giữa lúc Moscow vẫn tiếp tục cung cấp vũ khí cho Damascus. Ông Salman Shaikh, Giám đốc Trung tâm Doha của Viện Brookings, nói: "Nga đã nâng vị thế chiến lược... ngang hàng với Mỹ về tầm quan trọng trong việc quyết định các vấn đề ở Trung Đông". Theo ông, điều đó có thể tác động tới ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.
Theo Kiến thức
Vô danh thành nổi tiếng rồi thất nghiệp trong 1 tuần Nếu là người theo dõi sát các diễn biến ở Syria thì có thể bạn đã nghe đến cái tên Elizabeth O'Bagy, một chuyên gia phân tích về chiến sự ở quốc gia này. Từ một nhà phân tích không mấy ai biết tới, Elizabeth O'Bagy bỗng nhiên trở thành một ngôi sao truyền thông nhưng rồi bị mất việc chỉ trong vỏn...