Chát với Táo bóng đá
Một năm “thất bại toàn tập” của bóng đá nước nhà, nhưng Táo bóng đá kiên quyết không nói lời từ chức. Cuộc trò chuyện dưới đây hé mở những điều Táo bóng đá sẽ bẩm với Ngọc Hoàng.
Cù: Này, Táo bóng đá.
Táo bóng đá: Dạ, bẩm Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng vạn tuế, vạn vạn tuế. Việt Nam vô địch!
Cù: Hơ, hơ…Em đây mà chứ có phải Ngọc Hoàng đâu mà bác bẩm.
Táo bóng đá: Ôi giời! Thằng Cù, vậy mà chú làm anh giật hết cả mình. Chú đi đâu mà lang thang ở đây?
Cù: Em đi đón anh.
Táo bóng đá: Chú về đi, quân mình thua te tua, thà chú chửi mắng còn dễ chịu, đằng này chú đón rước, anh thấy muốn chui xuống đất quá.
Cù: Thua là chẳng qua mình chưa…thắng thôi. Với lại hôm đó trời mưa to quá, nếu đá sân….Kim Đan, đội bạn làm sao lại được với quân mình.
Táo bóng đá: Chuẩn. Khi mình lên đấu pháp không tính đến chuyện mưa. Đến trận sau mình tính đến mưa thì trời lại nắng, thế là không đá được.
Cù: Sao bác Táo không bẩm với Ngọc Hoàng chuyện đó để “điều chỉnh”?
Táo bóng đá: Nói thật với Cù, anh có tính đến chuyện đó nhưng năm nay kinh phí eo hẹp quá.
Cù: Chuyện đó liên quan gì đến kinh phí?
Táo bóng đá: Giờ cái gì mà chả phải chi. Lần trước có ông bầu tuyên bố thưởng cả chục tỷ đồng, lần này im thít cả lượt.
Cù: Thế hóa ra không có tiền thưởng là chân ríu lại không đá được à?
Táo bóng đá: Đấy là Cù nói, chứ anh làm sao mà dám bẩm với Ngọc Hoàng thế được.
Cù: Thế bác định bẩm với Ngọc Hoàng sao?
Táo bóng đá: Thì vẫn phải nói như mọi bận thôi, đại thể là quân mình đá để cọ xát là chính, tiền là phụ, lên tuyển là nghĩa vụ.
Cù: Ơ, sao bác lại nói lên tuyển là nghĩa vụ?
Táo bóng đá: Thì CLB trả lương, nhỡ bị đội bạn đốn gãy giò, CLB và cá nhân cầu thủ tự đi mà chạy chữa.
Cù: Chuyện đó phải giấu biến đi chứ, nói với Ngọc Hoàng như vậy có mà toi à?
Táo bóng đá: Ừ nhỉ, anh cứ nghĩ là đang nói với Cù. Thế theo Cù anh phải nói sao để Ngọc Hoàng thấy mát ruột gan như vừa ăn dãi yến?
Cù: Bác được Ngọc Hoàng trả lương cao vòi vọi, “nói có kẻ nghe, đe có kẻ sợ”, bác không biết thì ai biết?
Video đang HOT
Táo bóng đá: Tiền anh bo hết cho các em mát-xa ở Bangkok rồi. Gớm, họ làm cứ gọi là mê li, hơn đứt mấy tiệm ở quê mình.
Cù: Tiền Ngọc Hoàng trả lương để làm việc, bác đem cho gái. Chả trách cầu thủ toàn cặp với chân dài. Rồi “cắn” thuốc phê thè lè lưỡi.
Táo bóng đá: Thôi mà Cù, chú đừng “vạch” ra nữa. Năm nay đại hạn Cù ạ, đội tuyển thì thua, các ông bầu bỏ bóng cả lượt rồi, nói với Ngọc Hoàng sao đây?
Cù: Bác cứ nói thật là kinh tế khó khăn nên các ông bầu cũng đói kém mà bóng đá là cái máy tiêu tiền. Biết đâu Ngọc Hoàng lại thương ném cho bịch tiền.
Táo bóng đá: Không được đâu Cù ơi, có tiền họ lại xâu xé, đá bóng không đá chỉ nhăm nhăm “đá” bịch tiền thì khổ lắm.
Cù: Vậy bác tính sao?
Táo bóng đá: Anh đang mơ về thời xa xưa, tiền không có nhưng cầu thủ vào trận là đá đẫm mồ hôi, khán giả phải mua vé của “bọn phe”.
Cù: Đấy là người ta bảo thời bóng đá “sạch”.
Táo bóng đá: Nhưng sao bây giờ lại “bẩn” hả Cù?
Cù: : Chắc tại không khí, môi trường bị ô nhiễm ấy mà.
Táo bóng đá: Vậy thì phải làm sao để “sạch” được hả Cù?
Cù: Bác nghỉ chức Táo đi thì may chăng.
Táo bóng đá: Bậy! Chú đừng có cái kiểu ăn nói “phá hoại sản xuất”, không có tinh thần xây dựng. Sổ toẹt công sức một năm của anh.
Cù: Hớ, hớ…Bác có công gì?
Táo bóng đá: Đấy, chú chỉ nhòm chỗ tối mà không ngó ra chỗ sáng. Chú không thấy Việt Nam vô địch ĐNÁ à?
Cù: Ơ, khi nào nhỉ? Ai vô địch?
Táo bóng đá: Tự vả vào miệng 2 cái cật lực đi, anh nói cho nghe.
Cù: Rồi. Bác nói đi.
Táo bóng đá: Mấy cháu chân… ngắn vô địch giải ĐNÁ lần thứ 2 tại TPHCM đấy thôi.
Cù: Ôi giời ơi, em nhớ rồi. Đúng là chị em vô địch thật. Sao bác nhớ được nhỉ?
Táo bóng đá: Anh cũng không nhớ lắm đâu, phải đặt chế độ nhắc nhở chuyện đó hàng ngày trong máy điện thoại đó.
Cù: Ơ, đúng rồi. Bác có thành tích rồi. Bác cứ bẩm với Ngọc Hoàng chuyện đó là vui mà. Ngọc Hoàng được tin các cháu bóng đá nữ vô địch là vui nổ trời.
Táo bóng đá: Nhưng anh không muốn báo cáo chuyện đó.
Cù: Vì sao vậy?
Táo bóng đá: Anh có đầu tư gì cho các cháu ấy mấy đâu, giờ lại tâng công do mấy cháu đem lại, hóa ra anh chỉ có tài bám quần đùi của mấy cháu đó à?
Cù: Nhưng dù sao đó cũng là công trạng tươm nhất trong năm để báo cáo Ngọc Hoàng.
Táo bóng đá: Chú nhầm! Công to nhất trong năm của anh là túm được ông bầu to.
Cù: A, em biết vụ đó rồi. Đấy là con nhộng thôi, béo ngậy mà.
Táo bóng đá: Hôm nay là nhộng, mai là sâu. Không diệt ngay thì để nó phá hoại à?
Cù: Nhưng có phải bác là người diệt đâu.
Táo bóng đá: Ai diệt được cũng là công của anh, vì con sâu đó anh cũng quản lý.
Cù: Bác đúng là …cao số.
Táo bóng đá: Sao chú lại nói vậy?
Cù: Nếu con nhộng đó không bị diệt, không khéo nó “thổi” bay ghế của bác rồi.
Táo bóng đá: Cù ơi, be bé cái mồm thôi. Cù không nói dân tình không biết chuyện đó chắc.
Cù: Nhưng nói thật, dù thế nào em vẫn bảo lưu quan điểm.
Táo bóng đá: Quan điểm gì?
Cù: Nhân cơ hội bóng đá đang be bét thế này, bác nên từ chức Táo đi. Thiên hạ sẽ ghi công bác là người giàu lòng tự trọng và đầy dũng cảm.
Táo bóng đá: Không. Các ông bầu có thể “từ chức”, anh dứt khoát là không. Anh từ chức thì ai làm thay được?
Cù: Em.
Táo bóng đá: Hả? Cù có đùa không? Cù có nghề bóng đá đâu mà đòi làm bóng đá?
Cù: Thì bác chuyên môn chính là bóng rổ vẫn ngồi ghế Táo bóng đá 2 nhiệm kỳ đó thôi.
Táo bóng đá: Anh được giao nhiệm vụ chứ anh không mua bán chức Táo này.
Cù: Tóm lại là bác nên giao chức Táo cho em. Em đảm bảo bóng đá Việt Nam sẽ đá thắng bất kỳ đội tuyển nào.
Táo bóng đá: Cù lại như tụi teen “chém gió” rồi. Cơ sở nào mà Cù nói oai như cóc cụ vậy?
Cù: Em có cu bạn ở Tây Nguyên, vài năm nay gom mấy chục đứa trẻ cho lên núi tu luyện, hôm vừa rồi ông Wenger trưởng lão của CLB Arsenal nức tiếng bên Anh năn nỉ gãy lưỡi mời sang đá, tụi nhỏ đá cho quân của Wenger thua te tua, không nhấc người lên được.
Táo bóng đá: Hay! Anh phải ghi vào sổ tay việc này để báo cáo Ngọc Hoàng.
Cù: Ơ, bác có bỏ tiền nuôi tụi nhỏ này đâu mà đòi báo cáo, tâng công?
Táo bóng đá: Ai nuôi cũng vậy thôi, tụi nhỏ đều là thần dân nước Việt mình cả. Ha, ha…
Theo TTVH
Chật vật 'bơi' trong giới tính thứ ba
Họ có thể rất rắn rỏi nhưng cũng rất yếu đuối, tâm lý bất thường, sống thu mình và dễ dẫn đến tự kỷ, thậm chí có ý định tự tử.
"Em không dám đi chơi cùng các bạn nam nhiều, suốt ngày chỉ cặm cụi đi học rồi về phòng, đến mức các bạn cùng xóm trọ còn tưởng lầm em là thằng mọt sách", Huy, 20 tuổi, trọ ở đường Trần Duy Hưng, Hà Nội tâm sự.
Vốn là cậu học trò ngoan và học giỏi quê Phú Thọ, nhưng từ những năm cuối cấp ba, khi tâm sinh lý thay đổi thì Huy nhận ra rằng mình khác những bạn nam khác. Cậu không thích con gái mà lại luôn nhớ đến hình dáng của một bạn trai học lớp kế bên.
Ảnh minh họa: internet"Ban đầu, em coi cảm giác đó là bình thường, nhưng rồi càng ngày càng thấy nhớ cậu ấy và có ý định làm quen để được nói chuyện", Huy kể. Cũng vì lo sợ, cậu vùi đầu vào ôn thi đại học, để đến bây giờ khi đã là sinh viên năm 3 ĐH Giao thông vận tải, cậu vẫn luôn tự ti mặc cảm mình là một kẻ không bình thường, thậm chí bệnh hoạn.
Cùng nỗi khổ tâm ấy, lời tâm sự chân thật của Khôi (19 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) khiến người đối diện không khỏi nao lòng: "Vì ở cùng bên khu Hà Đông nên chiều nào đi học về em và một bạn trai khác cũng đi về cùng xe bus, lâu dần việc đợi bạn ấy, được nhìn thấy bạn ấy là một thói quen, rồi khi 3 - 4 ngày không thấy là em thấy nao nao lo lắng. Đến mức khi gặp lại bạn ấy trên xe bus em đã cố chen đến gần...".
Nhưng đến giờ, Khôi vẫn chưa dám hé một lời nào để làm quen với cậu bạn nọ. Và cách tốt nhất là tránh gặp. Hàng ngày cậu sinh viên ĐH Khoa học Tự nhiên cố gắng chơi thể thao nhiều hơn, sống với vẻ đàn ông hơn nhưng cứ đêm xuống cậu lại rơi vào cảm giác cô đơn. "Hầu như đêm nào em cũng khóc, em quên bạn ấy rồi nhưng lại mặc cảm vì chính mình", Khôi nói. Trong căn phòng trọ không thấy một tấm gương nào, cậu lý giải: "Em sợ nhất soi gương, soi gương là nhìn thấy bộ mặt yếu đuối của mình".
Cũng thuộc giới tính thứ ba, nhưng Hưng (23 tuổi, đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội) lại có vẻ ngoài rất đàn ông. Gặp cậu bên ngoài ít người ngỡ rằng cậu là một gay chính hiệu, với khuôn mặt điển trai, cao to và ăn mặc bụi bặm. "Nhiều bạn gái thích mình lắm, nhưng tiếc là mình không thể yêu được", Hưng bảo.
Là con trai duy nhất trong nhà, được cha mẹ là công chức nhà nước chu cấp đầy đủ, Hưng cho biết bố mẹ luôn tự hào vì cậu nên cậu tự nhận "mình không có quyền đạp đổ mọi thứ, cũng không thể nói sự thật cho bất kỳ ai". Được hỏi sau này có lấy vợ không, cậu thở dài cho biết sẽ cố, sẽ tập để lấy được vợ.
Hơi khác với 3 trường hợp trên, cậu sinh viên tên Phúc (21 tuổi, ĐH Thương Mại, Hà Nội, lại khát khao được là con gái.
"Em phục 2 bạn nữ chụp ảnh cưới công khai trên mạng, hạnh phúc lây khi một đôi bạn nam gần đây tổ chức một lễ cưới linh đình. Cũng khâm phục một cậu học sinh cấp ba trong TP HCM dám mặc đồ con gái khi ra đường, hay đi học... nhưng em thì chưa một lần nào dám là mình", Phúc thổ lộ với người bạn quen qua mạng.
"Chưa một lần em tìm đến tụ điểm của những người như mình, em sợ mọi người dị nghị, và đành nhờ vào những lần uống rượu để uống cho say, để có cơ hội nhận được sự chăm sóc của các bạn nam, được tựa vào bờ vai ai đó", Phúc tâm sự. Cậu biết mình như thế này từ năm lớp 10, nhưng tới nay vẫn chưa bộc lộ với ai, ngoài một người bạn ảo trên mạng. Và hàng ngày nhìn những đôi bạn trẻ cầm tay nhau đi chơi, Phúc lại tủi thân, hay đơn giản nhìn những bạn gái mặc váy cậu lại thầm ước mình được một lần như thế.
Cách duy nhất để cậu đỡ buồn là hàng đêm vào phòng chat trên yahoo với nick chat ghi rõ giới tính và tìm những người bạn giống mình để trò chuyện. "Trên mạng cũng có người tốt người xấu, có người chỉ muốn tâm sự, nói chuyện làm bạn, nhưng có người đặt thẳng vấn đề muốn... quan hệ. Dù sao đây cũng là nơi tốt nhất đối với em", Phúc tâm sự.
Về vấn đề này, chuyên gia tâm lý Nguyễn Lộc Nguyên (TT Tư vấn tâm lý Hà Nội) cho biết: "Giới tính thứ ba" là cụm từ dùng chung chỉ những người đồng tính luyến ái và đồng tính chuyển giới. Như trường hợp của Phúc thì có thể xác định ngay cậu này bị đồng tính chuyển giới - tức là luôn có mong muốn trở thành phụ nữ, còn những trường hợp còn lại là đồng tính luyến ái - tức là họ vẫn là đàn ông nhưng chỉ có ham muốn quan hệ tình cảm, xác thịt với người cùng giới.
Ông cho rằng trong trường hợp của những bạn trẻ ở tỉnh lẻ, định kiến xã hội còn nặng nề và không có cơ hội được tiếp xúc với phương tiện truyền thông đại chúng thì cách tốt nhất là chính các em phải tự tìm cho mình một lối sống lành mạnh, tham gia nhiều công việc để quên đi cảm giác tâm lý bất ổn của mình.
Với những người có thể lên mạng, thì những diễn đàn của người đồng tính với người đi trước tư vấn cho những người đi sau là liệu pháp tâm lý tốt nhất.
Là người đã vượt qua được những xáo trộn tâm lý kiểu này ở giai đoạn mới lớn, anh Nguyễn Văn Hưng (32 tuổi, Nguyễn Thị Định, Hà Nội) bộc bạch: "Cũng từng trải qua những ngày như thế này, nên mình hiểu cảm giác không người chia sẻ, cô đơn và sợ hãi như thế nào. Bởi những định kiến xã hội, bởi chính những lo lắng cho gia đình, khiến các bạn trẻ như mình luôn sống trong thế giới đầy lo lắng hai mặt. Họ có thể rất rắn rỏi nhưng mặt khác lại có thể rất yếu đuối, tình trạng tâm lý bất thường sẽ khiến cho cơ thể suy sụp, sống thu mình và rất dễ dẫn đến tình huống tự kỷ, đến lúc nào đó thấy bế tắc như cậu bạn của mình đã có lần suýt nữa tự tử".
Cũng theo anh Hưng, "dù là trái với thuần phong mỹ tục theo quan niệm của nhiều người Việt, nhưng chúng tôi vẫn hy vọng xã hội sẽ nới lỏng định kiến với những người thuộc thế giới thứ ba".
Theo alo
Bị lãnh cảm phải làm sao? Cần chuẩn bị chu đáo, dành nhiều thời gian cho khúc dạo đầu, quan hệ tình dục trong bối cảnh an toàn, cả hai chia sẻ và thông cảm với nhau... Người phụ nữ không có khoái cảm và không đạt đến khoái cực khi quan hệ tình dục thường bị cho là "lãnh cảm". Chứng rối loạn khoái cảm ở nữ bao...