Châu Á 2014 – đấu trường giữa các nước lớn

Theo dõi VGT trên

Châu Á năm 2014 là đấu trường cạnh tranh ảnh hưởng quyết liệt giữa các cường quốc do đây là khu vực liên đới lợi ích của đa số các trung tâm quyền lực thế giới.

Châu Á năm 2014 xuất hiện xu hướng tăng nhiệt tại một loạt điểm nóng trong khu vực, từ các tranh chấp chủ quyền tại Hoa Đông, đến Biển Đông, rồi xung đột biên giới trên bộ Trung – Ấn. Xu hướng này cho thấy những bước dịch chuyển chiến lược trong thế cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc tại khu vực.

Song song với đó là sự ra đời của một số định chế đa phương mới, cũng như sự tăng cường hoạt động của các định chế cũ, cho thấy xu hướng hợp tác không thể đảo ngược bởi sự đan xen lợi ích giữa các quốc gia. Đây cũng là một quá trình tái tập hợp lực lượng trong bối cảnh tương quan sức mạnh trong khu vực đang thay đổi.

Cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc

Châu Á 2014 - đấu trường giữa các nước lớn - Hình 1

Mỹ và Trung Quốc là hai nhân vật chính trong cuộc cạnh tranh quyền ảnh hưởng tại châu Á – Thái Bình Dương. Ảnh: US News

Theo các nhà phân tích, Mỹ và Trung Quốc là hai nhân vật chính, với những toan tính chiến lược có tác động mạnh mẽ trong cuộc cạnh tranh giành quyền ảnh hưởng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

“Phần lớn các vần đề của châu Á năm nay xoay quanh cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung. Bắc Kinh muốn đẩy đối thủ ra khỏi khu vực, trong khi Washington tăng cường gấp bội sự hiện diện của mình tại đây”, Foreign Policy dẫn lời ông Daniel Twining, cựu chuyên gia thuộc nhóm hoạch định chính sách của Bộ Ngoại giao Mỹ, bình luận.

Từ góc độ của Mỹ và các quốc gia trong khu vực, hành động của Trung Quốc trong năm nay trái ngược với các tuyên bố về xây dựng mối quan hệ mới giữa các nước lớn hay chính sách thân thiện với nước láng giềng mà Bắc Kinh thường nói đến.

Cụ thể là các tàu tuần duyên nước này ngăn cản tàu tiếp tế của chính phủ Philippines ở một bãi san hô tranh chấp trên Biển Đông vào tháng 3. Bắc Kinh cũng thúc đẩy xây dựng trái phép các đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa. Cao điểm nhất là việc nước này bất chấp luật pháp quốc tế, đặt giàn khoan Hải Dương 981 nằm sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi tháng 5.

“Các hành động của Trung Quốc dấy lên mối quan ngại lớn. Các nước cho rằng việc làm của Bắc Kinh không phải dựa trên cơ sở quan hệ cùng thắng, mà giống như hành vi của một cường quốc thế kỷ 19, hy sinh lợi ích của các nước láng giềng để tăng cường an ninh cho bản thân”, tiến sĩ Stephen Hadley, giám đốc Viện nghiên cứu Hòa bình, cho biết.

Tuy nhiên, từ góc độ của Trung Quốc, những hành động trên được cho là nhằm đối phó với việc Washington thúc đẩy chiến lược “xoay trục về châu Á” – điều mà Bắc Kinh xem như cach để Mỹ bao vây, kiềm chế mình. Trong chuyến công du hồi tháng 4, Tổng thống Barack Obama đã tỏ thái độ ủng hộ mạnh mẽ đồng minh Nhật Bản và Philippines, hai quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.

Nhật Bản cũng là cường quốc có tham vọng cạnh tranh ảnh hưởng tại Đông Á, đặc biệt khi phải đối diện với sự trỗi dậy không ngừng của Trung Quốc cũng như căng thẳng xoay quanh tranh chấp Senkaku/ Điếu Ngư và vấn đề lịch sử.

Sự kiện nội các của Thủ tướng Shinzo Abe diễn giải lại quyền phòng thủ tập thể hồi tháng 7, cùng với việc liên minh cầm quyền do ông Abe đứng đầu thắng lợi trong kỳ bầu cử Quốc hội vừa qua, đã mở đường cho tiến trình thảo luận sửa đổi Hiến pháp Hòa bình và tăng cường sức mạnh quân sự. Điều này tạo tiền đề cho Nhật Bản chuyển mình từ một cường quốc kinh tế sang một cường quốc chính trị – quân sự.

Tokyo đang thực hiện đường lối ngoại giao tích cực hơn trong quan hệ với các cường quốc và định chế khu vực khác. Nhật Bản thắt chặt quan hệ ngoại giao, hợp tác quân sự và kinh tế với các nước ASEAN khi căng thẳng tại Biển Đông tăng cao. Nhật Bản cũng đã nâng cấp quan hệ với Ấn Độ, quốc gia cũng đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, lên mức “đối tác toàn cầu chiến lược đặc biệt”.

Tại Nam Á, chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Ấn Độ hồi tháng 9, được kỳ vọng tạo ra lợi ích kinh tế cho hai cường quốc mới nổi, nhưng hai nước vẫn nhìn nhau đầy nghi ngại do các vấn đề an ninh và tranh chấp biên giới.

Ngay trước thềm chuyến công du, hàng trăm binh sĩ Trung Quốc tiến vào cao nguyên Ladakh phía tây Ấn Độ, nơi cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền, dẫn đến tình trạng đối đầu giữa hai quân đội trong suốt ba tuần.

New Delhi cũng lo ngại trước sự hiện diện không ngừng gia tăng của Bắc Kinh tại Nam Á bằng cách hỗ trợ xây dựng một loạt cảng, nhà máy điện và cung cấp vũ khí. Nước này không ngừng mở rộng hợp tác với Sri Lanka, Maldives và các quốc gia khác, nhằm thực hiện hóa chiến lược Con đường Tơ lụa mới, uy hiếp địa vị chủ đạo của Ấn Độ.

Hợp tác hay tái tập hợp lực lượng

Châu Á 2014 - đấu trường giữa các nước lớn - Hình 2

Hội nghị APEC hồi tháng 11 chứng kiến quá trình tái tập hợp lực lượng giữa các cường quốc, thông qua một loạt hợp tác kinh tế và sự ra đời của định chế tài chính mới. Ảnh: SCMP

Châu Á năm 2014 chứng kiến một loạt xu hướng hợp tác song phương và đa phương mới, có tác động sâu rộng đến cục diện khu vực. Trong đó, được chú ý nhiều nhất là “cái bắt tay” chiến lược giữa Nga và Trung Quốc, thông qua các thỏa thuận hợp tác khí đốt trị giá hàng trăm tỷ USD, các cuộc tập trận chung, cùng loạt hợp đồng mua sắm vũ khí mới.

Sức ép hiện tại từ các lệnh trừng phạt và nỗ lực cô lập Nga của phương Tây, cộng với tham vọng tăng cường sức ảnh hưởng trong khu vực của Trung Quốc đang đẩy Moscow và Bắc Kinh vào vòng tay của nhau. Hai nước đang xây dựng mối quan hệ đồng minh tạm thời và một hiệp ước quân sự chung ngày càng trở nên hấp dẫn.

Video đang HOT

“Tình hình đang phát triển theo hướng đó. Nga hiện rơi vào một vị trí khiến nước này quan tâm đến việc tìm kiếm một khối quân sự bảo đảm hơn bao giờ hết”, ông Alexander Salitsky, chuyên gia của Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế Moscow, cho biết.

Vấn đề lịch sử từ Thế chiến thứ hai và tranh chấp đảo Dokdo/Takeshima là hai rào cản lớn nhất trong quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc, nhưng đây cũng được cho là kẽ hở để Trung Quốc tăng cường hợp tác với Seoul, nhằm lôi kéo và phân hóa hệ thống đồng minh của Mỹ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Trong các chuyến thăm lẫn nhau của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, hai nhà lãnh đạo đều lên tiếng chỉ trích thái độ của chính phủ Nhật Bản trên vấn đề lịch sử. Chuyến thăm Bắc Kinh nhân Hội nghị APEC hồi tháng 11 của bà Park cũng đánh dấu sự kết thúc của quá trình đàm phán hiệp định tự do Trung – Hàn, tạo điều kiện để thương mại song phương đạt mức 300 tỷ USD trong năm 2015.

“Trung Quốc nên liên kết với Hàn Quốc và đây sẽ là xu hướng phát triển trong tương lai”, Giáo sư Diệm Học Thông, viện trưởng Viện nghiên cứu Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Thanh Hoa, bình luận. “Điều này sẽ trung lập một đồng minh của Mỹ, và Trung Quốc cũng sẽ có thêm bạn trên các vấn đề liên quan đến Nhật Bản”.

Quân bài kinh tế cũng được Bắc Kinh vận dụng trong quan hệ với Australia, một đồng minh quan trọng khác của Mỹ. Trong Hội nghị thượng đỉnh G20 vừa qua, lãnh đạo hai nước thông báo đã hoàn tất một hiệp định tự do thương mại sau 10 năm đàm phán.

Năm 2014 cũng đánh dấu quyết định thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) gồm 21 quốc gia thành viên. Đây định chế tài chính mới do Trung Quốc đề nghị và bỏ một nửa vốn (50 tỷ USD), nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế đa phương châu Á – Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng AIIB là bước đi chiến lược của Bắc Kinh nhằm thách thức địa vị của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), do Nhật Bản đứng đầu, từ đó cạnh tranh sức ảnh hưởng với Mỹ và đồng minh. Đây cũng giải thích cho việc Washington nỗ lực thuyết phục Australia và Hàn Quốc không tham gia vào AIIB, mặc dù hai nước trên có quan hệ hợp tác kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc.

“Đây có thể được coi là biểu hiện của chủ nghĩa Monroe mang màu sắc Trung Quốc. Trung Quốc đang kêu gọi các quốc gia châu Á xây dựng một nhận thức chung của khu vực, nhưng không bao gồm Mỹ và Nhật Bản”, tiến sĩ Yoichi Funabashi, chủ tịch Quỹ Tái thiết Nhật Bản, đánh giá. Chủ nghĩa Monroe do Tổng thống Mỹ James Monroe đưa ra vào năm 1823, yêu cầu châu Âu không can thiệp vào vấn đề của châu Mỹ, nơi Washington chiếm vị thế chủ đạo.

Những biến động chính trị tại châu Á năm 2014 cho thấy xu hướng tái tập hợp lực lượng giữa các cường quốc nhằm cạnh tranh sức ảnh hưởng, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc. Đây là cuộc chạy đua giữa một cường quốc mới trỗi dậy muốn thay đổi trật tự hiện hành và một siêu cường muốn duy trì nguyên trạng.

Mặc dù vậy, giới học giả cho rằng cuộc chạy đua Mỹ – Trung ngày nay khác với thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Sự tập hợp lực lượng diễn ra không theo một trận tuyến hay hệ ý thức rõ ràng nào, mà căn cứ theo lợi ích đậm tính thực dụng. “Các quốc gia châu Á khác sẽ phải thích nghi và cân bằng quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng cũng cảnh giác trước khả năng hai cường quốc bão hòa lợi ích và đi vào thỏa hiệp, có thể sẽ bất lợi với các nước nhỏ hơn”, chuyên gia Daniel Twining kết luận.

Đức Dương

Theo VNE

8 khoảnh khắc thú vị trên chính trường năm 2014

Năm 2014 chứng kiến nhiều biến động trên thế giới. 8 khoảnh khắc thú vị dưới đây của lãnh đạo các nước thể hiện phần nào những câu chuyện chính trường nổi bật trong năm

8 khoảnh khắc thú vị trên chính trường năm 2014 - Hình 1

Tổng thống Nga Putin lặng lẽ tại G20 - Ảnh: Reuters

Năm 2014 chứng kiến nhiều biến động trên thế giới khi nhiều thay đổi đến cùng một loạt các sự kiện đã và đang tiếp tục diễn ra: từ cuộc xung đột ở Syria, Ukraine cho đến sự lộng hành của tổ chức Nhà nước Hồi giáo cực đoan (IS) ở khu vực Syria và Iraq; từ hai thảm hoạ của hãng hàng không Malaysia Airlines đến sự bùng phát của đại dịch do vi rút Ebola gây ra ở Tây Phi.

Bên cạnh đó, 2014 cũng là năm báo chí ghi được nhiều khoảnh khắc lúng túng, tình huống khó xử của các lãnh đạo cấp cao thế giới. Nhờ có mạng xã hội cũng như sự phát triển của các phương tiện truyền thông, nhiều trong số những bức ảnh này đã lan rộng và để lại dấu ấn, theo tờ The Washington Post.

1. Tổng thống Nga lúng túng vỗ vai Tổng thống Mỹ

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương APEC diễn ra tại Bắc Kinh tháng 11 vừa qua được xem là chuỗi ngày gặp gỡ đầy khó khăn của các nhà lãnh đạo trong bối cảnh có không ít mâu thuẫn ngấm ngầm giữa các nước thành viên tham dự.

Nhiều khoảnh khắc được ghi lại. Trong đó bức ảnh Tổng thống Nga Vladimir Putin đột nhiên chạm vào vai Tổng thống Mỹ Barack Obama khi nhóm các nhà lãnh đạo đang tiến vào một cuộc hội đàm hôm 11.11 đã gây ấn tượng.

8 khoảnh khắc thú vị trên chính trường năm 2014 - Hình 2

Tổng thống Nga Vladimir Putin vỗ nhẹ vào vai tổng thống Mỹ Barack Obama tại APEC Bắc Kinh ngày 11.11 - Ảnh: AFP

Cả hai nhà lãnh đạo tham dự thượng đỉnh APEC đang bất hòa từ cuộc khủng hoảng Ukraine từ năm ngoái và Mỹ hiện đang áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế lên Nga. Hình ảnh ghi lại cảnh chạm vai cho thấy ông Putin muốn bày tỏ sự thân thiện, song cũng không giấu được sự lúng túng của mình khi ông nhận thức rõ rằng tình hình đang chuyển hướng xấu đi với việc Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt lên Nga.

2. Cái bắt tay lạnh lùng của Chủ tịch Trung Quốc và Thủ tướng Nhật

8 khoảnh khắc thú vị trên chính trường năm 2014 - Hình 3

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (trái) được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) chào đón tại APEC Bắc Kinh 2014 - Ảnh: Reuters

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã có cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tổ chức tại Bắc Kinh ngày 10.11. Đây là cuộc gặp đầu tiên của hai nguyên thủ từ khi nhậm chức nhưng cả hai đã thể hiện thái độ lạnh lùng thông qua cái bắt tay chiếu lệ ở Đại Lễ đường Nhân Dân ở Bắc Kinh.

8 khoảnh khắc thú vị trên chính trường năm 2014 - Hình 4

Cái bắt tay giữa hai nhà lãnh đạo - Ảnh: Reuters

Tấm ảnh cũng thể hiện mối quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong năm qua, chủ yếu xuất phát từ căng thẳng chủ quyền trên biển. Điểm chính của sự bất đồng quan điểm là phía Tokyo không công nhận có sự tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Senkaku mà Nhật đang nắm, trong khi Trung Quốc thì gọi là đảo Điếu Ngư và nói nó thuộc về Trung Quốc.

3. Ngôn ngữ cơ thể căng thẳng của Ngoại trưởng Nga và Mỹ

8 khoảnh khắc thú vị trên chính trường năm 2014 - Hình 5

Bức ảnh chụp Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ John F. Kerry hôm 14.3.2014 - Ảnh: AFP

Trở lại ba tháng đầu năm 2014 - thời điểm Nga quyết định sát nhập Crimea vào lãnh thổ của mình, hàng loạt cuộc đàm phán cao cấp giữa các lãnh đạo Nga - Mỹ đã diễn ra. Bức ảnh chụp của Ngoại trưởng Mỹ John F. Kerry và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov vào ngày 14.3, trước một phiên họp tại London cho thấy rõ ngôn ngữ cơ thể của hai người có vẻ không thân thiện, nếu không muốn nói là căng thẳng.

4. Tổng thống Thụy Sĩ được đón tiếp bằng quốc kỳ Đan Mạch khi đến Ukraine

8 khoảnh khắc thú vị trên chính trường năm 2014 - Hình 6

Tổng thống Thụy Sĩ Didier Burkhalter (trái) bắt tay với Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk (phải) khi được đón tiếp bằng lá cờ Đan Mạch - Ảnh chụp màn hình

Vào ngày 14.4, Tổng thống Thụy Sĩ Didier Burkhalter, người đồng thời là Chủ tịch Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), đã được chào đón bằng lá cờ Đan Mạch khi đến Keiv, Ukraine tham dự một cuộc họp. Báo chí Thụy Sĩ hẳn nhiên tỏ ra không hài lòng, thể hiện bằng việc miêu tả viết lá cờ này là "sự xấu hổ".

5. Thủ tướng Đức cười lớn

8 khoảnh khắc thú vị trên chính trường năm 2014 - Hình 7

Thủ tướng Đức Angela Merkel (trái) cười lớn khi trò chuyện với Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto (phải) trong cuộc gặp tại The Hague, Hà Lan ngày 25.3 - Ảnh chụp màn hình

Danh sách số ít những lãnh đạo đã có một năm 2014 tương đối suông sẻ không thể thiếu Thủ tướng Đức Angela Merkel. Bà được tạp chí Forbes bình chọn là người phụ nữ quyền lực nhất thế giới suốt 3 năm liền.

Trước đó, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy Angela Merkel sau 100 ngày cầm quyền là người giành được sự ủng hộ cao nhất trong số các thủ tướng lãnh đạo nước Đức kể từ năm 1949. Với những lí do trên, bà Merkel hoàn toàn có lí do để cười trong năm qua

6. Chùm ảnh Tổng thống Nga lần lượt "diện đồ đôi" cùng lãnh đạo các nước

Trước sức ép và sự phản đối đến từ Mỹ và các nước phương Tây, Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn bội thu cho nước Nga nhiều mối quan hệ ngoại giao chiến lược với các nước khác như Ai Cập, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ thông qua các cuộc gặp gỡ của mình trong năm qua.

Trong số rất nhiều bức ảnh, tấm ảnh chụp trong lần đón tiếp tân Tổng thống Ai Cập Abdel Fatah al-Sissi khi ông đến Sochi, Nga vào tháng 8 đã để lại ấn tượng. Tổng thống Nga trong ảnh đã diện chiếc kính mát và cà-vạt khá giống với người đồng cấp, ông Abdel Fatah al-Sissi.

8 khoảnh khắc thú vị trên chính trường năm 2014 - Hình 8

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ai Cập Abdel Fatah al-Sissi cùng diện kính mát và cà-vạt khá giống nhau - Ảnh: AFP

Đầu tháng 12, Tổng thống Nga cũng vận phục trang gần như tương tự với Tổng thống Thỗ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan chuyến thăm của ông đến nước này. Quan niệm đối lập nhau trong cuộc khủng hoảng ở Syria không ngăn cản Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đạt được những thoả thuận về hợp tác thương mại song phương.

Thổ Nhĩ Kỳ không tham gia trưng phat Nga như cac nươc phương Tây khac, thâm chi con tăng cương xuât khâu vao Nga trong thời gian qua. Đại diện Liên minh châu Âu (EU) ngày 7.12 thậm chí đã phải cảnh báo Thô Nhi Ky không pha hoai cac nô lưc trưng phat cua Cộng đồng chung đôi vơi Nga, theo Reuters.

8 khoảnh khắc thú vị trên chính trường năm 2014 - Hình 9

Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) được đón tiếp bởi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan (trái) ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ hôm 1.12 - Ảnh: Reuters

Sau chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Putin tiếp tục có mặt tại New Delhi, Ấn Độ chưa đầy 2 tuần sau đó để củng cố, thúc đẩy hợp tác về năng lượng và quân sự với nước này. Phát biểu sau cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết Nga sẽ xây dựng cho nước này 10 lò phản ứng hạt nhân, và khẳng định Nga là đối tác quân sự hàng đầu của Ấn Độ.

8 khoảnh khắc thú vị trên chính trường năm 2014 - Hình 10

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (phải) tại New Delhi, Ấn Độ hôm 12.11 - Ảnh: AFP

Ba bức ảnh trên thể hiện nỗ lực của Nga trong việc đẩy mạnh mối quan hệ chiến lược và hợp tác chặt chẽ hơn với 3 nước trên trong bối cảnh sức ép không hề thuyên giảm từ Mỹ và phương Tây đang khiến sức khoẻ nền kinh tế nước này tuột dốc không phanh.

7. Lãnh đạo Triều Tiên đến thăm trại trẻ mồ côi

8 khoảnh khắc thú vị trên chính trường năm 2014 - Hình 11

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong một bức ảnh được đăng tải trên trang mạng xã hội Tweeter hôm 27.10 - Ảnh chụp màn hình trang Tweeter

Câu chuyện về lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có lẽ là một trong số những câu chuyện tốn không ít giấy mực của báo chí trong năm qua. Ông Kim Jong-un bắt đầu năm 2014 không ồn ào với sự xuất hiện đều đặn, rồi đột nhiên biến mất sau mùa hè ít lâu trước khi xuất hiện trở lại với nhiều lời đồn đoán.

Việc ông bị Liên Hiệp Quốc cáo buộc vi phạm nhân quyền và việc Triều Tiên bị cáo buộc là nhân tố đằng sau vụ tấn công mạng nhằm vào Sony Pictures Entertainment trong vụ việc liên quan đến bộ phim "The Interview" là hai trong số những câu chuyện tiêu biểu xung quanh vị lãnh đạo và đất nước này trong năm qua.

8. Thủ tướng Anh đang điện đàm

8 khoảnh khắc thú vị trên chính trường năm 2014 - Hình 12

Bức ảnh Thủ tướng Anh David Cameron đang điện đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama do chính ông Cameron đăng tải hôm 6.3 - Ảnh chụp màn hình Twitter

Ngày 6.3, ông David Cameron đã đăng trên tài khoản mạng xã hội Twittter của mình bức ảnh đang điện đàm với tổng thống Mỹ Barack Obama. Ông chú thích: "Tôi đang nói chuyện với ông Barack Obama về vấn về của Ukraine. Chúng tôi thống nhất trong quan điểm và sự phê phán trước hành động của Nga".

Theo tờ The Washington Post, bức ảnh của Thủ tướng Anh đã bị châm chọc bởi cộng đồng mạng khi họ cho rằng Thủ tướng trông có vẻ quá cố gắng để thể hiện mối quan hệ đặc biệt giữa Anh và Mỹ.

Thu Thảo - Huỳnh Mai

Theo Thanhnien

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tai nạn máy bay tại Hàn Quốc: Tìm thấy lông chim và máu trong động cơ máy bayTai nạn máy bay tại Hàn Quốc: Tìm thấy lông chim và máu trong động cơ máy bay
19:57:16 17/01/2025
Hàn Quốc bắt 11 người Việt trốn trong xe tải rời đảo JejuHàn Quốc bắt 11 người Việt trốn trong xe tải rời đảo Jeju
07:16:58 18/01/2025
Bùng nổ làn sóng 'tị nạn kỹ thuật số' khi TikTok bị cấm ở MỹBùng nổ làn sóng 'tị nạn kỹ thuật số' khi TikTok bị cấm ở Mỹ
16:16:34 18/01/2025
Ukraine không đàm phán với Tổng thống Putin bất chấp nguy cơ mất lãnh thổUkraine không đàm phán với Tổng thống Putin bất chấp nguy cơ mất lãnh thổ
13:33:27 17/01/2025
Tổng thống Joe Biden nói gì trong thông điệp chia tay?Tổng thống Joe Biden nói gì trong thông điệp chia tay?
06:38:29 18/01/2025
Tỷ phú Bill Gate chia sẻ trải nghiệm sau bữa ăn tối với ông TrumpTỷ phú Bill Gate chia sẻ trải nghiệm sau bữa ăn tối với ông Trump
11:40:19 18/01/2025
Lễ nhậm chức tổng thống lạnh nhất trong vòng 40 năm qua tại MỹLễ nhậm chức tổng thống lạnh nhất trong vòng 40 năm qua tại Mỹ
12:10:14 18/01/2025
'Tình huống đặc biệt nguy hiểm' giữa cháy rừng Los Angeles'Tình huống đặc biệt nguy hiểm' giữa cháy rừng Los Angeles
22:10:13 17/01/2025

Tin đang nóng

Bạn học hé lộ tính cách thật của Á hậu Phương NhiBạn học hé lộ tính cách thật của Á hậu Phương Nhi
06:05:54 19/01/2025
Bắt đối tượng sát hại 4 người trong gia đình ở Phú Xuyên, đang di lý từ Vũng Tàu về Hà NộiBắt đối tượng sát hại 4 người trong gia đình ở Phú Xuyên, đang di lý từ Vũng Tàu về Hà Nội
07:05:31 19/01/2025
Bỏ nhà ra đi suốt 8 năm vì trượt đại học, ngày trở về nhìn thấy bố, nam thanh niên gào thét: "Ông không phải cha tôi!"Bỏ nhà ra đi suốt 8 năm vì trượt đại học, ngày trở về nhìn thấy bố, nam thanh niên gào thét: "Ông không phải cha tôi!"
08:27:10 19/01/2025
Sao Việt 19/1: Bạn gái Chí Trung tới xem Táo Quân, Công Lý tươi tắn bên vợ trẻSao Việt 19/1: Bạn gái Chí Trung tới xem Táo Quân, Công Lý tươi tắn bên vợ trẻ
09:13:38 19/01/2025
"Ông hoàng" chiêu trò tâm cơ Song Joong Ki: Tung vô số đòn hạ Song Hye Kyo, đâu ngờ "gậy ông đập lưng ông""Ông hoàng" chiêu trò tâm cơ Song Joong Ki: Tung vô số đòn hạ Song Hye Kyo, đâu ngờ "gậy ông đập lưng ông"
08:46:15 19/01/2025
Phim học đường vừa chiếu 1 ngày đã chiếm top 1 toàn cầu: Thống trị 67 nước, nam chính quá đẹp khiến netizen u mêPhim học đường vừa chiếu 1 ngày đã chiếm top 1 toàn cầu: Thống trị 67 nước, nam chính quá đẹp khiến netizen u mê
05:59:40 19/01/2025
Hơn 20 giờ truy bắt nghi phạm sát hại 4 người thân ở Phú XuyênHơn 20 giờ truy bắt nghi phạm sát hại 4 người thân ở Phú Xuyên
10:58:57 19/01/2025
Phát hiện điều "đắt giá" về gia đình Á hậu Phương NhiPhát hiện điều "đắt giá" về gia đình Á hậu Phương Nhi
08:39:31 19/01/2025

Tin mới nhất

Thủ tướng Thái Lan nhận tin nhắn thoại lừa đảo giả giọng một lãnh đạo nước khác

Thủ tướng Thái Lan nhận tin nhắn thoại lừa đảo giả giọng một lãnh đạo nước khác

10:55:28 19/01/2025
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra không tiết lộ AI giả giọng ai trong cuộc gọi lừa đảo, nhưng cho hay bà đã nhận được một tin nhắn bằng giọng nói giống hệt một nhà lãnh đạo nổi tiếng, theo CNN ngày 16.1.
Ông Trump ra tối hậu thư về thỏa thuận tại Gaza

Ông Trump ra tối hậu thư về thỏa thuận tại Gaza

08:04:16 19/01/2025
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump muốn thỏa thuận ngừng bắn tại Dải Gaza hoàn tất trước khi ông nhậm chức, trong khi một bộ trưởng Israel đe dọa rút khỏi nội các nếu thỏa thuận được ký.
Phía ông Trump nêu điều kiện cứu TikTok tại Mỹ

Phía ông Trump nêu điều kiện cứu TikTok tại Mỹ

08:01:30 19/01/2025
Cố vấn an ninh quốc gia sắp tới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 16.1 nói rằng chính quyền mới sẽ giữ TikTok hoạt động tại Mỹ nếu có một thỏa thuận khả thi.
Lũ lụt ở Indonesia nhấn chìm hàng nghìn ngôi nhà

Lũ lụt ở Indonesia nhấn chìm hàng nghìn ngôi nhà

05:16:08 19/01/2025
Quyền Thị trưởng Cirebon, Agus Mulyadi, cho biết đây là một trong những trận lũ tồi tệ nhất ở thành phố trong 5 năm gần đây, nước ập đến bất ngờ khiến nhiều người dân không kịp sơ tán đồ đạc.
Sập cáp treo trượt tuyết ở Tây Ban Nha, hàng chục người bị thương và mắc kẹt

Sập cáp treo trượt tuyết ở Tây Ban Nha, hàng chục người bị thương và mắc kẹt

05:14:01 19/01/2025
Khu nghỉ dưỡng trượt tuyết Astun nằm gần biên giới của Tây Ban Nha với Pháp, trong dãy núi Pyrenees. Đây là khu trượt tuyết ưa thích của người dân Tây Ban Nha.
EU tiêu thụ khí đốt Nga với tốc độ kỷ lục dù đã cắt giảm

EU tiêu thụ khí đốt Nga với tốc độ kỷ lục dù đã cắt giảm

05:12:04 19/01/2025
Dữ liệu do công ty nghiên cứu hàng hóa Kpler thu thập và Politico phân tích cho thấy trong 15 ngày đầu tiên của năm 2025, 27 quốc gia EU đã nhập khẩu 837.300 tấn khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Nga.
Hàn Quốc mở đại sứ quán ở Cuba

Hàn Quốc mở đại sứ quán ở Cuba

05:10:27 19/01/2025
Hàn Quốc dự kiến sẽ sớm công bố đại sứ tại Cuba. Thông tin cho biết một nhà ngoại giao chuyên nghiệp đang làm việc tại một quốc gia Trung Mỹ được cho là đã được chỉ định cho vị trí này sau khi La Habana chấp thuận bổ nhiệm.
Trừng phạt dầu mỏ: Đòn bẩy của ông Trump trong xung đột Nga - Ukraine?

Trừng phạt dầu mỏ: Đòn bẩy của ông Trump trong xung đột Nga - Ukraine?

05:08:54 19/01/2025
Như Bloomberg đưa tin, các cố vấn của ông Trump đang xây dựng một kế hoạch trừng phạt toàn diện, không chỉ nhắm vào Nga mà còn cả Iran và Venezuela - hai quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn khác.
Nga và Syria hậu Assad: Tái định hình quyền lực ở Trung Đông

Nga và Syria hậu Assad: Tái định hình quyền lực ở Trung Đông

05:07:29 19/01/2025
Hai năm sau đó, vào năm 2017, Nga và Syria đã củng cố quan hệ thông qua việc ký kết thỏa thuận cho phép Moskva thuê cơ sở hải quân Tartus và căn cứ không quân Khmeimim trong thời hạn 49 năm.
Tấn công bằng súng tại Tòa án tối cao Iran, 2 thẩm phán tử vong

Tấn công bằng súng tại Tòa án tối cao Iran, 2 thẩm phán tử vong

04:57:02 19/01/2025
Động cơ gây án vẫn chưa được làm rõ, nhưng Mizan Online khẳng định thủ phạm không liên quan đến bất kỳ vụ án nào tại Tòa án Tối cao.
Trung Quốc chuyển hướng xuất khẩu sang 'Nam toàn cầu'

Trung Quốc chuyển hướng xuất khẩu sang 'Nam toàn cầu'

04:22:07 19/01/2025
Theo đánh giá của Quỹ Carnegie, thành công này có được nhờ chiến lược đầu tư dài hơi của Trung Quốc thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI).
Xuân Ất Tỵ 2025: 'Tết sum vầy' cùng bà con gốc Việt tại Campuchia

Xuân Ất Tỵ 2025: 'Tết sum vầy' cùng bà con gốc Việt tại Campuchia

04:18:39 19/01/2025
Theo ông Sim Chy, chương trình không chỉ mang đến những phần quà vật chất mà còn là nguồn động viên tinh thần to lớn, giúp bà con kiều bào cảm nhận được sự gắn kết, tình nghĩa đồng bào, dù đang sinh sống xa quê hương.

Có thể bạn quan tâm

1 cặp đôi nổi tiếng "cao hứng" cầu hôn ngay đám cưới của Trí Thịt Bòa và tiểu thư Hà My, đàng gái vội đính chính

1 cặp đôi nổi tiếng "cao hứng" cầu hôn ngay đám cưới của Trí Thịt Bòa và tiểu thư Hà My, đàng gái vội đính chính

Netizen

11:54:50 19/01/2025
Tối ngày 18/1 vừa qua, đám cưới của cặp đôi trai tài gái sắc Trí Thịt Bòa (Trí Phan, SN 1997) và Hà My (SN 1997) đã diễn ra tại TP.HCM.
Làm việc căng thẳng cuối năm, cô gái trẻ suýt đột quỵ

Làm việc căng thẳng cuối năm, cô gái trẻ suýt đột quỵ

Sức khỏe

11:39:32 19/01/2025
Trong lúc leo thang bộ lên văn phòng, Hoàng Phương (27 tuổi, ngụ TPHCM) đột ngột cảm nhận cơn đau từ động mạch cảnh ở cổ. Trong tích tắc, đầu cô xuất hiện cơn đau buốt, Phương không tự chủ được mà ngã khuỵu xuống.
Tóm dính tiểu tam và người tình U70 đi mua sắm, thân mật trêu ngươi dư luận sau 10 năm ngoại tình?

Tóm dính tiểu tam và người tình U70 đi mua sắm, thân mật trêu ngươi dư luận sau 10 năm ngoại tình?

Sao châu á

11:36:38 19/01/2025
Nhất cử nhất động của cặp đôi bị ghét nhất showbiz Kim Min Hee - Hong Sang Soo trong thời gian qua đã gây chú ý lớn với công chúng.
Hoàng Yến Chibi rap giọng Huế ngọt cỡ nào?

Hoàng Yến Chibi rap giọng Huế ngọt cỡ nào?

Tv show

11:34:19 19/01/2025
Không chỉ xuất sắc trong từng lời ca, từng động tác vũ đạo, Hoàng Yến Chibi còn chơi lớn , trổ tài viết rap và đóng tune cực mượt
Xuất hiện tựa game Soulslike mới đầy thú vị, được coi là Elden Ring phiên bản "khủng long"

Xuất hiện tựa game Soulslike mới đầy thú vị, được coi là Elden Ring phiên bản "khủng long"

Mọt game

11:33:45 19/01/2025
FromSoftware đã tạo nên một cơn sốt khi phát hành series Dark Souls, và gần đây nhất là Elden Ring - các tựa game Soulslike khiến không ít game thủ phải phấn khích.
Khoe với chồng tổng tiền thưởng Tết của gia đình được 30 triệu, nào ngờ anh muốn dùng số tiền đó biếu mẹ và em dâu

Khoe với chồng tổng tiền thưởng Tết của gia đình được 30 triệu, nào ngờ anh muốn dùng số tiền đó biếu mẹ và em dâu

Góc tâm tình

11:33:23 19/01/2025
Quyết định chồng đưa ra làm tôi bối rối, không biết phải làm sao cho hợp lý nữa?Anh cả muốn độc chiếm 3000m2 đất, thay đổi di chúc của bố mẹ, tôi quyết tâm kiện ra tòa nhưng chồng lại khuyên tôi từ
Clip Luna Đào vừa đến Trấn Thành liền rời thảm đỏ, cái liếc mắt chưa đến 2 giây bị camera bắt gọn

Clip Luna Đào vừa đến Trấn Thành liền rời thảm đỏ, cái liếc mắt chưa đến 2 giây bị camera bắt gọn

Sao việt

11:30:33 19/01/2025
Cụ thể, trong lúc Trấn Thành đang đứng tại khu vực thảm đỏ chính để tiếp đón khách mời, thì sự xuất hiện bất ngờ của Luna Đào gây chú ý.
Van Nistelrooy bị CĐV Leicester quay lưng

Van Nistelrooy bị CĐV Leicester quay lưng

Sao thể thao

11:27:13 19/01/2025
HLV người Hà Lan chịu áp lực lớn từ người hâm mộ sau chuỗi trận gây thất vọng của Leicester City trong thời gian gần đây.
Trấn Thành bất ngờ đăng đàn cầu cứu cư dân mạng, biết lý do ai cũng phẫn nộ

Trấn Thành bất ngờ đăng đàn cầu cứu cư dân mạng, biết lý do ai cũng phẫn nộ

Hậu trường phim

11:23:58 19/01/2025
Ngay sau buổi công chiếu phim, Trấn Thành bất ngờ đăng tải một dòng trạng thái vô cùng cấp bách để năn nỉ cư dân mạng một điều.
Khởi tố 2 bị can trốn thuế hơn 2,1 tỷ đồng

Khởi tố 2 bị can trốn thuế hơn 2,1 tỷ đồng

Pháp luật

11:23:44 19/01/2025
Ngày 19/1, Công an tỉnh Thanh Hoá thông tin, các bị can bị khởi tố là Trần Vũ Quyết (SN 1985) và Lê Xuân Sơn (SN 1983), cùng trú tại xã Tượng Sơn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá.
Gành Đá Đĩa bừng sáng trong ánh bình minh

Gành Đá Đĩa bừng sáng trong ánh bình minh

Du lịch

11:22:49 19/01/2025
Với tầng tầng lớp lớp đá đen bóng xếp chồng lên nhau theo hình bậc thang kỳ thú, gành Đá Đĩa là một trong những thắng cảnh nổi tiếng, độc đáo nhất của Việt Nam.