“Chất xúc tác” giúp Nga trở thành quốc gia hùng mạnh
Một khảo sát cho thấy gần 50% người dân Nga tin rằng Tổng thống Vladimir Putin, năng lực quân sự và tinh thần dân tộc là những nguyên nhân chính khiến Nga trở thành cường quốc hùng mạnh.
Người Nga tuần hành ủng hộ ông Putin trước cuộc bầu cử hồi tháng 3. (Ảnh minh họa: Sputnik)
RT trích kết quả của một cuộc khảo sát do Trung tâm nghiên cứu dư luận toàn Nga (VTsIOM) tiến hành cuối tháng 4 cho biết, có khoảng 49% người dân nước này nghĩ Nga là một cường quốc. Con số này thấp hơn chỉ số năm ngoái, 57%.
Có khoảng một phần ba số người khi được hỏi đã trả lời rằng họ tin rằng nước Nga sẽ trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới trong vòng 10-15 năm tới.
Trả lời cho câu hỏi điều gì đã khiến nước Nga trở thành một quốc gia hùng mạnh và được tôn trọng, 26% lựa chọn nền quân sự hùng mạnh của Moscow, 22% chọn tinh thần và ý chí “sắt đá” của người Nga và 17% trả lời là do Tổng thống Vladimir Putin.
Có khoảng 18% cho rằng thành công lớn nhất của Nga trong thập niên vừa qua là cải tổ và phát triển nền quân sự, trong khi 12% cho rằng đó là việc bán đảo Crimea sáp nhập Nga.
Video đang HOT
Một khảo sát khác của VTsIOM hồi tháng 4 cho thấy 83% người Nga trả lời là họ cảm thấy hạnh phúc. Khi được yêu cầu định nghĩa khái niệm hạnh phúc, 30% hồi đáp là do gia đình, 16% trả lời là sức khỏe tốt, 14% nói họ có công việc tốt và 13% nói là do con cái.
Trong 10 năm qua, quân đội Nga đã có những bước phát triển đáng kể, từ việc nghiên cứu thành công và đưa vào biên chế những hệ thống khí tài quân sự tiên tiến, góp tiếng nói mạnh mẽ trong phong trào chống khủng bố trên toàn thế giới, tăng quân số thường trực và tập trung nâng cao nguồn lực quân đội, cũng như phát triển “bộ ba hạt nhân” nâng cao sức mạnh răn đe chiến lược.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Chuyên gia: Trump chuẩn bị tấn công Iran theo kiểu đánh Iraq
Tổng thống Mỹ Donald Trump gây bất ngờ khi rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân ký với Iran năm 2015, khiến giới chuyên gia đồn đoán về những rủi ro quân sự mới ở Trung Đông.
Nguy cơ Mỹ phát động chiến tranh chống Iran ở Trung Đông ngày càng gia tăng.
Theo Daily Star, thỏa thuận hạt nhân bao gồm điều khoản Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận để đổi lấy việc Iran không phát triển vũ khí hạt nhân đã bị dỡ bỏ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump là người ký lệnh rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân mà ông Trump cho rằng "không công bằng" này.
Chuyên gia về Trung Đông Sami Ramadani bình luận trên truyền thông Nga rằng, ông Trump có thể đang âm thầm chuẩn bị cho một cuộc chiến mới, theo kiểu Iraq ở Iran.
Ông Ramadami nói Mỹ đã cố gắng kiềm chế Iran trong hàng thập kỷ qua và việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân là động thái thúc đẩy việc "thay đổi chế độ" ở Iran.
Ông Ramadami nói: "Nếu lắng nghe một cách kỹ lưỡng những gì ông Trump nói, Mỹ không chỉ rút khỏi thỏa thuận đa phương này mà còn đe dọa thay đổi chế độ ở Iran".
Tổng thống Iran Hassan Rouhani không loại trừ khả năng nước này khôi phục chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân.
"Âm điệu, giọng nói của ông Trump tương tự như những gì mà cựu Tổng thống Mỹ Geogre Bush từng nói trước khi phát động cuộc xâm lược Iraq năm 2003", ông Ramadami nhận định.
Chuyên gia này cho rằng, Iran không thể nhượng bộ Mỹ thêm một chút nào nữa, bởi nước này đã thể hiện mong muốn không phát triển vũ khí hạt nhân và từng nhiều lần được các thanh sát viên quốc tế xác nhận.
Ông Ramadani nói: "Mỹ không muốn có một quốc gia đối thủ như Iran trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ ở Trung Đông. Trong khi Iran ngày càng thể hiện chiến lược đối đầu với Mỹ".
Nếu chiến tranh nổ ra, Iran được các chuyên gia đánh giá là đối thủ lớn nhất của Mỹ kể từ thời Chiến tranh Lạnh. Sức mạnh quân sự của nước này vượt xa Iraq khi Tehran đã có thể tự chế nào nhiều khí tài quân sự chiến lược.
Tehran hiện đã phản ứng cứng rắn với quyết định của ông Trump. Các chính trị gia Iran đốt cờ Mỹ, trong khi Tổng thống Iran Hassan Rouhani không loại trừ khả năng khôi phục chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân.
5 quốc gia còn lại từng ký thỏa thuận hạt nhân Iran, bao gồm Anh, Pháp, Đức, Nga và Trung Quốc cam kết sẽ tiếp tục tôn trọng thỏa thuận này, trái với quyết định của ông Trump.
Theo Danviet
Muốn "thống trị thế giới", TQ dồn nhân lực cho ngành này? Trung Quốc được cho là đang muốn trở thành cường quốc quân sự về trí tuệ nhân tạo, khi tuyển dụng hàng loạt chuyên gia về robot để phát triển công nghệ này cho quân đội. Trung Quốc sắp chế tạo đội quân robot "thống trị thế giới"? Truyền thông Trung Quốc đưa tin, quân đội nước này đã lựa chọn 120 nhà...