Châu Á khốn khổ vì thiên tai
Tổ chức cứu trợ Christian Aid có trụ sở tại London (Anh) ngày 5-10 c ảnh báo biến đổi khí hậu khiến nhiều thành phố có nguy cơ chìm xuống biển ảnh hưởng hàng trăm triệu người khắp thế giới.
Một tàu cá bị sóng đánh văng lên bờ ở Sulawesi, Indonesia
Trong bối cảnh các nước châu Á gồng mình chống chọi với hàng loạt cơn bão lũ, động đất, sóng thần…, Tổ chức cứu trợ Christian Aid có trụ sở tại London (Anh) ngày 5-10 cảnh báo biến đổi khí hậu khiến nhiều thành phố có nguy cơ chìm xuống biển ảnh hưởng hàng trăm triệu người khắp thế giới.
Hàn Quốc, Nhật Bản lao đao vì bão
Bộ Đất đai, cơ sở hạ tầng và giao thông Hàn Quốc cho biết nhiều chuyến bay tại các sân bay nước này đã bị hủy bỏ do bão Kong-rey. Tính đến sáng 6-10, có tổng cộng 276 chuyến bay, trong đó có 123 chuyến từ sân bay quốc tế Jeju, miền Nam Hàn Quốc, bị buộc phải hủy bỏ, trong khi các chuyến bay quốc tế đến Trung Quốc và Nhật Bản cũng bị hoãn.
Hiện Cơ quan khí tượng Hàn Quốc đã ban bố cảnh báo bão đối với hầu hết khu vực miền Nam Hàn Quốc, cũng như cảnh báo mưa to tại khu vực thủ đô Seoul.
Video đang HOT
Đêm 5-10, bão Kong-rey hoành hành tại khu vực phía Nam Nhật Bản, gây mưa lớn và gió giật trên diện rộng, khiến ít nhất 10 người bị thương, 1.000 gia đình sống trong cảnh mất điện và khoảng 200 chuyến bay nội địa phải hủy.
Trong thông tin về sóng thần tại Sulawesi, giới chức Indonesia cho biết có khả năng hơn 1.000 người vẫn mất tích.
Theo người phát ngôn của Cơ quan cứu hộ và tìm kiếm Indonesia Yusuf Latif, ước tính hơn 1.000 ngôi nhà bị chôn vùi. Trước nhu cầu cấp bách về nhiên liệu ở khu vực thiên tai, Công ty xăng dầu Persero của Indonesia đã sử dụng đường biển để cung cấp hơn 11 triệu lít nhiên liệu gồm xăng và diesel cho cộng đồng, đáp ứng nhu cầu của các nhà máy và máy phát điện phục vụ chiếu sáng cũng như cung cấp nhiên liệu cho các bệnh viện và các khu tạm trú của người dân.
Nhiều thành phố có thể bị nhấn chìm
Theo báo cáo của Christian Aid, Jakarta của Indonesia đang bị lún 25cm mỗi năm; Bangkok của Thái Lan, Houston của Mỹ và Thượng Hải, Trung Quốc, đang có nguy cơ bị ngập trong vài thập niên tới do nhiều nguyên nhân kết hợp như quy hoạch kém, siêu bão tàn phá và mực nước biển dâng.
Thành phố Jakarta với 10 triệu dân, nằm ở vị trí giao cắt của 13 con sông, một nửa dân số thiếu nước sinh hoạt nên nhiều người đã tự đào giếng để lấy nước. Hành động này gây áp lực lớn hơn lên nền đất. Trong khi đó, tại Houston, nỗ lực cung cấp đủ nước sinh hoạt cho số dân đang ngày càng tăng cũng là nguyên nhân khiến thành phố này bị lún và sớm bị nhấn chìm.
Christian Aid cho rằng các công trình như đập ngăn nước biển có thể giúp giảm thiểu thiệt hại nhưng tổ chức này cũng kêu gọi các chính phủ duy trì các biện pháp bảo vệ tự nhiên. Người đứng đầu Christian Aid Kat Kramer cũng cảnh báo tác động của tình trạng biến đổi khí hậu sẽ xảy ra trên toàn thế giới khi khu vực Bắc bán cầu vừa trải qua một mùa hè nóng bất thường.
Nhiều thành phố lớn trên thế giới đang phát triển hiện nay rất dễ bị thiệt hại do biến đổi khí hậu, do đó những khu vực đô thị này cần được hỗ trợ để thích nghi với tình trạng khí hậu cực đoan. Có ý kiến cho rằng, dù các nước có nỗ lực để hạn chế nhiệt độ trái đất tăng không quá 20C vào cuối thế kỷ này, thì các thành phố ven biển vẫn bị ảnh hưởng nặng nề vì mực nước biển toàn cầu vẫn có thể tăng thêm 0,5m.
VIỆT ANH (tổng hợp)
Theo sggp
Ấn Độ triển khai chiến dịch viện trợ cho Indonesia sau thảm họa
Theo mạng IANS, Ấn Độ ngày 3/10 đã triển khai "Chiến dịch Samudra Maitri" để hỗ trợ các nạn nhân của thảm họa động đất và sóng thần ở tỉnh Trung Sulawesi, Indonesia hồi tuần trước.
Ấn Độ chuyển hàng viện trợ đến Indonesia. (Nguồn: latestly.com)
Một thông báo của Bộ Ngoại giao Ấn Độ nêu rõ: "Hai máy bay C-130J và C-17 của Không quân Ấn Độ chở nhân viên y tế và hàng cứu trợ đã xuất phát vào sáng 3/10 để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ nhân đạo."
Các máy bay chở theo một đội ngũ y tế và lều bạt, trang thiết bị để thiết lập bệnh viện dã chiến, cùng với thuốc men, máy phát điện và nước sạch.
Trong khi đó, các tàu INS Tir, INS Sujatha và INS Shardul của Hải quân Ấn Độ cũng đã được huy động cho chiến dịch viện trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa này. Các tàu dự kiến sẽ đến tỉnh Trung Sulawesi vào ngày 6/10.
Chiến dịch trên được triển khai sau cuộc điện đàm giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Indonesia Joko Widodo hôm 1/10, và sau khi Jakarta chấp nhận viện trợ của quốc tế.
Trận động đất mạnh 7,5 độ Richter kèm sóng thần vừa qua ở Indonesia đã khiến hơn 1.400 người thiệt mạng và con số này được cho là sẽ còn tăng.
Thảm họa này đã khiến khoảng 2,4 triệu người bị ảnh hưởng, hơn 60.000 người bị mất nhà cửa và 66.000 ngôi nhà bị phá hủy./.
Theo vietnamplus
Indonesia bắt 35 người "hôi của" sau động đất, sóng thần Cảnh sát Indonesia khẳng định sẽ hành động mạnh tay nếu hành vi "hôi của" còn tiếp diễn ở khu vực bị động đất, sóng thần tàn phá Người đàn ông bê số đồ lấy được từ trung tâm thương mại Palu hôm 30/9, hai ngày sau thảm họa động đất, sóng thần. Ảnh: AFP. "Trong ngày đầu tiên và ngày thứ hai...