Châu Á khó khăn, một loạt ngân hàng toàn cầu rút chi nhánh, giảm nhân viên
CEO Barclays Jes Staley đang bắt đầu kế hoạch cắt giảm hoạt động ngân hàng đầu tư, với kế hoạch giảm hơn 1.000 nhân viên và dần rút ra khỏi một số quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á.
Theo nguồn tin của Bloomberg, Barclays đang có kế hoạch cắt giảm khoảng 230 nhân viên tại châu Á Thái Bình Dương, bao gồm cả lĩnh vực kinh doanh cổ phiếu tại khu vực này. Bên cạnh đó, Barclays sẽ rút hoạt động tại Úc, Đài Loan, Hàn Quốc và Malaysia; duy trì hoạt động của văn phòng chính tại Hong Kong, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore và Ấn Độ.
Jes Staley, cựu nhân viên JPMorgan Chase & Co, vừa lên nắm giữ vị trí CEO của Barclays trong tháng trước, đang tìm cách để kích thích tăng trưởng doanh thu, khôi phục niềm tin của nhà đầu tư bằng cách tập trung vào lĩnh vực kinh doanh tạo nên lợi nhuận lớn nhất của Ngân hàng.
Video đang HOT
CEO Barclays Jes Stanley
Những biến động tại thị trường chứng khoán và hàng hóa trên toàn cầu đã khiến nhiều nhà băng buộc phải thoái lui tại một số thị trường và rút bớt tài sản khỏi các lĩnh vực kinh doanh không phải là chủ đạo.
Trước đó, cả Standard Chartered Plc, Royal Bank Scotland Plc đều đã thông báo cắt giảm đội ngũ tại châu Á, sau khi thu hẹp bớt hoạt động vì mức lợi nhuận không như kế hoạch.
Cổ phiếu của Barclays đã giảm 4,1% xuống 182,05 pence/cp tại London, theo đà giảm chung của thị trường chứng khoán toàn cầu và kéo dài đà giảm từ đầu năm tới nay lên 17%. Trong năm 2014 và 2015, cổ phiếu của Barclays đều giảm 10%.
Lam Phong (Theo Bloomberg)
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Cắt giảm khí thải nhà kính toàn cầu không đạt mục tiêu đề ra
Hôm nay (20/10/2015), Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho biết kế hoạch cắt giảm khí thải nhà kính được đưa ra bởi các quốc gia giàu có và nhiều nước đang phát triển đã không đạt được mục tiêu đề ra trong việc hạn chế sự ấm dần lên của trái đất ở mức 2 độ C.
Trước đó, Liên Hợp Quốc đã đưa ra mức trần tăng nhiệt độ nhằm tránh sự gia tăng ngày càng mạnh mẽ của các đợt nắng nóng, hạn hán, lũ lụt và nạn tuyệt chủng trên quy mô toàn cầu.
Tuy nhiên, báo cáo mới nhất do các nhà phân tích tại Paris công bố dựa trên đánh giá những nỗ lực trước kia và cả cam kết mới từ 34 thành viên cùng 10 nước đối tác khác của OECD - bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ (vốn "đóng góp" tới 80% lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu) - cho thấy mọi nỗ lực cho tới lúc này vẫn là chưa đủ.
"Các quốc gia đã có cố gắng nhưng vẫn chưa đủ để đạt tới mục tiêu của từng nước chứ chưa nói tới việc đạt mục tiêu chung trong việc giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu chỉ 2 độ C" - chuyên gia khí hậu Mikaela Rambali chia sẻ với báo giới tại Paris.
Báo cáo mới này cũng được đưa ra trùng thời điểm với phiên họp trù bị kéo dài một tuần của 200 quốc gia trong khuôn khổ chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp Quốc về chống biến đổi khí hậu (dự kiến sẽ diễn ra tại Paris vào tháng 12/2015).
Cho tới lúc này, đã có 150 nước đệ trình kế hoạch quốc gia của riêng mình nhưng vẫn chưa có hệ thống cụ thể nào nhằm đánh giá tương quan giữa mục tiêu do các nước đưa ra. Hoàng Linh Theo Reuters
Theo_Hà Nội Mới
1% người giàu nhất giàu hơn phần còn lại của thế giới 1% những người giàu nhất trên toàn cầu hiện sở hữu số tài sản lớn hơn phần còn lại của thế giới cộng lại, theo Oxfam. Theo một báo cáo được công bố nhân sự kiện gặp gỡ thường niên của Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos, Thụy Sỹ, một nhóm rất nhỏ những người giàu có đã sở hữu phần...