Châu Á “choàng tỉnh” trước nguy cơ làn sóng Covid-19 thứ 2 tấn công
Chưa kịp mừng chiến thắng, một số quốc gia ở châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản tiếp tục đối mặt nguy cơ bùng phát làn sóng Covid-19 thứ 2.
Một phụ nữ lớn tuổi mắc Covid-19 mà không có tiền sử đi về từ các vùng dịch. Một ổ dịch bất ngờ bùng phát ở hộp đêm. Một cụm dịch ở các thị trấn gần biên giới quốc tế không rõ nguồn gốc. Đây là những dấu hiệu cảnh báo làn sóng Covid-19 thứ 2 bùng phát ở châu Á.
Hàn Quốc mất dấu nhiều bệnh nhân liên quan đến các ổ dịch mới. Ảnh: Yonhap.
Nguy cơ Covid-19 quay trở lại
Sau khi áp dụng một loạt biện pháp mạnh mẽ từ phong tỏa đến xét nghiệm nhanh chóng, nhiều nền kinh tế châu Á đã gặt hái được thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên, một số quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản hiện giờ đang phải đối mặt với sự trở lại của virus SARS-CoV-2 với nỗi lo bùng phát làn sóng Covid-19 thứ 2.
Đó là lời nhắc nhở đầy đau đớn rằng khi các quốc gia mở cửa trở lại và người dân tiếp tục cuộc sống bình thường thì dễ dẫn đến khả năng dịch bệnh bùng phát mà không thể kiểm soát được. Các nhà khoa học cảnh báo rằng, dịch bệnh có thể chẳng bao giờ biến mất, đặc biệt khi nhiều người bị nhiễm virus không hề xuất hiện triệu chứng.
Nicholas Thomas, phó giáo sư y tế công cộng tại trường Đại học Hong Kong cho biết: “Với một bộ phận dân số không xuất hiện triệu chứng, các ca bệnh sẽ nổi lên từ những nguồn không được xác định. Đó là điều hiển nhiên rằng mở cửa lại các hoạt động xã hội sẽ dẫn đến việc xuất hiện thêm nhiều ca mắc mới”.
Tại Hong Kong (Trung Quốc), sự xuất hiện một bệnh nhân 66 tuổi không có tiền sử đi về từ các vùng dịch đã chấm dứt quãng thời gian đầy hy vọng kéo dài 23 ngày khi khu vực không ghi nhận ca mắc mới nào. Một số thành viên trong gia đình bệnh nhân này được xác nhận nhiễm virus và nỗi sợ hãi ngày càng gia tăng, rằng người bệnh có thể đã lây nhiễm cho nhiều người hơn khi di chuyển khắp các tuyến phố trước khi được phát hiện mắc Covid-19.
Tại Trung Quốc, một đợt bùng phát với hơn 20 ca mắc mới tại khu vực Đông Bắc nước này đã buộc nhà chức trách phải áp đặt hạn chế di chuyển ở 2 thành phố lớn. Nhiều trường học vừa mở cửa đón học sinh đã phải đóng cửa thêm 1 lần nữa tại 3 thành phố lớn có tổng dân số khoảng 13 triệu người.
Trong khi đó, nhà chức trách Hàn Quốc đã xác định hơn 100 ca mắc mới Covid-19 ở một vài câu lạc bộ đêm dành cho người đồng tính. Giới chức y tế đang cố gắng xét nghiệm cho hơn 5.500 người đến thăm những câu lạc bộ đêm này kể từ cuối tháng 4/2020. Đợt bùng phát mới này đe dọa dập tắt những thành công mà chiến lược chống Covid-19 của Hàn Quốc đã mang lại ở giai đoạn đầu.
Video đang HOT
Nhật Bản cũng đang phải gồng mình đối phó với sự gia tăng các ca mắc Covid-19 sau khi kiểm soát được dịch bệnh ở giai đoạn đầu. Nhiều bệnh viện tại nước này đã trong tình trạng quá tải, buộc phải từ chối người ốm do thiếu nhân viên và trang thiết bị. Chỉ riêng trong tháng 3 đã có 931 trường hợp xe cứu thương bị các bệnh viện từ chối. Nhật Bản dường như đã kiểm soát tốt dịch bệnh giai đoạn đầu với việc cách ly các ổ dịch và phá vỡ chuỗi lây nhiễm. Tuy nhiên, sự lây lan của virus nhanh hơn dự kiến, khiến hệ thống y tế nước này có nguy cơ sụp đổ.
Covid-19 sẽ biến đổi như dịch cúm
Có một sự đồng thuận ngày càng gia tăng rằng Covid-19 sẽ không bao giờ biến mất như dịch bệnh SARS bùng phát vào năm 2003, khiến 8.000 người bị lây nhiễm ở khu vực châu Á.
Các bệnh nhân mắc SARS thường xuất hiện triệu chứng điển hình và rõ ràng. Do đó, một khi họ được cách ly để điều trị, sự lây nhiễm bị ngăn chặn. Nhưng virus SARS-CoV-2 thì khác. Nhiều người xuất hiện ít hoặc không xuất hiện triệu chứng nhiễm virus do đó các chuỗi lây truyền luôn tiềm ẩn và có khả năng gia tăng đột biến theo mùa giống như dịch cúm.
Nếu như những bệnh nhân mắc SARS không lây nhiễm trong thời kỳ ủ bệnh, thậm chí trong những ngày đầu bị bệnh, thì ngược lại SARS-CoV-2 rất dễ dàng lây nhiễm trong thời gian ủ bệnh, khiến việc phát hiện và ngăn chặn sớm trở nên khó khăn hơn.
Trong cuộc họp báo hôm qua (14/5), ông Takeshi Kasai, Ông Takeshi Kasai, giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết: “Chúng ta phải tìm cách sống chung với virus SARS-CoV-02. Virus này sẽ tồn tại trên thế giới cho đến khi nào chúng ta tìm ra loại vaccine an toàn và hiệu quả. Và đến lúc đó thì mọi người vẫn có nguy cơ lây nhiễm”.
Diễn biến khó lường hơn
Hiện nay có hơn 100 loại vaccine đang được phát triển trên toàn cầu, nhưng các chuyên gia cho biết, phải mất ít nhất 1 năm mới có thể tìm được loại vaccine phù hợp để đưa vào sử dụng.
Bất chấp các nỗ lực ngăn chặn, làn sóng thứ 2 đang cho thấy sự nguy hiểm hơn và khó theo dõi hơn. Các nhà dịch tễ học tại Trung Quốc vẫn chưa thể lý giải làm thế nào một nhân viên giặt là 45 tuổi tại đồn cảnh sát ở thành phố Thư Lan, phía Bắc nước này bị mắc Covid-19 và sau đó lây nhiễm cho hơn 20 người.
Giới chức y tế Trung Quốc đang phân tích mẫu gien của virus thu được từ cụm bệnh nhân mới và so sánh với chủng virus thu được từ những du khách bị mắc bệnh trở về từ Nga để xem xét liệu có bất cứ mối liên quan nào hay không.
Quay trở lại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc), sự xuất hiện của 6 trường hợp mắc Covid-19 tại địa phương trong tháng này đã khiến thành phố bắt tay thực hiện nhiệm vụ đầy tham vọng: chuẩn bị xét nghiệm cho toàn bộ 11 triệu người dân trong 10 ngày.
Hàn Quốc từng được coi là hình mẫu ngăn chặn dịch bệnh hiệu quả mà không cần áp dụng biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt, một phần nhờ chiến dịch xét nghiệm hàng loạt trong khi vẫn giữ tỷ lệ tử vong ở mức thấp. Tuy nhiên, chiến dịch xét nghiệm của nước này có thể đã đạt đến giới hạn. Hơn một nửa số người từng đến câu lạc bộ đêm – những nơi bùng phát ổ dịch mà nhà chức trách Hàn Quốc muốn xét nghiệm vẫn chưa thể tiếp cận được.
Bất chấp phản ứng nhanh chóng và nguồn lực y tế dồi dào, một số quốc gia vẫn phải vật lộn đối phó với dịch bệnh. Hơn nữa, sẽ có nhiều nước châu Á dễ bị tổn thương hơn khi dịch bệnh quay trở lại vì có nhiều khu dân cư đông đúc. “Mật độ dân số cao, đặc biệt là tại những khu nhà công cộng, đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Đây là thách thức nghiêm trọng hơn mà châu Á phải đối mặt”, chuyên gia Thomas, Đại họ Hong Kong cho biết./.
Nhiều tiến triển trong cuộc chiến chống Covid-19
Nhiều phát hiện mới quan trọng giúp cuộc chiến ngăn chặn Covid-19 trên toàn cầu trở nên lạc quan hơn.
Favipiravir đang được một số nước thử nghiệm sử dụng để điều trị Covid-19 - ẢNH: REUTERS
Hà Lan phát hiện kháng thể có thể vô hiệu hóa Covid-19
Các nhà khoa học tại ĐH Utrecht và Trung tâm y tế Erasmus ở Hà Lan đã phát hiện kháng thể có thể vô hiệu hóa virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19. Phát hiện vừa được công bố trên tạp chí Nature.
Theo các chuyên gia, mặc dù cần thêm thời gian để đánh giá xem kháng thể này có thể bảo vệ hoặc giảm mức độ ảnh hưởng của Covid-19 ở người hay không, nhưng thành quả đột phá của cuộc nghiên cứu đã làm dấy lên nhiều hy vọng cho việc phát triển vắc xin hoặc thuốc điều trị trong tương lai.
Nhật thử nghiệm favipiravir toàn cầu
Favipiravir, loại thuốc có khả năng ngăn chặn virus nhân lên trong tế bào, được bán dưới thương hiệu Avigan vào năm 2014 bởi Hãng Toyama Chemical (Nhật Bản). Favipiravir từng được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho phép sử dụng để chống lại dịch Ebola ở châu Phi.
Khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát ở Vũ Hán và Thâm Quyến (Trung Quốc), favipiravir đã được đưa vào phác đồ điều trị và mang lại kết quả khả quan, giúp rút ngắn phân nửa thời gian phục hồi so với các bệnh nhân không dùng thuốc. Một số nước khác bao gồm Mỹ, Ấn Độ và Ý cũng đang thử nghiệm sử dụng favipiravir để điều trị Covid-19.
Kênh CNBC tuần đầu tháng 5 dẫn lời Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi cho biết, đất nước mặt trời mọc sẽ chuyển thuốc favipiravir miễn phí đến 43 trong số 80 quốc gia có quan tâm đến loại thuốc này. Estonia là nước đầu tiên nhận được favipiravir từ Nhật Bản, dự kiến thuốc sẽ về đến nước này vào ngày 18.5.
Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) ngày 13.5 thông báo favipiravir đã cho kết quả hứa hẹn trong các thử nghiệm lâm sàng ban đầu ở nước này. 60% trong số 40 bệnh nhân Covid-19 được sử dụng thuốc favipiravir đã có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 sau 5 ngày.
Mỹ ước tính được thời gian ủ bệnh
Tạp chí y khoa hàng đầu thế giới Annals of Internal Medicine thuộc Hiệp hội Bác sĩ Mỹ ngày 5.5 công bố kết quả nghiên cứu về thời gian ủ bệnh của Covid-19.
Theo thống kê, thời gian ủ bệnh trung bình ước tính là 5,1 ngày và thời gian phát triển các triệu chứng là trong vòng 11,5 ngày. Các ước tính này thường phù hợp với các loại virus Corona ở người đã được biết đến từ trước, bao gồm SARS (trung bình 5 ngày) và MERS (trung bình 5 - 7 ngày).
Kết quả nghiên cứu giúp hỗ trợ các đề xuất về thời gian cách ly hoặc giám sát tích cực đối với những người có khả năng tiếp xúc với SARS-CoV-2. Trước đó, WHO đã đưa ra khuyến cáo Covid-19 có thể ủ bệnh từ 3 - 14 ngày.
Hàn Quốc nghiên cứu 2 loại thuốc mới
Các nhà khoa học tại Viện Pasteur Hàn Quốc đã sàng lọc 48 loại thuốc có khả năng chống SARS-CoV-2 được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) phê chuẩn và phát hiện 2 loại thuốc tiềm năng. Thông tin được công bố trên tạp chí Antimicrobial Agents & Chemotherapy thuộc Hiệp hội Vi sinh học Mỹ.
Loại thuốc chống giun sán có tên là niclosamide đã chứng minh hoạt tính "cực mạnh" chống lại SARS-CoV-2 và MERS-CoV. Theo The Korea Herald, niclosamide được cho là chống ký sinh trùng mạnh hơn 40 lần so với remdesivir. Mặc dù sức mạnh của thuốc đã được chứng minh, nhưng các bác sĩ gặp vấn đề là con người không thể hấp thụ thuốc ở dạng viên. Các công ty dược phẩm toàn cầu đang chạy đua tìm cách phù hợp để đưa thuốc vào cơ thể.
Loại thuốc còn lại là ciclesonide, một thành phần của thuốc trị hen suyễn dạng hít được bán tại các hiệu thuốc dưới tên Alvesco. Với hoạt tính chống viêm đã được chứng minh, ciclesonide có thể là một loại thuốc mạnh giúp kiểm soát SARS-CoV-2.
Campuchia thúc đẩy quá trình đàm phán Hiệp định thương mại tự do Campuchia đặt mục tiêu đàm phán hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc, Mỹ và 6 nước khác. Bộ trưởng Bộ Thương mại Campuchia Pan Sorasak đã chủ trì cuộc họp về chính sách và chiến lược để xem xét và thúc đẩy quá trình đàm phán hiệp định thương mại tự do. Theo Bộ trưởng Pan Sorasak, bộ Thương mại...