Châu Á có thể bị cuốn vào các xung đột quân sự bởi Trung Quốc
Quan điểm của đa số người dân châu Á cho rằng, căng thẳng trên biển với từ hành động của Trung Quốc có thể dẫn tới xung đột quân sự tại châu Á.
Theo AFP, thông tin trên được trung tâm nghiên cứu Pew của Mỹ đưa ra ngày 14/7 sau khi đã tiến hành một cuộc khảo sát sâu rộng tại 44 quốc gia trên thế giới.
Theo đó, ngay tại Trung Quốc đã có tới 62% người dân được hỏi bày tỏ lo ngại rằng những tranh chấp giữa nước này và nhiều nước láng giềng trên biển có thể dẫn đến một cuộc xung đột vũ trang.
Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam (Ảnh AP)
“Tại 11 quốc gia châu Á tham gia trả lời các câu hỏi khảo sát có tới gần 50% người dân cho rằng những tranh chấp nói trên sẽ dẫn đến xung đột”, theo bản điều tra nói trên.
Theo đó, 93% người dân Philipinnes chia sẻ lo ngại này, trong khi đó con số này tại Nhật là 85%, Việt Nam là 84% và Hàn Quốc là 83%.
Video đang HOT
Những lo ngại của người dân các nước nói trên là do Trung Quốc gần đây đã ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Ngoài ra, Trung Quốc còn liên tục có những hành động khiêu khích với Nhật Bản và Philippines.
Cả Nhật Bản và Philippines đều cáo buộc rằng Trung Quốc đã có những hành động không phù hợp trên Biển Đông và biển Hoa Đông nơi Trung Quốc đang tranh chấp một số đảo và quần đảo với hai nước nói trên
Cũng theo bản điều tra nói trên, người dân Philippines và Việt Nam coi Trung Quốc là mối nguy hàng đầu.
Trong khi đó, nhiều quốc gia khác như Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan lại coi Mỹ là đồng minh hàng đầu của mình.
Ngoài ra, tại 44 quốc gia tham gia vào cuộc điều tra của Pew, có 40% người dân cho rằng Mỹ là một siêu cường, con số này thấp hơn 8% so với kết quả của năm 2008./.
Theo Vnexpress
62% người dân Trung Quốc lo lắng về một cuộc chiến tranh
Có tới 62% người dân Trung Quốc lo lắng về một cuộc chiến tranh bùng nổ trong khu vực do các hành động mà chính phủ của họ gây ra.
Ngày 14/7, một nhóm nghiên cứu Mỹ đã công bố kết quả thăm dò dư luận cho thấy các quốc gia láng giềng của Trung Quốcđang ngày càng lo ngại rằng những hành động ngông cuồng, ngang ngược của Bắc Kinh trên biển sẽ dẫn tới xung đột quân sự.
Các quốc gia láng giềng lo ngại về những hành động ngông cuồng của Bắc Kinh trên biển sẽ dẫn tới xung đột quân sự.
Cuộc thăm dò dư luận này được Trung tâm Nghiên cứu Pew tổ chức ở 44 quốc gia trên thế giới, và họ phát hiện một thực tế rằng có tới 62% dân Trung Quốc cũng lo lắng về một cuộc chiến tranh bùng nổ trong khu vực do các hành động mà chính phủ của họ gây ra.
Ngay cả tại quốc gia có mối quan hệ tốt với Trung Quốc như Hàn Quốc cũng có tới 83% người được hỏi lo ngại nguy cơ các đòi hỏi chủ quyền vô lý của Bắc Kinh sẽ dẫn đến xung đột vũ trang. Tổng cộng trong số 11 quốc gia châu Á, đa số người dân chín nước quan ngại về nguy cơ chiến tranh.
Philippines là nước có tỉ lệ người dân cho rằng Trung Quốc sẽ gây ra nguy cơ chiến tranh cao nhất (93%), tiếp theo là Nhật Bản (85%), Việt Nam (84%).
Trong thời gian gần đây, không chỉ ngang ngược kéo giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, làm phức tạp hóa tình hình trên biển, gây mất ổn định trong khu vực, Trung Quốc còn có một loạt hành động gây căng thẳng khác với các quốc gia láng giềng như Nhật Bản và Philippines.
Ngoài ra, khảo sát của Pew cũng cho thấy các nước châu Á đang ngày càng xích lại gần Mỹ sau những hành động khiêu khích và bắt nạt của Trung Quốc. Người dân tám trong số 11 quốc gia châu Á đánh giá Mỹ là đồng minh số một.
Ở Nhật, số người có thiện cảm với Trung Quốc chỉ là 7%. Con số này là 16% ở Việt Nam, 31% tại Ấn Độ, 38% ở Philippines và 56% tại Hàn Quốc. Trong khi đó, tỉ lệ người có thiện cảm với Mỹ cao hơn rất nhiều, lần lượt là 66%, 76%, 55%, 92% và 82%.
Trong bối cảnh hiện nay, Trung Quốc vẫn đang "một mình một ngựa" trong các hành động hung hăng, ngang ngược trên Biển Đông và Hoa Đông, bất chấp luật pháp và sự lên án của cộng đồng quốc tế.
Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với gần 90% diện tích của Biển Đông, hạ đặt giàn khoan 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam từ ngày 2/5.
Trung Quốc cũng gây căng thẳng với cả Nhật Bản và Philippines bằng các tranh chấp lãnh hải.
Mỹ đang có những phản ứng ngày càng quyết liệt hơn với cách hành xử "vô trách nhiệm" này của Trung Quốc, và mới đây nhất, Thượng viện nước này đã thông qua nghị quyết lên án các hành động ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông.
Cuộc khảo sát diễn ra từ tháng 3 đến 6/2014 và vừa được Pew công bố ngày 14/7. Trong những tháng qua, Trung Quốc liên tục có các động thái gây hấn trên biển Đôngvà biển Hoa Đông như điều máy bay, tàu chiến, tàu hải cảnh và giàn khoan nhằm hiện thực hóa cái gọi là "chủ quyền" trên biển.
Theo_Người Đưa Tin
Đã có phương án đối phó với giàn khoan Nam Hải 9 Tối qua 19.6, thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, cho hay theo thông tin mà Cục Hải sự Trung Quốc công bố thì giàn khoan mới mà nước này đang kéo ra biển Đông sẽ hạ đặt tại thềm lục địa của Trung Quốc. Tọa độ dự kiến hạ đặt giàn khoan này là 17 độ 14,1...