Châu Á – chìa khóa để Australia phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19
Theo các chuyên gia kinh tế, Australia cần hợp tác với các nước châu Á trên các lĩnh vực tài chính, thương mại, y tế, an ninh lương thực sau đại dịch.
Một nhóm các nhà kinh tế và chính trị gia Australia mới đây đã kêu gọi chính phủ nước này thúc đẩy hợp tác với các nước châu Á, trong đó có các nước ASEAN để khôi phục nền kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Tiến sĩ Adam Triggs, Đại học Quốc gia Australia. Nguồn ANU.
Hôm 3/6, trong báo cáo có tên Chiến lược phục hồi và tái thiết châu Á giai đoạn hậu Covid-19, một nhóm các chuyên gia kinh tế, chính trị gia và quan chức cao cấp Australia đã lên tiếng kêu gọi chính phủ nước này hợp tác với các quốc gia châu Á gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và 10 quốc gia thành viên ASEAN để khôi phục kinh tế.
Theo các tác giả của báo cáo, kinh tế Australia cơ bản dựa vào trao đổi thương mại với các nước châu Á và Australia cần hợp tác với các nước châu Á trên các lĩnh vực tài chính, thương mại, y tế và an ninh lương thực sau đại dịch.
Đồng tác giả của báo cáo và là Giám đốc cơ quan nghiên cứu kinh tế châu Á của Đại học Quốc gia Australia (ANU), Tiến sĩ Adam Triggs cho rằng châu Á sẽ sớm thoát khỏi cuộc khủng hoảng, có cơ hội dẫn đầu phục hồi kinh tế sau đại dịch và hợp tác giữa các quốc gia châu Á sẽ là chìa khóa thành công cho phục hồi kinh tế.
Cũng theo Tiến sĩ Adam Triggs, đã đến lúc Australia xem xét mở lại biên giới cho sinh viên, doanh nhân và các nhà khoa học để phục hồi kinh tế khi dịch Covid-19 đang dần được kiểm soát.
Tài liệu công bố ngày 3/6 cũng kêu gọi Australia và Nhật Bản với tiềm lực kinh tế mạnh cần hỗ trợ các nước châu Á sau đại dịch. Các nước châu Á cần hợp tác trong điều trị bệnh Covid-19, cùng hỗ trợ phát triển, sản xuất và phân phối công bằng vaccine Covid-19. Bên cạnh đó, các nước cũng cần mở cửa thị trường y tế và thực phẩm, nghiên cứu sớm nối lại hoạt động du lịch, lao động tạm thời và thống nhất các biện pháp kiểm dịch để đảm bảo du lịch an toàn trong khu vực.
Video đang HOT
Du học sinh ở Australia 'đếm từng xu' giữa Covid-19
Castillo, 26 tuổi, đến từ Colombia, hiện chỉ còn 66 USD để cầm cự qua ngày ở Melbourne, một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới.
Australia thu hút hàng trăm nghìn học sinh, sinh viên quốc tế tới du học nhờ lời hứa về một nền giáo dục hạng nhất và những trải nghiệm tuyệt vời. Nhưng cuộc khủng hoảng Covid-19 bỗng nhiên khiến nhiều người rơi vào cảnh thất nghiệp và phải duy trì cuộc sống nhờ thực phẩm cứu trợ.
Mỗi ngày, khoảng 100 học sinh, sinh viên từ châu Á, Mỹ Latinh cùng nhiều khu vực khác lại xếp hàng bên ngoài một trường dạy nấu ăn ở Melbourne chờ nhận những bữa ăn miễn phí.
Người dân xếp hàng bên ngoài một trung tâm phúc lợi của chính phủ Australia ở Melbourne ngày 23/5. Ảnh: AFP.
Các du học sinh chi trả số tiền không nhỏ mỗi năm để học tập tại Australia, nhưng những sinh viên như Santiago Castillo đến từ Colombia giờ đây đang đếm từng xu để sống sót qua ngày.
Castillo, 26 tuổi, làm việc tại một quán cà phê trước khi Covid-19 bùng phát. Lệnh phong tỏa được ban bố nhằm ngăn chặn nCoV lây lan khiến gần một triệu việc làm bốc hơi.
Sau khi trả tiền thuê nhà và vay thêm từ bạn bè, Castillo hiện có chưa đầy 66 USD trong tài khoản. Anh thực sự khó lòng sống với số tiền ít ỏi này tại một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới như Melbourne.
Các khoản trợ cấp từ chính phủ chỉ áp dụng cho những người lao động bị sa thải, không áp dụng cho người không phải thường trú nhân, dù họ có đóng thuế cho địa phương và mang tới hàng tỷ USD cho nền kinh tế Australia.
Để hỗ trợ những người không được hưởng trợ cấp, các bếp ăn miễn phí đang mọc lên khắp Australia.
"Tôi vô cùng stress", Castillo nói, tay chỉ vào những cục u nhỏ nổi trên môi, lưng và mắt của mình. Anh gặp tình trạng này từ lúc thất nghiệp. "Tôi xuất hiện những vấn đề về da... Dường như tâm trí tôi không thể xử lý những khủng hoảng còn cơ thể thì phản ứng".
Hai bữa ăn trợ cấp mỗi ngày tại Viện Giáo dục Thành phố Melbourne, chủ yếu là cà ri, thịt gà cùng một món ăn chay, là "phao cứu sinh" với anh.
Marilia da Silva, sinh viên đến từ Brazil, cũng đang sống dựa vào nguồn thực phẩm cứu trợ. Cô từng làm việc tại một quán cà phê 20 tiếng mỗi tuần trước khi mất việc.
Viện Giáo dục Melbourne hiện có khoảng 600 sinh viên quốc tế theo học, 90% trong số họ đều đã mất việc làm, theo Gary Coonar, giám đốc điều hành học viện.
Nhân viên phúc lợi sinh viên Michelle Cassell cho biết "tại những cơ sở như thế này, sinh viên thường phải hy sinh bữa ăn để dành tiền thuê nhà". Tình cảnh tuyệt vọng của các sinh viên chưa bao giờ được nhìn thấy rõ nét hơn trong 6 tuần qua, khi bếp ăn nhà trường luôn phải hoạt động hết công suất.
Viện đã hợp tác với Charon Foundation, tổ chức từ thiện địa phương, cung cấp 900 suất ăn mỗi tuần cho những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh kể từ giữa tháng ba đến nay.
Cassell cho hay chương trình có thể duy trì tới tháng 9 hoặc đến khi nào sinh viên ổn định trở lại.
Các trường đại học của Australia đã bước qua gần nửa học kỳ đầu tiên khi Thủ tướng Scott Morrison hôm 3/4 tuyên bố những sinh viên quốc tế đang rơi vào tình cảnh khó khăn do dịch bệnh nên "về nhà".
"Lúc ông ấy đưa ra tuyên bố đó, các chuyến bay đã ngừng hoạt động", Coonar nói. "Kể cả muốn, họ cũng không thể rời Australia".
Đầu bếp tình nguyện Laarni Byrne vừa bắt đầu một khóa học nấu ăn thương mại khi cô quyết định ở lại Australia. Người mẹ đơn thân hai con đến từ Philippines cho biết trở về không phải một lựa chọn khả dĩ với cô.
"Tôi phải may mắn lắm mới tới được Australia. Tôi đã nỗ lực rất nhiều để tới đây", Byrne chia sẻ.
Australia dự kiến nới phong tỏa bắt đầu từ ngày 1/6, đồng nghĩa các nhà hàng và quán cà phê có thể phục vụ trở lại, đem đến cơ hội việc làm cho các học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, tốc độ khôi phục hoạt động kinh doanh được dự đoán sẽ rất chậm, do đó nhiều học sinh, sinh viên sẽ không thể nhận lại công việc trước đây.
"Tôi cần tìm cách làm việc thật hiệu quả thay vì lo về tác động của Covid-19", Byrne nói sau khi mất cả công việc marketing online và việc làm tại một khách sạn.
Mỹ triển khai tàu chiến LCS ở Biển Đông để 'uốn nắn' Trung Quốc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định việc triển khai 2 tàu chiến duyên hải đến Biển Đông nhằm tăng cường sức mạnh tấn công và cảnh báo Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế. Hải quân Mỹ đang tăng cường sự hiện diện ở Biển Đông bằng cách triển khai 2 tàu chiến ven biển (LCS) chuyên thực hiện các hoạt...