Chất Việt Nam đậm đặc của huấn luyện viên Riedl
Không phải HLV nước ngoài đầu tiên làm việc ở Việt Nam, nhưng Alfred Riedl là người đầu tiên để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng học trò và người hâm mộ.
HLV Riedl qua đời tại nhà riêng ở Vienna, Áo, hưởng thọ 70 tuổi. Ảnh: VFF.
Giữa năm 1998, HLV Riedl nhận lời dẫn dắt đội tuyển Việt Nam. Khi ấy, bóng đá nước nhà đang hòa nhịp giao thời cùng nền kinh tế.
Cầu thủ đa phần vẫn quen với lề lối làm việc kiểu cũ, và bị buộc phải tiếp cận với những kiến thức mới của xu hướng bóng đá đương đại. Một HLV ngoại ở đội tuyển gần như là điều bắt buộc, bởi họ vừa có cái uy ngoại quốc, vừa dày dạn kinh nghiệm để chia sẻ với học trò.
Khác với những tiền nhiệm như Edson Tavares hay Karl-Heinz Weigang, Riedl rất cởi mở với học trò. Ông dành nhiều thời gian trò chuyện với cầu thủ, tìm hiểu tâm tư tình cảm, những khó khăn trong cuộc sống cũng như định hướng sự nghiệp cho họ tại CLB.
Tất nhiên, kiến thức chung về bóng đá và chiến thuật của thế hệ cầu thủ thập niên 90 có nhiều điểm hạn chế. Ông Riedl biết được điểm này và luôn chuẩn bị sẵn giấy bút trong túi áo.
Mỗi khi học trò tỏ ý không hiểu hoặc chưa nắm bắt hết được ý đồ, ông không ngần ngại vạch lại sa bàn, thậm chí viết chi tiết mọi thứ ra giấy cho cầu thủ để họ cầm về nhà nghiên cứu.
Thói quen mặc quần áo nhiều túi của Riedl cũng hình thành từ ấy. Ngoài giấy bút, ông còn chuẩn bị một ít tiền lẻ để mua đồ dùng học tập, sách vở để quyên tặng cho những trẻ em nghèo ở xung quanh khu vực Nhổn. Việc làm từ thiện này của HLV Riedl ít người biết, bởi ông thường tự đặt taxi và đi một mình, hoặc không thì thuê xe chở đồ tới tận nhà nơi cần tặng.
Câu chuyện cảm động nhất của HLV Riedl trong 3 giai đoạn dẫn dắt đội tuyển Việt Nam là với một nữ công nhân làm cỏ ở Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia Nhổn.
Thông qua những nhân viên tại đây, nhà cầm quân người Áo biết được công nhân này có gia cảnh khó khăn, chồng mắc bệnh tim, con còn nhỏ.
Vì vậy, mỗi khi nhận lương hàng tháng từ LĐBĐ Việt Nam, ông đều trích ra một khoản vài trăm USD để tặng cho người này. Vào những năm 2000, đó là số tiền lớn bởi nó gần tương đương với trị giá một cây vàng.
Tình cảm với đất nước Việt Nam của HLV Riedl càng thêm sâu đậm vào năm 2007, khi ông được một tình nguyện viên Việt Nam hiến tạng, giúp ông chữa được căn bệnh suy thận mãn tính.
Video đang HOT
Dù vẫn giữ nhiều thói quen của một người châu Âu, ông luôn cố gắng đem lại nhiều chất Việt Nam nhất có thể vào cuộc sống ngoài sân cỏ. Căn nhà của ông tại Áo có nhiều vật dụng như hàng rào, tranh giống Việt Nam. Đồ dùng trong nhà ông cũng ưu tiên mua hàng có xuất xứ Việt Nam.
Thậm chí, sau này khi làm việc tại Lào và Indonesia, ông vẫn không ngần ngại thưởng thức những món ăn thuần Việt vào buổi sáng như phở, bún và rất thích dùng cơm vào buổi trưa.
Tổng thời gian 5 năm ở Việt Nam không phải quá dài với một đời người. Nhưng trong suốt quãng thời gian ấy, HLV Riedl luôn tranh thủ thời gian để tìm hiểu thêm văn hóa của quê hương thứ hai, như đi thăm các viện bảo tàng, triển lãm.
7 phát biểu "bất hủ" của HLV ngoại trước thời Park Hang-seo
Kể từ thời điểm bắt tay vào làm việc cùng bóng đá Việt Nam, HLV Park Hang-seo luôn dành những lời lẽ tốt đẹp dàng cho làng túc cầu hình chữ "S", nhưng những ông thầy ngoại khác như Karl-Heinz Weigang, Falko Goetz, Edson Tavares, Alfred Riedl... đều để lại những cảm nhận khá tiêu cực...
1. HLV Alfred Riedl: "Bóng đá Việt Nam xây nhà từ nóc!"
Năm 1998, nhà cầm quân người Áo lần đầu tiên dẫn dắt đội tuyển Việt Nam và chỉ sau một khoảng thời gian ngắn ngủi, ông đã nhận ra rất nhanh rằng, những người làm Bóng đá Việt Nam chỉ chăm chú vào đội tuyển quốc gia để chạy theo thành tích mà quên đi rằng bóng đá trẻ mới là cái gốc mà bất cứ nền bóng đá nào cũng phải đầu tư và phát triển.
HLV Alfred Riedl từng 3 lần dẫn dắt đội tuyển Việt Nam (1998-2001; 2003-2004; 2005-2007).
Sau đó, ông đã có nhận xét rất chính xác và được coi là bất hủ: "Bóng đá Việt Nam đang xây nhà từ nóc".
2. HLV Karl-Heinz Weigang: "Các anh bán trận này bao nhiêu?"
Tiger Cup 1996 tổ chức tại Singapore, một năm sau thành công ngoạn mục của đội tuyển Việt Nam tại SEA Games 18 với ngôi vị á quân.
Đội tuyển Việt Nam thi đấu ở bảng A, cùng các đội Indonesia, Myanmar, Lào và Campuchia. Trước khi đặt chân tới Singapore, toàn đội đã có chuyến tập huấn dài ngày tại Đức, quê hương của HLV Weigang, với những thông báo khả quan.
Mọi chuyện bắt đầu xấu đi khi đội tuyển Việt Nam có một trận thắng chật vật ngày ra quân trước đội yếu nhất bảng, Campuchia, 3-1 và lên đến đỉnh điểm là trận hòa 1-1 trong thế rượt đuổi tỷ số với Lào. Có được kết quả hòa này là nhờ cú sút phạt chính xác của tiền đạo Lê Huỳnh Đức trong hiệp 2, cú sút mà sau này được gọi là cú "đá bể nồi cơm đồng đội".
Ngay thời gian nghỉ giữa hai hiệp trận gặp Lào, HLV Weigang đã nổi cơn thịnh nộ lớn tiếng đe dọa đuổi về nước nhóm cầu thủ thi đấu sa sút rất khó hiểu từ đầu giải. Thậm chí, ông Weigang còn vừa hỏi vừa chỉ tay vào ví: "Các anh bán trận này bao nhiêu?".
Rất may sau đó, trước tài thuyết khách khéo léo của Trưởng đoàn Tô Hiền, ông Weigang đã đồng ý để 4 "nghi can" ở lại, tiếp tục thi đấu và giành chiến thắng 4-1 trước Myanmar, thủ hòa Indonesia 1-1 để vào bán kết.
Trước đó, cũng chính ông Tô Hiền là người đã đứng ra dàn xếp những mâu thuẫn giữa HLV Weigang và các trợ lý người Việt, sau khi những trợ lý này "quát" thẳng vào mặt ông thầy người Đức: "Ông cũng chỉ là người làm thuê...".
3. HLV Dido: "Tôi không hợp với chương trình đào tạo bóng đá của VFF"
Nhà cầm quân người Brazil từng dẫn dắt đội tuyển Việt Nam trong giai đoàn 2001-2002, được đánh giá là mẫu HLV nghiêm khắc, không chấp nhận sự buông thả của các "sao mới mọc".
HLV Dido (trái) và Tavares - Ảnh: Bạch Dương - Hoàng Anh.
Sau thất bại của U.23 Việt Nam tại SEA Games 21 (2001), VFF đã chấm dứt hợp đồng sớm với HLV Dido. Trước khi rời Việt Nam, ông Dido từng nói: "Tôi không hợp với chương trình đào tạo bóng đá của VFF. Họ đặt ra mục tiêu nhưng không cho HLV thời gian và cơ hội để thực hiện chiến lược. Một năm để tạo dựng một đội tuyển đủ sức thi đấu ở các giải lớn đã khó, huống chi tôi mới chỉ cầm quân vài tháng".
4. HLV Edson Tavares: "Bóng đá Việt Nam chậm tiến vì thay HLV xoành xoạch"
Ngày 24/11/1994, Edson Tavares ký vào bản hợp đồng 1 năm để trở thành ông thầy ngoại đầu tiên của Bóng đá Việt Nam Tuy nhiên, chỉ sau đúng 45 ngày với kỳ tích khi đưa cả 2 đội tuyển Việt Nam vào bán kết Cúp Độc Lập trên sân Thống Nhất (TP.HCM), vị HLV người Brazil đầy cá tính này đã phá ngang hợp đồng để ra đi vì va chạm với Liên đoàn.
Ngày 11/3/2004, ông Tavares trở lại Việt Nam và 11 ngày sau ký hợp đồng làm HLV trưởng đội tuyển Việt Nam lần thứ hai.
Tuy nhiên lần trở lại này là một thất bại của cả ông Tavares và Bóng đá Việt Nam với 15 trận đấu, trong đó có 6 trận thắng, 2 trận hòa và 7 trận thua. Trận thua dẫn đến quyết định từ chức của Edson Tavares là trận thua đội tuyển Indonesia 0-3 ngay trên sân Mỹ Đình (11/12/2004) tại Tiger Cup 2004.
"Bóng đá Việt Nam có nhiều thành tích nhưng mới chỉ quẩn quanh trong khu vực và một ít ở châu Á. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng theo quan điểm của riêng tôi cũng chỉ vì Việt Nam thay HLV ngoại xoành xoạch.
Singapore thay 3 HLV trong vòng 9 năm, Thái Lan thay 2 HLV cũng trong 9 năm thì vẫn với khoảng thời gian ấy Việt Nam đổi tới 8 đời HLV. Thật kinh khủng! Điều này đã làm cản trở bóng đá tiến lên", HLV Tavares đã thẳng thắn tuyên bố như thế sau khi bị VFF chấm dứt hợp đồng.
5. HLV Falko Goetz: "Đừng nên đánh giá thấp Việt Nam"
Tháng 5/2011, ông Falko Goetz ký hợp đồng hai năm với VFF. Mục tiêu mà ông thầy người Đức phải làm là đưa U23 Việt Nam tối thiểu lọt vào chung kết SEA Games 26. Kết quả U23 Việt Nam thậm chí không giành được tấm HCĐ an ủi.
HLV Falko Goetz ngồi thẩn thờ sau thất bại 1-4 của U.23 Việt Nam trước Myanmar tại trận tranh HCĐ SEA Games 26 (2011) - Ảnh: Bạch Dương.
Trong 6 tháng ngắn ngủi "làm việc", HLV người Đức đã để lại cho người hâm mộ Việt Nam một câu nói rất... ngoại giao: "Việt Nam có 85 triệu dân và đó là tiềm năng lớn để xây dựng một đội tuyển vững mạnh. Đừng nên đánh giá thấp Việt Nam".
6. HLV Letard: "Cầu thủ bị stress ngay từ khi còn đang hát quốc ca"
Đây là nỗi ám ảnh lớn nhất cho VFF. HLV người Pháp chỉ có 6 tháng hợp đồng (từ tháng 2 đến tháng 8/2002) và sớm bị phát hiện ra là kém cỏi về chuyên môn, nhưng lại giỏi việc kiện cáo mà đỉnh điểm là VFF bị Tòa án thể thao của FIFA bắt phạt hơn 200.000 USD vì đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Sau khi U23 bị loại khỏi LG Cup (4/8/2002), ông Letard phát biểu: "Các bạn thất vọng là đúng thôi, nhưng tôi xin nhắc lại rằng LG Cup không phải là mục tiêu của tôi. Dẫu sao qua giải đấu này tôi cũng đã khám phá khả năng thực thụ của các cầu thủ, người nào chơi tốt, người nào bị stress ngay từ khi còn đang hát quốc ca...".
7. HLV Toshiya Miura: "V.League rất kinh khủng!"
"Cầu thủ trên sân không chịu chạy, điều hành giai đâu cũng qua loa. Trận đấu bắt đầu lúc 17h00 trên mặt sân oi bức. Điều này cũng có lý do cua no. Môt la do lên sóng truyền hình 2, 3 trận đấu cung môt luc. Hai la do lúc 19h00 có chương trình thời sự nên không thể tô chưc trân đâu. Nói chung là không đảm bảo được khung thời gian phát sóng", HLV Miura chia sẻ.
HLV Toshiya Miura.
HLV Miura cũng đã nói rất thẳng về nhiều chuyện không mới ở làng bóng Việt Nam như lề thói đi trễ về sớm, chơi nhiều ở VFF, thói quen xấu của cầu thủ. Ngoài ra, ông cũng nói rằng, nhiều thời điểm ông phải thỏa hiệp với VFF để công việc được thuận lợi hơn, rồi phải chịu những can thiệp từ bên ngoài và mức lương cũng không lấy gì làm cao lắm.
Alfred Riedl - người đàn ông dám nhận mọi thử thách Trong suốt 70 năm sống trên cuộc đời, HLV Alfred Riedl gặp không ít khó khăn và thử thách nhưng ông không bao giờ chùn bước. Thời còn trẻ, ông Riedl được đánh giá là một tiền đạo đầy sức mạnh với chiều cao 1,86 m. Ông từng là vua phá lưới ở các giải vô địch quốc gia Áo và Bỉ. Tuy...