Châu Á do dự về sự hiện diện an ninh của Mỹ

Theo dõi VGT trên

Trong bối cảnh có các lo ngại âm ỉ về sức mạnh hiện thời của Mỹ tại châu Á, cựu Thứ trưởng quốc phòng Mỹ Bill Cohen đã đặt ra một câu hỏi tại Đối thoại Shangri-La 13 ở Singapore rằng châu Á muốn thấy Washington đóng vai trò gì trong khu vực.

Châu Á do dự về sự hiện diện an ninh của Mỹ - Hình 1

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Nhật, Hàn gặp nhau bên lề Đối thoại Shangri-La 13 tại Singapore.

Ông Cohen, người từng phục vụ dưới thời Tổng thống Bill Clinton từ 1997-2001, cho rằng vẫn chưa rõ khu vực muốn nhìn thấy Mỹ đóng một vai trò lớn hơn hay thấy như hiện nay là quá đủ.

Ông Cohen đã đặt câu hỏi trên với Bộ trưởng quốc phòng Singapore Ng Eng Hen tại phiên thảo luận bế mạc của Đối thoại Shangri-La hôm 2/6.

Mỹ đóng một vai trò không thể thiếu được trong khu vực, ông Ng Eng Hen đáp. Ngoại trưởng Singapore nói thêm rằng trong nửa thế kỷ qua, Mỹ đã cung cấp chiếc ô hạt an ninh chiến lược mà nếu không có nó châu Á có thể đã không phát triển thịnh vượng như ngày nay.

“Đối với Singapore, đó là điều rõ ràng. Chúng tôi tin vào sự hiện diện của Mỹ trong khu vực. Và chúng tôi tin rằng không ai khác ngoài Mỹ có thể nắm giữ vai trò đó”, ông Ng Eng Hen nói.

Hôm 1/6 các đại biểu tham gia diễn đàn đã chứng kiến việc Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đưa ra những khẳng định mạnh mẽ về sự hiện diện của Mỹ trong khu vực, trong đó có việc Mỹ sẽ đổ nhiều nguồn lực quân sự hơn vào châu Á.

Tuy nhiên, các câu hỏi về cam kết của Mỹ đối với khu vực vẫn treo lơ lửng trên không.

Trong số những người hoài nghi có nhà ngoại giao Singapore Kishore Mahbubani, hiệu trưởng Trường chính sách công Lý Quang Diệu.

“Thật là điều đáng mừng khi thấy ông Hagel nói về sự lãnh đạo của Mỹ. Nhưng các cuộc thăm dò dư luận cho thấy công chúng Mỹ mệt mỏi với việc Mỹ đóng một vai trò quan trọng ở nước ngoài. Vì thế, làm sao thế nào họ có thể thuyết phục thế giới rằng Mỹ mong muốn giữ vai trò lãnh đạo?”, ông Mahbubani nói.

Nhà phân tích an ninh Mỹ Bonnie Glaser cho hay mặc dù ông Hagel đã gửi đi một tín hiệu mạnh mẽ tới khu vực bằng cách chỉ trích các hành động “đơn phương và mất ổn định” của Trung Quốc tại Biển Đông nhưng cần phải đi đến thỏa thuận.

“Tôi nghĩ Mỹ cần hành động nhiều hơn nữa để cho Trung Quốc thấy các hậu quả nếu nước này vi phạm luật pháp quốc tế”, bà Glaser nói.

“Nhưng tôi chưa nhìn thấy rõ các hệ quả đó sẽ là gì xét về khía cạnh các hành động thực tế. Và tôi nghĩ đó là điều mà khu vực cần phải xem xét”, nhà phân tích trên cho biết thêm.

Các nhà quan sát khác như Giáo sư Simon Tay tại Viện các vấn đề quốc tế của Singapore cho rằng khu vực không xem sự hiện diện của Mỹ là điều may mắn, do ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực. “Sự hiện diện của Mỹ mặc dù có thể làm yên tâm một số người nhưng lại làm những người khác lo lắng”, ông Simon Tay nói.

Bộ trưởng quốc phòng Singapore Ng Eng Hen cho hay cả Mỹ và Trung Quốc đều giúp kiểm soát các tranh chấp tại châu Á thông qua sự ảnh hưởng mà họ có đối với nền kinh tế khu vực.

Trong một bài phát biểu phân tích các nguyên nhân khiến khu vực trở thành điểm nóng của các xung đột, ông Ng Eng Hen cho hay châu Á rất thiếu một cơ chế tập thể giống như châu Âu để có thể ngăn ngừa xung đột bùng nổ thành chiến tranh và ASEAN cũng không có một liên minh tương tự NATO để tránh chiến tranh.

Nhưng ông Ng Eng Hen cho rằng mối quan hệ kinh tế liên quan chặt chẽ tới nhau sẽ góp phần làm dịu tình hình.

Video đang HOT

“Cho tới nay, động lực kiềm chế là sự phát triển kinh tế vì lợi ích riêng của mỗi nước, trước tiên được Mỹ sự hỗ trợ trên quy mô lớn vì nước này cung cấp chiếc ô hạt nhân cho khu vực, và sau đó được hỗ trợ bởi sự phát triển kinh tế của Trung Quốc trong 2 thập niên qua”, Ngoại trưởng Singapore Ng Eng Hen nói.

Tuy nhiên, mọi thứ có thể thay đổi nếu tăng trưởng sụt giảm, các tranh chấp chủ quyền leo thang hay các cấu trúc chính trị và xã hội bị thách thức bởi tầng lớp trung lưu đang gia tăng.

Chi tiêu quân sự ngày càng gia tăng của châu Á cũng là một mối lo ngại, ông Ng Eng Hen lưu ý. Trong số 10 quốc gia chi tiêu cho quân sự nhiều nhất châu Á có Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc. Các quốc gia ASEAN và Úc cũng đang trên đường tăng cường hoặc duy trì chi tiêu quốc phòng.

Ngoài ra, các bất đồng về lịch sử, ví dụ giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc có thể dễ dàng bị đẩy lên, Ngoại trưởng Singapore nhận định.

Ông Ng Eng Hen đề xuất một giải pháp là xây dựng “lòng tin chiến lược” bằng cách đẩy mạnh hợp tác thực chất và các tương tác giữa quân đội các nước.

Lòng tin có thể được tăng cường khi quân đội các nước hợp tác cùng nhau trong trường hợp xảy ra các thảm họa nhân đạo như siêu bão Haiyan tại Philippines.

Theo Dân Trí

Cần kết thúc sự mập mờ của Trung Quốc về "đường 9 đoạn"

Khi Đối thoại Shangri La lần thứ 13 bế mạc hôm 1.6, nhiều học giả trên thế giới yêu cầu Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) Vương Quán Trung, giải thích về cái gọi là "đường 9 đoạn" của Trung Quốc trên biển Đông.

Ông tướng này chỉ cho biết Trung Quốc chuẩn bị "đàm phán trực tiếp" với từng nước có liên quan, theo Thông tấn xã Việt Nam.

Còn theo bài viết của Jeffrey A.Bader trên trang Brookings.edu, Mỹ đã kết liễu sự mập mờ của Trung Quốc về đường 9 đoạn", còn gọi là "đường lưỡi bò".

Tựa tiếng Anh của bài viết: The U.S. and China's Nine-Dash Line: Ending the Ambiguity đăng trên trang mạng của Viện Brookings ngày 6.2.2014.

BBT xin trích dịch bài viết của ông Bader, một giám đốc cấp cao về các vấn đề châu Á trong Hội đồng an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Barack Obama, đồng thời là cựu đại sứ Mỹ tại Namibia:

Lần đầu tiên Mỹ bày tỏ một cách rõ ràng, rằng "đường 9 đoạn" do Trung Quốc vẽ ra trên biển Đông là trái với luật pháp quốc tế. Trong buổi tường trình trước Ủy ban đối ngoại của Quốc hội Mỹ, trợ lý ngoại trưởng phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Danny Russel nói: "Theo luật pháp quốc tế, các đòi hỏi chủ quyền ở biển biển Đông phải dựa trên các yếu tố từ đất liền.

Cần kết thúc sự mập mờ của Trung Quốc về đường 9 đoạn - Hình 1

Cần kết thúc sự mập mờ của Trung Quốc về "đường 9 đoạn"

Tất cả những tuyên bố chủ quyền từ "đường 9 đoạn" của Trung Quốc mà không dựa trên các quyền chủ quyền trên đất liền đều trái với luật pháp quốc tế. Cộng đồng thế giới yêu cầu Trung Quốc phải giải thích, nếu không thì phải điều chỉnh những tuyên bố chủ quyền dựa trên đường 9 đoạn, để tuân thủ các nguyên tắc của luật pháp quốc tế".

Với diện tích rộng hơn 1,4 triệu dặm vuông, biển Đông có hàng trăm đảo và quần đảo nhỏ, các rặng san hô, mà phần lớn là không có người ở hay không đủ điều kiện sinh sống.

Trung Quốc thừa hưởng ý tưởng về "đường 9 đoạn" từ chính quyền Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch, đó là một đường vẽ mập mờ bao quanh tất cả hòn đảo ở biển Đông, mà vùng nước trong đó Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền.

Dựa theo Công ước Liên hiệp Quốc về luật Biển (U.N. Convention on the Law of the Sea - UNCLOS), được thương lượng vào những năm 1970 và 1980, các quốc gia ven biển được yêu sách quyền độc quyền khai thác các nguồn tài nguyên ngư nghiệp và khoáng sản trong "vùng đặc quyền kinh tế" (Exclusive Economic Zones - EEZ).

Đó là vùng nước rộng 200 hải lý tính từ bờ biển hay xung quanh các hòn đảo có người ở. Không có điều luật nào trong Công ước UNCLOS cho phép đòi hỏi quyền chủ quyền mà không dựa vào nguyên tắc tính từ đất liền này.

Dựa trên nguyên tắc này của UNCLOS, Mỹ xem các tuyên bố chủ quyền ở biển Đông mà không dựa trên các hòn đảo có người sinh sống là hoàn toàn vô giá trị. Tuyên bố của trợ lý ngoại trưởng Russel đã làm rõ luận điểm này của Mỹ.

Có thể thấy rõ sự quan tâm của Mỹ thời Tổng thống Barack Obama về tình hình biển Đông. Dấu hiệu đầu tiên của sự quan tâm đó là tuyên bố được biết đến rộng rãi của Ngoại trưởng Hillary Clinton, tại một hội nghị quốc tế ở Hà Nội vào năm 2010.

Trong đó, bà nêu ra các nguyên tắc trong chính sách của Mỹ về biển Đông: tôn trọng tự do hàng hải, giải quyết các bất đồng một cách hòa bình, tự do thương mại, thương lượng để tiến tới thành lập một bộ Quy tắc Ứng Xử (Code of Conduct - COC) nhằm giải quyết các bất đồng. Và vấn đề liên quan ở đây là các đòi hỏi chủ quyền vùng ở các vùng biển phải dựa trên các chủ quyền hợp pháp trên đất liền.

Trong khi các nước Đông Nam Á như Việt Nam. Philippines, Malaysia, và Brunei nhiệt liệt ủng hộ, tuyên bố này làm Trung Quốc rất tức giận.

Ngoại trưởng Clinton đã đưa ra tuyên bố này để phản hồi cho những bất an ngày một gia tăng giữa các nước láng giềng của Trung Quốc, về việc nước này đang ngày càng hung hăng, ngang ngược trong các đòi hỏi chủ quyền, thông qua các biện pháp chính trị và quân sự, trong một môi trường thiếu vắng các cơ chế ngoại giao để làm giảm thiểu căng thẳng.

Trong khoảng giữa năm 1994-1995, đã có một giai đoạn căng thẳng tương tự, khi Trung Quốc tiến hành xây dựng các công trình ở rặng san hô Mischief nằm trong quần đảo Trường Sa mà Philippines tuyên bố chủ quyền.

Những đổ vỡ mang tính hệ quả trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á đã làm cho các lãnh đạo Trung Quốc khi ấy, dẫn đầu là Ngoại trưởng Tiền Kỳ Tham, phải thương thảo với các nước ASEAN một bản Tuyên bố Ứng xử (Declaration of Conduct - DOC) và một cam kết rằng các bên sẽ không có những hành động làm thay đổi nguyên trạng.

Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây, đã có những lo ngại gia tăng trong vùng và ngay tại Mỹ, Trung Quốc đã không còn thích thú với các giải pháp ngoại giao nữa, mà nay quay sang sử dụng các phương cách quân sự để thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền ở biển Đông.

Các tuyên bố nhắm vào giới ngoại giao Mỹ là Trung Quốc xem biển Đông như một "quyền lợi cốt lõi", Trung Quốc sẽ không chấp nhận sự can thiệp làm tăng căng thẳng từ bên ngoài. Trong năm 2012, Trung Quốc đã xua đuổi ngư dân Philippines ra khỏi ngư trường truyền thống của họ nằm xung quanh bãi cạn Scarborough, nằm cách các đảo lớn của Philippines chưa tới 125 hải lý, rồi từ đó cho cảnh sát biển liên tục kiểm soát.

Cũng trong năm 2012, Trung Quốc thiết lập một đơn vị hành chánh và quân sự bao gồm nhiều phần của quần đảo Hoàng sa. Ngay khi vừa thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông vào cuối năm 2013, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc tuyên bố ý định thành lập một ADIZ tương tự ở biển Đông, chắc chắn sẽ chồng lấn với ít nhất vài khu vực đã được thiết lập bởi các nước khác.

Biển Đông là một vấn đề phức tạp đối với Mỹ. Chúng ta không có đòi hỏi nào trong vùng đó. Chúng ta đã không và sẽ không nên ngả theo phe nào trong các tuyên bố chủ quyền. Cho dù bất kỳ nước nào thiết lập được khả năng phát huy sức mạnh từ các đảo ở biển Đông cũng sẽ khó lòng mà đe dọa được tàu bè và quân đội Mỹ hoạt động trong vùng. Dù có những đánh giá về tiềm năng dầu hỏa và khí đốt, khả năng khai thác thương mại là không thể trong tương lai gần.

Tuy nhiên, Mỹ có các mối quan tâm trọng yếu ở biển Đông. Đó là:

Để bảo đảm tự do hàng hải, không phải vì quyền lợi của bất cứ nước nào, đó là một quyền quốc tế quan trọng trong một khu vực mà 50% các tàu chở dầu phải đi qua, một hải lộ lớn của kinh tế thế giới, là nơi mà các tàu hải quân Mỹ được gửi đến và hoạt động thường xuyên theo luật pháp quốc tế.

Để ngăn chặn việc sử dụng sức mạnh hay áp bức để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ hay hàng hải.

Để bảo vệ cho việc tuân thủ các nguyên tắc và luật pháp quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề như vậy.

Để bảo đảm tất cả các quốc gia, bao gồm Mỹ, được quyền khai thác các nguồn lợi ngư nghiệp và khoáng sản bên ngoài các vùng đặc quyền kinh tế hợp pháp.

Để giúp một đồng minh của Mỹ là Philippines khỏi bị bắt nạt hay bị tấn công bằng sức mạnh.

Để đảm bảo rằng quyền lợi của tất cả các quốc gia, chứ không phải chỉ có nước lớn, phải được tôn trọng.

Có những áp lực giữa các yếu tố khác nhau trong quyền lợi của Mỹ.

Mỹ không muốn thấy Trung Quốc đạt được quyền kiểm soát trong khu vực thông qua việc áp bức. Nhưng cùng lúc, Mỹ không muốn biển Đông trở thành nơi đối đầu hay xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc.

Sự thách thức từ các đòi hỏi của Trung Quốc, nếu không tuân theo các thông lệ quốc tế và phù hợp với các nguyên tắc của Mỹ, có thể kích thích chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc và sự hoài nghi nhắm vào chủ đích của Mỹ, thậm chí kích thích các hành xử hung bạo hơn của Trung Quốc nhắm vào các bên tranh chấp khác trong vùng, nếu như Mỹ không có những đáp trả hiệu quả.

Mặt khác, một nước Mỹ thụ động sẽ làm lu mờ các quan tâm kể trên, sẽ làm cho các bên tranh chấp khác tin rằng Mỹ bỏ rơi họ và cả những nguyên tắc của mình, qua đó có thể làm cho chính sách "xoay trục về châu Á" của chính quyền Obama trở thành trò hề, làm mất đi sự đón nhận của khu vực đối với sự hiện diện và ảnh hưởng của Mỹ.

Qua việc công khai không chấp nhận "đường 9 đoạn", trợ lý ngoại trưởng Russel và chính quyền Obama đã vạch ra một sự giới hạn đúng chỗ. Họ đã làm rõ là những phản đối của chúng ta dựa trên nguyên tắc, dựa trên luật pháp quốc tế, chứ không phải chỉ để nhắm vào Trung Quốc.

Nếu cách tiếp cận của chúng ta với vấn đề biển Đông vẫn tiếp tục dựa trên nền tảng của nguyên tắc và luật pháp quốc tế, Mỹ có thể đạt được những mục tiêu đề ra, bảo vệ quyền lợi của các bên tranh chấp mà không phải đối đầu với Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền.

Những việc gì khác mà Mỹ nên làm? Rất nhiều thứ:

Mỹ nên đảm bảo rằng cách tiếp cận của mình không bị xem là đơn phương. Đôi khi các quốc gia khác ngoài mặt thì im lặng nhưng bên trong vẫn ủng hộ.

Chính quyền Mỹ nên làm rõ với các bên tranh chấp khác, cũng như các nước ASEAN khác như Singapore và Thái Lan, là chúng ta kỳ vọng ở họ một sự phản đối công khai đối với "đường 9 đoạn" theo luật pháp quốc tế.

Mỹ nên tiếp tục nỗ lực cho việc đàm phán để tạo ra một bộ Quy tắc Ứng xử (COC) giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, như chúng ta đã và đang làm từ lúc ngoại trưởng Clinton thông báo về mục tiêu đó ở Hà Nội. Thực tế là, quyết định gần đây của Trung Quốc và các nước ASEAN trong việc bắt đầu các cuộc đối thoại về COC là một thắng lợi từ tuyên bố của ngoại trưởng Clinton.

Mỹ nên khuyến cáo Trung Quốc không thành lập bất cứ một vùng nhận dạng phòng không mới nào trên biển Đông. Dù việc làm rõ quan điểm về vấn đề này một cách công khai là cần thiết, các cuộc đối thoại ngoại giao kín dường như có tác dụng ảnh hưởng hơn với Bắc Kinh.

Mỹ nên thảo luận với tất cả các bên tranh chấp về những đồng thuận khả thi trong việc khai thác khoáng sản và ngư nghiệp mà không liên quan đến chủ quyền, bao gồm việc hợp tác đầu tư giữa các công ty.

Thượng viện Mỹ nên chuẩn thuận UNCLOS.

Điều đó sẽ cho phép Mỹ có thêm tính chính danh khi tham gia một cách chủ động và hiệu quả vào các quyết định về tương lai biển Đông. Tất cả các Ngoại trưởng tiền nhiệm của Mỹ đều ủng hộ một quyết định như vậy.

Hải quân Mỹ cũng như các nguyên soái hải quân và tư lệnh Thái Bình Dương, cũng như phần lớn các công ty Mỹ có liên quan cũng đều ủng hộ. Thay vì nói, chúng ta hãy bắt tay vào làm thôi.

Theo Một Thế Giới

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Rủ đồng nghiệp mua vé số, không ngờ cả hai trúng độc đắc hơn 17 tỷ đồngRủ đồng nghiệp mua vé số, không ngờ cả hai trúng độc đắc hơn 17 tỷ đồng
22:09:31 20/12/2024
Chồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tùChồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tù
07:29:22 22/12/2024
Du học sinh được khuyến cáo quay lại Mỹ trước khi ông Trump nhậm chứcDu học sinh được khuyến cáo quay lại Mỹ trước khi ông Trump nhậm chức
04:29:12 21/12/2024
Hãng hàng không Mỹ tung gói 'buffet bay không giới hạn' với giá chỉ 299 USD/nămHãng hàng không Mỹ tung gói 'buffet bay không giới hạn' với giá chỉ 299 USD/năm
15:16:34 20/12/2024
Cảnh báo 12 loại thực phẩm có dư lượng thuốc trừ sâu cao nhất tại MỹCảnh báo 12 loại thực phẩm có dư lượng thuốc trừ sâu cao nhất tại Mỹ
03:49:13 21/12/2024
Quyền lực ngầm của tỷ phú Elon Musk với chính trường MỹQuyền lực ngầm của tỷ phú Elon Musk với chính trường Mỹ
21:53:18 20/12/2024
Xe lao vào chợ Giáng sinh Đức, hàng chục người thương vongXe lao vào chợ Giáng sinh Đức, hàng chục người thương vong
10:47:02 21/12/2024
EU xóa câu khẩu hiệu "Ukraine phải thắng"EU xóa câu khẩu hiệu "Ukraine phải thắng"
09:50:14 21/12/2024

Tin đang nóng

HOT: Quỳnh Nga đăng quang Á hậu 2 và giành 3 giải ở Miss Charm 2024!HOT: Quỳnh Nga đăng quang Á hậu 2 và giành 3 giải ở Miss Charm 2024!
06:14:12 22/12/2024
Bé trai 7 tuổi tử vong trong hồ bơi của căn biệt thự ở TPHCMBé trai 7 tuổi tử vong trong hồ bơi của căn biệt thự ở TPHCM
08:20:00 22/12/2024
Mỹ nhân phim Việt giờ vàng hot rần rần vì tạo hình xấu nhất sự nghiệp, diễn "duyên dễ sợ" khiến ai cũng mêMỹ nhân phim Việt giờ vàng hot rần rần vì tạo hình xấu nhất sự nghiệp, diễn "duyên dễ sợ" khiến ai cũng mê
06:03:01 22/12/2024
Sao Việt 22/12: Thanh Hằng trêu đùa ông xã, Hoa hậu Ý Nhi xinh đẹp sau 'dao kéo'Sao Việt 22/12: Thanh Hằng trêu đùa ông xã, Hoa hậu Ý Nhi xinh đẹp sau 'dao kéo'
07:17:20 22/12/2024
Từng dao kéo biến dạng, "thái tử phi đỉnh nhất màn ảnh Hàn" lột xác ảo diệu trên sân khấu cuối nămTừng dao kéo biến dạng, "thái tử phi đỉnh nhất màn ảnh Hàn" lột xác ảo diệu trên sân khấu cuối năm
06:55:23 22/12/2024
Kỳ Duyên nói 1 câu cực gắt trong phim Trấn Thành mà gây bão MXH, khiến cả tlinh cũng bị "réo gọi"Kỳ Duyên nói 1 câu cực gắt trong phim Trấn Thành mà gây bão MXH, khiến cả tlinh cũng bị "réo gọi"
07:07:16 22/12/2024
Sự thật về vụ Phương Lan được gia đình Phan Đạt tặng 1 căn nhà ở TP.HCMSự thật về vụ Phương Lan được gia đình Phan Đạt tặng 1 căn nhà ở TP.HCM
06:45:47 22/12/2024
Tóc Tiên chiến thắng áp đảo, 'hạ gục' Thiều Bảo TrâmTóc Tiên chiến thắng áp đảo, 'hạ gục' Thiều Bảo Trâm
08:29:13 22/12/2024

Tin mới nhất

Vụ tấn công khủng bố ở Đức: Nghi phạm là một bác sĩ 50 tuổi

Vụ tấn công khủng bố ở Đức: Nghi phạm là một bác sĩ 50 tuổi

11:07:25 22/12/2024
Tờ Die Welt đưa tin một kiện hành lý được tìm thấy trên ghế phụ và chưa rõ liệu có thiết bị nổ bên trong hay không , thêm rằng các cơ quan chức năng chưa loại trừ kịch bản này .
Bồ Đào Nha phản đối Nga sau vụ không kích trúng các đại sứ quán tại Kiev

Bồ Đào Nha phản đối Nga sau vụ không kích trúng các đại sứ quán tại Kiev

10:56:38 22/12/2024
Ngoại trưởng Rangel cũng tiết lộ Bồ Đào Nha sẽ phối hợp với Liên minh châu Âu để áp dụng thêm các biện pháp đáp trả Nga trong thời gian tới.
Tổng thống Biden sẽ gặp Giáo hoàng Francis trước lễ nhậm chức của ông Trump

Tổng thống Biden sẽ gặp Giáo hoàng Francis trước lễ nhậm chức của ông Trump

09:11:05 22/12/2024
Sáng 20.12 (giờ Việt Nam), Nhà Trắng cho biết Tổng thống Biden hôm 19.12 đã điện đàm với Giáo hoàng Francis và nhận lời mời thăm Vatican vào tháng sau.
Mỹ tăng gấp đôi binh sĩ đóng tại Syria

Mỹ tăng gấp đôi binh sĩ đóng tại Syria

09:07:19 22/12/2024
Lầu Năm Góc ngày 19.12 cho biết hiện có 2.000 quân nhân Mỹ đồn trú tại Syria, hơn gấp đôi so với con số 900 binh sĩ như số liệu thời gian qua.
Ông Trump 'ra tay' trước khi nhậm chức

Ông Trump 'ra tay' trước khi nhậm chức

07:44:20 22/12/2024
Tổng thống đắc cử Donald Trump gây áp lực khiến Hạ viện Mỹ chưa thông qua được dự luật chi tiêu và chính phủ đương nhiệm có nguy cơ bị đóng cửa.
Ông Yoon Suk Yeol bác bỏ cáo buộc nổi loạn

Ông Yoon Suk Yeol bác bỏ cáo buộc nổi loạn

07:41:27 22/12/2024
Ông Yoon đã bị quốc hội luận tội và đình chỉ chức vụ, chờ tòa án xem xét phế truất. Đồng thời, nhiều cơ quan đã mở cuộc điều tra hình sự đối với ông về cáo buộc nổi loạn.
Khó lường với xung đột Nga - Ukraine

Khó lường với xung đột Nga - Ukraine

07:36:51 22/12/2024
Trong khi giao tranh trên chiến trường giữa Nga và Ukraine vẫn quyết liệt, các bên liên quan cũng đang thận trọng tìm kiếm công thức hòa bình để chấm dứt cuộc xung đột vốn kéo dài gần 3 năm qua.
Tổng thống Putin: Nga sẵn sàng cho một cuộc 'đấu tên lửa' với Mỹ

Tổng thống Putin: Nga sẵn sàng cho một cuộc 'đấu tên lửa' với Mỹ

07:32:27 22/12/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin gợi ý về một cuộc đấu tên lửa tiềm tàng với Mỹ để chứng minh sức mạnh của tên lửa đạn đạo siêu thanh tầm trung Oreshnik do Moscow sản xuất.
Đặc phái viên của ông Trump chỉ trích vụ ám sát tướng Nga

Đặc phái viên của ông Trump chỉ trích vụ ám sát tướng Nga

07:25:59 22/12/2024
Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump cho rằng việc Ukraine ám sát tướng Nga ngay tại Moscow không phải là điều thông minh.
Đức chi kỷ lục mua sắm quốc phòng, thêm 4 tàu ngầm mới

Đức chi kỷ lục mua sắm quốc phòng, thêm 4 tàu ngầm mới

07:20:58 22/12/2024
Ủy ban Ngân sách Quốc hội Đức phê duyệt chi 20 tỉ euro mua sắm thiết bị quốc phòng, trong đó có nhiều tàu ngầm, tàu hộ tống, tên lửa và các hệ thống khác.
Tàu hải quân Ấn Độ húc lật phà chở khách, ít nhất 13 người thiệt mạng

Tàu hải quân Ấn Độ húc lật phà chở khách, ít nhất 13 người thiệt mạng

07:18:36 22/12/2024
Ít nhất 13 người thiệt mạng khi một tàu hải quân Ấn Độ va chạm và làm lật một phà chở hơn 100 hành khách ngoài khơi Mumbai.
Lầu Năm Góc nói gì về quân đội Trung Quốc trong báo cáo thường niên?

Lầu Năm Góc nói gì về quân đội Trung Quốc trong báo cáo thường niên?

07:15:21 22/12/2024
Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 18.12 công bố Báo cáo năm 2024 về những phát triển quân sự và an ninh liên quanTrung Quốc, còn gọi là Báo cáo sức mạnh quân sự Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm

6 cách đơn giản để có hàm răng trắng khỏe

6 cách đơn giản để có hàm răng trắng khỏe

Làm đẹp

11:12:40 22/12/2024
Thói quen đơn giản này không chỉ cải thiện hơi thở mà còn ngăn ngừa sự hình thành của vi khuẩn, có thể dẫn đến các vấn đề về răng, giúp răng trắng khỏe.
Cụ ông 86 tuổi kết hôn với mối tình đầu, "có chết cũng bám lấy nhau"

Cụ ông 86 tuổi kết hôn với mối tình đầu, "có chết cũng bám lấy nhau"

Netizen

11:08:34 22/12/2024
Một cụ 86 tuổi, nguyên là hiệu trưởng trường Trung học quyết tâm kết hôn cùng mối tình đầu của mình trong sự chúc phúc của con cháu và bạn bè.
Từ trường tiết lộ tòa nhà gấp đôi Nhà Trắng dưới lòng đất Iraq

Từ trường tiết lộ tòa nhà gấp đôi Nhà Trắng dưới lòng đất Iraq

Lạ vui

11:05:43 22/12/2024
Dấu tích thủ đô tráng lệ 2.700 tuổi của Vương quốc Assyria đã được tìm thấy bởi một nhóm khảo cổ quốc tế, nhờ máy đo từ trường.
Ngắm loạt tòa nhà ốp kín mặt tiền bằng pin điện mặt trời

Ngắm loạt tòa nhà ốp kín mặt tiền bằng pin điện mặt trời

Sáng tạo

11:04:24 22/12/2024
Tòa nhà 8 tầng có 1.182 tấm pin quang điện trên mặt tiền, thu thập ánh sáng mặt trời và chuyển thành điện. Hệ thống này thu được năng lượng nhiều hơn 50 lần so với các tấm pin mặt trời trên mái nhà tại các khu dân cư.
4 con giáp nóng tính nhưng làm việc cực kỳ đáng tin cậy, năm Ất Tỵ 2025 vươn mình thăng tiến, tiền về dồi dào

4 con giáp nóng tính nhưng làm việc cực kỳ đáng tin cậy, năm Ất Tỵ 2025 vươn mình thăng tiến, tiền về dồi dào

Trắc nghiệm

11:04:12 22/12/2024
Trong cuộc sống, mỗi người đều có tính cách và khí chất riêng biệt. Điều thú vị là, nóng tính không đồng nghĩa với việc làm người không đáng tin, và bốn con giáp dưới đây là minh chứng rõ ràng nhất.
Mỹ Linh nhào lộn, ke đầu, Minh Tuyết đu dây hát bolero ở 'Chị đẹp đạp gió'

Mỹ Linh nhào lộn, ke đầu, Minh Tuyết đu dây hát bolero ở 'Chị đẹp đạp gió'

Tv show

11:03:27 22/12/2024
Trong công diễn 4 Chị đẹp đạp gió , diva Mỹ Linh gây bất ngờ khi thể hiện màn nhào lộn, ke đầu còn nữ ca sĩ Minh Tuyết chứng tỏ bản thân với màn đu dây hát bolero.
Văn Toàn: 'Tôi và Xuân Son rất hiểu nhau'

Văn Toàn: 'Tôi và Xuân Son rất hiểu nhau'

Sao thể thao

10:58:43 22/12/2024
Tiền đạo Nguyễn Văn Toàn tán dương Nguyễn Xuân Son sau khi tuyển Việt Nam thắng 5-0 Myanmar tối 21/12 trên sân Việt Trì ở lượt cuối bảng B ASEAN Cup 2024.
Sao Hàn 22/12: Tạo hình gây sốc của Song Hye Kyo, Jang Nara khóc trên sân khấu

Sao Hàn 22/12: Tạo hình gây sốc của Song Hye Kyo, Jang Nara khóc trên sân khấu

Sao châu á

10:57:25 22/12/2024
Song Hye Kyo gây sốc với tạo hình nữ tu sĩ trong bộ phim Dark Nuns ; Jang Nara khóc khi nhận giải thưởng lớn ở SBS Drama Awards.
Sony biết lúc nào người chơi đang phẫn nộ?

Sony biết lúc nào người chơi đang phẫn nộ?

Mọt game

10:52:10 22/12/2024
Việc các game thủ cảm thấy nóng mặt khi bị game làm khó đã không còn là chuyện hiếm gặp. Dù vậy, đôi khi nếu có xả giận thì cơ hội vượt ải vẫn là cực kỳ khó khăn, khiến cơn giận ngày càng gia tăng mà gây ức chế, bực bội.
Sáp ong tốt cho sức khỏe, vừa trị bệnh vừa làm đẹp

Sáp ong tốt cho sức khỏe, vừa trị bệnh vừa làm đẹp

Sức khỏe

10:50:47 22/12/2024
Một nghiên cứu vào tháng 8 năm 2018 trên Tạp chí Journal of Drugs in Dermatology đã chỉ ra rằng, sản phẩm chăm sóc da tự nhiên, bao gồm cả sáp ong, vượt trội hơn nhiều so với các sản phẩm có thành phần tổng hợp trong việc chăm sóc da nh...
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người

Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người

Góc tâm tình

10:11:52 22/12/2024
Trong lúc đầu óc tỉnh táo, bố tôi đã lập di chúc. Bố để lại nhà và khoản tiền tiết kiệm trị giá 2,7 tỷ cho mẹ kế. Mẹ mất khi tôi 25 tuổi, 5 năm sau bố đi thêm bước nữa.