Châu Á đối mặt nguy cơ làn sóng Covid-19 thứ 2
Theo số liệu thống kê của trang worldometers, tính đến 8 giờ sáng 17-6 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu là 8.256.257 ca, trong đó có 445.937 người tử vong.
Châu Âu tiếp tục xu thế hạ nhiệt, tạo điều kiện để các quốc gia tại châu lục này nới lỏng các biện pháp phòng dịch và từng bước mở cửa biên giới, khôi phục hoạt động kinh tế. Trong khi đó, châu Á – nơi khởi phát đại dịch cuối năm 2019, đang thật sự đối mặt với nguy cơ làn sóng dịch thứ hai, khi hàng loạt ca Covid-19 mới được phát hiện tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Iran, Indonesia…, TTXVN cho hay.
Người dân đeo khẩu trang để phòng tránh lây nhiễm COVID-19 tại Jakarta, Indonesia
Tổng số ca mắc Covid-19 tại Trung Quốc đại lục là 83.221 sau khi ghi nhận 40 ca mắc mới, trong đó có 4.634 ca tử vong. Nhiều khu vực tại quốc gia này đang xuất hiện những ổ dịch mới rất đáng lo ngại, đặc biệt là ở thủ đô Bắc Kinh. Bắc Kinh đã phải áp dụng “cơ chế thời chiến”, yêu cầu người dân không rời thành phố và đóng cửa lại các trường học nhằm ngăn chặn sự lây lan của các ổ dịch mới.
Tại khu vực Đông Nam Á, Singapore vẫn là ổ dịch lớn nhất khu vực. Tính đến thời điểm hiện tại, Singapore ghi nhận 40.969 ca mắc, trong đó có 26 ca tử vong. Phần lớn các ca mắc mới xuất phát từ những khu ký túc xá dành cho lao động nhập cư có thu nhập thấp. Báo VOV cho biết thêm, các nhà khoa học Singapore ngày 16-6 thông báo sẽ bắt đầu thử nghiệm trên người vaccine phòng Covid-19, do công ty Arcturus Therapeutics của Mỹ sản xuất.
Indonesia ghi nhận thêm 1.106 ca mắc và 33 ca tử vong trong 24h qua, nâng tổng số ca mắc lên thành 40.400, tổng số ca tử vong là 2.231. Chính phủ Indonesia vừa cấp phép sản xuất và lưu hành hai mẫu máy thở nội địa đầu tiên, phục vụ điều trị các bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2.
Confession của cựu sinh viên Kinh tế Quốc dân: Mùa dịch thất nghiệp, về quê chẳng lẽ ngồi nhìn bố mẹ?
Cựu sinh viên những tưởng có một công việc ổn định sau khi ra trường lại rơi vào cảnh thất nghiệp vì dịch.
Video đang HOT
Coivd-19 xuất hiện như một lời thách thức sức chịu đựng của con người. Không chỉ cướp đi sinh mạng của hàng vạn người trên thế giới, đại dịch này cũng tấn công vào nền kinh tế của nhiều nước. May mắn là nhờ những biện pháp và các chính sách hiệu quả mà Việt Nam là một trong số ít các quốc gia đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh và dần khôi phục lại các hoạt động kinh tế. Tuy vậy, không tránh khỏi những ảnh hưởng của Covid-19 tới nhiều vấn đề của xã hội, trong đó có việc làm.
Nhiều công ty, doanh nghiệp vì cơn đại dịch đã phải thực hiện cắt giảm nhân sự để có thể tồn tại trước cơn bão lớn. Thế nên, nhiều bạn trẻ từ một người có công việc ổn định với mức thu nhập khá lại trở thành người thất nghiệp trong tích tắc. Mới đây, một cựu sinh viên của Đại học Kinh tế Quốc dân vừa tốt nghiệp được 1 năm đã chia sẻ câu chuyện và tâm trạng của mình trên trang NEU confessions. Theo đó, cô gái này đã phải chịu cảnh ở nhà suốt mùa dịch đến nay vì sau khi công ty cũ cắt giảm nhân sự, cô vẫn chưa được gọi phỏng vấn từ bất kỳ chỗ nào đã nộp hồ sơ.
Nguyên văn đoạn chia sẻ như sau:
Khi mình ngồi viết những dòng này là ban ngày, không làm gì cả, cũng không phải bận bịu tất bật với công việc mà chỉ là ngồi ôm máy tính cho qua ngày trong cái trạng thái uể oải tới phát ngán.
Mình tốt nghiệp đại học cách đây một năm, hồi sinh viên do ý thức được việc gia đình khó khăn nên bản thân luôn cố gắng trong mọi việc. Ngoài giờ học mình còn đi làm thêm các công việc part time để kiếm thêm thu nhập trang trải học hành, công việc chân tay có, văn phòng có... Cứ vậy tiền học bổng, tiền làm thêm mình cũng ráng qua được 4 năm đại học mà không nhận trợ cấp từ gia đình.
Có ai hỏi cực không thì mình có thể gật đầu ngay là có, sao không cho được khi mà các bạn chỉ việc học không thôi còn thấy cực. Ngoài học ra, thì cơm áo gạo tiền luôn thường trực trước mặt mình, bản thân luôn phải gồng để không được ốm, không được mệt. Nhưng với bố mẹ mà gọi điện hỏi thăm thì câu trả lời luôn là "trời đất, con có sao đâu, bố mẹ không thấy con khỏe như con voi ấy à... hì... con còn mong cho nó ốm bớt mà không được đây nè, bố mẹ cứ khéo lo."
Ra trường mình xin vào làm tại một công ty, bố mẹ vui lắm vì mới ra trường mà xin được việc ngay, không cần lo tiền đút lót hay gì, mức lương cũng tạm ổn. Sau khi trừ các khoản chi phí tại thành phố thì mình có dư một ít gửi về quê cho bố mẹ đi khám bệnh và mua đồ ăn thêm. Bố mẹ mình cũng lớn tuổi, già yếu rồi, làm ít lúa để lấy cái ăn chứ cũng không nhìn vào đâu để ra thu nhập.
Khi đi làm rồi bản thân vạch ra bao nhiêu là kế hoạch, khi có tiền sẽ gửi về cho bố mẹ mua thêm đồ ăn, sửa lại cái nhà cửa cho mưa gió đỡ dột... đùng cái dịch bệnh tới
Đúng là không thể ngờ, dịch nên công ty mình cắt giảm nhân sự, phải nghỉ làm từ hồi cuối tháng 4 tới nay cũng gần tháng rưỡi. Nghỉ việc không có khoản thu, mà tiền nhà điện nước tiền ăn và sinh hoạt vẫn phải chi trả đều đều. Ban đầu mình cũng không lo lắm do mấy tháng đi làm ngoài gửi về cho gia đình cũng để dư được xíu xíu. Nhưng rồi tình hình kéo dài quá, vay bạn bè đóng tiền phòng cũng có mức độ.
Mình đã nộp CV khắp nơi, cũng đi phỏng vấn, nhưng nhận lại là mọi thứ vẫn im bặt, mình biết tình hình khó khăn chung nên hiện tại nhiều công ty còn cắt giảm huống chi tuyển vào. Đợt này các công ty tuyển toàn là nhân viên có lâu năm kinh nghiệm, bản thân kinh nghiệm chưa nhiều, chỉ biết hứa nếu được nhận sẽ cố gắng học hỏi và làm thật tốt.
Đầu tháng chủ nhà nhắc tiền trọ, mấy nay thì tiền hết nên cứ mỳ gói thôi. Bố mẹ gọi vào không dám nói thật vì cũng không giải quyết được gì mà bố mẹ còn lo hơn. Mấy bạn sẽ bảo sao không nói với gia đình rồi về quê ít hôm, hãy lên làm lại.
Mình cũng có mấy đứa bạn thất nghiệp về quê rồi, nhìn cũng ham lắm. Nhưng giờ sao được, tụi về quê còn có cái làm hay ít ra gia đình cũng đỡ. Còn khi mà bố mẹ đều trông chờ vào mình, mình về không lẽ ngồi nhìn nhau. Chưa kể tiền tàu xe về quê nữa khi mà trong túi số dư không còn mấy đồng.
Không phải do lười, cũng không phải không chịu học hỏi mà giờ vẫn không có việc làm, nhiều lúc bản thân nghĩ chán lắm. Sau những lần đi phỏng vấn, mình về phòng đóng kín cửa, không giao lưu, không nói chuyện với ai, tới bữa thì lôi mỳ ra ăn vậy á.
Câu chuyện trên nhận được nhiều sự đồng cảm từ cộng đồng mạng. Không chỉ nữ chính của confession trên mất việc mà nhiều bạn khác cũng cho biết mình đang gặp phải tình cảnh tương tự.
Bạn X.M tâm sự: " Mình cũng giống bạn mới ra trường một năm. Đang thất nghiệp ở nhà ăn bám. Và stress về đủ mọi chuyện. Mà kệ, mình còn trẻ còn nhiều cơ hội để cố gắng."
Bạn Y.L đưa ra lời khuyên: " Suy nghĩ nhẹ nhàng hơn tí đi bạn, mình nghĩ, nếu có thể, nói tình trạng hiện tại với bố mẹ bạn, rồi về quê, bạn sẽ có cái nhìn khác mà ít nhất bạn cũng sẽ gần được bố mẹ bạn nhiều hơn nữa, thay đổi cách nhìn, cách nghĩ một tí, mình tin bạn sẽ sống tốt và thành công, chúc bạn may mắn!"
Có thể thấy, dịch bệnh đến khiến nhiều người lao đao và đứng trước bờ vực thất nghiệp. Thế nhưng, nếu nhìn theo hướng lạc quan hơn thì đây chính là khoảng thời gian để mọi người tự định hướng lại tương lai và công việc của mình, giải tỏa những áp lực căng thẳng trước đó và trau dồi, rèn luyện thêm các kỹ năng khác để bản thân cứng cáp và đủ tự tin tìm kiếm cho mình một công việc phù hợp.
Covid-19 có thể gây thiệt hại 8.800 tỷ USD Đại dịch Covid-19 có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu từ 5.800-8.800 tỷ USD, theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Con số này gấp đôi dự báo trong tháng trước và tương đương với 6,4%-9,7% sản lượng kinh tế thế giới. Nhà kinh tế trưởng của ADB, ông Yasuyuki Sawada, cho rằng tác động của dịch Covid-19...